Chất lượng trứng là một thuật ngữ chung nói đến một số tiêu chuẩn xác định chất lượng bên trong và bên ngoài. Chất lượng bên ngoài tập trung vào sự sạch sẽ, kết cấu và hình dáng của vỏ, trong khi chất lượng nội bộ đề cập đến độ sạch và độ nhớt của trứng trắng (albumin), kích thước của buồng khí, hình dạng lòng đỏ và độ đậm lòng đỏ.
Như vậy, chất lượng trứng bên trong (trong khuôn khổ nghiên cứu này) là một chỉ tiêu đánh giá quan trọng mà thí nghiệm hướng đến. Xét trên quan điểm khoa học và kinh tế, kết quả thí nghiệm không làm thay đổi được chất lượng trứng theo hướng tốt hơn hoặc không tốt hơn thì mục đích của thí nghiệm không có ý nghĩa. Do vậy mục đích hướng đến của thí nghiệm là xác định được phương pháp, cách thức nâng cao chất lượng trứng, hoặc tìm ra được cơ sở khoa học minh chứng cho việc tác động của cơ chế bổ sung DHL vào khẩu phần ăn không cải thiện chất lượng trứng.
Trên thực tế có nhiều yếu tố tác động làm tăng hoặc giảm chất lượng trứng; trước đó cũng có nhiều nghiên cứu thông qua việc bổ sung khẩu phần ăn một số thành phần dinh dưỡng để nâng cao chất lượng trứng. Với những
kết quả đã được ghi nhận, kể cả các nghiên cứu bổ sung DHL vào khẩu phần ăn với tỷ lệ khác nhau đều cho những số liệu thống kê có ý nghĩa.
Bên cạnh đó chất lượng trứng tốt hoặc chưa tốt còn phản ánh khả năng đẻ của gà, tình hình nuôi dưỡng, quản lý, nhất là chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. Ở thí nghiệm này bổ sung DHL vào khẩu ăn như mô tả trong thí nghiệm (mức bổ sung 0; 0,5% và 1%) để đánh giá tác động đến chất lượng trứng gà. Thí nghiệm tiến hành cân khối lượng trứng, khối lượng lòng đỏ, khối lượng lòng trắng, khối lượng vỏ 8 lần (mỗi tuần một lần), mỗi lần 5 quả.
Kết quả được trình bày tại bảng 3.5.
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng gà thí nghiệm (n=40) Lô
Chỉ tiêu
Giá trị trung bình (X mx) Lô ĐC
(0 % DHL)
Lô TN1 (0,5 % DHL)
Lô TN2 (1 % DHL)
Khối lượng trứng (g) 68,74a 1,36 69,56a 0,99 69,16a 1,14 Khối lượng lòng đỏ (g) 22,64b 0,30 22,99a 0,26 23,26a 0,26 Khối lượng lòng trắng (g) 33,82a 1,06 34,16a 1,17 33,58a0,97 Khối lượng vỏ (g) 12,28a 0,27 12,41a 0,30 12,32a 0,11
Tỷ lệ lòng đỏ (%) 32,94 33,05 33,63
Tỷ lệ lòng trắng (%) 49,19 49,11 48,55
Tỷ lệ LĐ/LT (%) 66,94 67,30 69,26
Tỷ lệ vỏ (%) 17,86 17,84 17,81
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Kết quả bảng 3.5 cho thấy khối lượng trứng ở cả 3 lô dao động từ 68,74 đến 69,56 g. Khối lượng trứng có xu hướng cao hơn ở lô TN1 (69,56g), sau đó đến lô TN2 (69,16g) và thấp hơn ở lô ĐC (68,74g). Tuy nhiên, khối lượng trứng của 3 lô không sai khác nhau rõ rệt (P > 0,05). Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khi bổ sung thức ăn giàu omega-3 vào khẩu phần ăn của gà đẻ đã không làm ảnh hưởng đến khối lượng trứng gà (Hargis và cs, 1991 [36]; Bean và Leeson, 2003 [26]; Schreiner và cs, 2004 [45]). Như vậy các kết quả nghiên cứu trên của chúng tôi là hoàn toàn phù hợp.
Khối lượng lòng đỏ từ 22,64 - 23,26 g (chiếm 32,94 - 33,63 % khối lượng trứng). Trong đó, khối lượng lòng đỏ cao nhất ở lô TN2 là 23,26 g, sau đó đến lô TN1 là 22,99g và thấp nhất ở lô ĐC là 22,64g, tương ứng là 33,63 %;
33,05 % và 32,94 %. Kết quả so sánh thống kê về khối lượng lòng đỏ của lô TN1 và TN2 có sự sai khác có ý nghĩa với lô ĐC (P < 0,05), nhưng giữa lô TN1 và TN2 không có sự sai khác nhau với P > 0,05. Theo Amal và cs (2014) [23], bổ sung dầu hạt lanh và dầu cá với tỷ lệ 1, 2, 3 % vào khẩu phần làm tăng tỷ lệ lòng đỏ có ý nghĩa thống kê.
Khối lượng lòng trắng trứng dao động từ 33,58 - 34,16g với xu hướng từ cao xuống thấp như sau: lô TN1 (34,16g), lô ĐC (33,82g) và lô TN2 (33,58g). Tỷ lệ lòng trắng cũng có xu hướng giảm với mức bổ sung DHL: lô ĐC (49,19%), lô TN1 (49,11 %) và lô TN2 (48,55 %).
Khối lượng vỏ trứng cũng có xu hướng tăng nghiêng về tỷ lệ bổ sung DHL mức 0,5%; cụ thể, ở lô ĐC là 12,28 g, lô TN2 là 12,32g và lô TN1 là 12,41 g, tương ứng là 17,86; 17,81 % và 17,84 %.
Tỷ lệ lòng đỏ trên lòng trắng có xu hướng giảm theo tỷ lệ 1%, 0,5 % và không bổ sung DHL thứ tự lô TN2 là 69,26 %, tiếp theo là lô TN1 là 67,30 % và lô ĐC là 66,94 %.
Như vậy, bổ sung DHL ở mức 0,5% và 1% vào khẩu phần có xu hướng làm tăng khối lượng trứng, khối lượng lòng đỏ, lòng trắng và vỏ trứng cao hơn lô đối chứng, nhưng không có sự sai khác thống kê với P > 0,05, trừ khối lượng lòng đỏ của lô TN1 và TN2 có sự sai khác thống kê với lô ĐC với P <
0,05. Từ phân tích trên cho thấy việc bổ sung DHL vào khẩu phần ăn không làm tăng khối lượng trứng một cách rõ rệt, khoảng cách chỉ số khối lượng giữa lô ĐC và TN1, TN2 không đáng kể; đồng thời không thấy có sự tác động rõ vào chỉ số lòng trắng, khối lượng vỏ trứng, tỷ lệ lòng đỏ/lòng trắng. Tuy nhiên, với mức bổ sung 1% dầu hạt lanh đã làm tăng khối lượng lòng đỏ so với không bổ sung dầu hạt lanh vào khẩu phần ăn.