Hiệu quả sử dụng và chuyển hóa thức ăn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bổ sung dầu hạt lanh vào khẩu phần đến năng suất và chất lượng chứng gà ISA SHAVER (Trang 61 - 65)

Hiệu quả sử dụng thức ăn là một chỉ tiêu vừa mang ý nghĩa kinh tế vừa mang ý nghĩa kỹ thuật vì nó ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) cho sản phẩm càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.

Theo bách khoa toàn thư mở: FCR (Feed Conversion Ratio, Feed Conversion Rate) là một hệ số (tỷ số, tỷ lệ) chuyển đổi thức ăn thành một đơn vị sản phẩm nào đó trong ngành chăn nuôi; nghĩa là người chăn nuôi cần tiêu tốn bao nhiêu kg thức ăn để cho ra cho 1 kg tăng trọng lượng ở lợn thịt, cho

10 quả trứng, cho 1 kg tôm, cho 1 kg cá hay cho 1 lít sữa… Một số nơi còn gọi là hiệu quả sử dụng thức ăn FCE. Cụ thể đối với chăn nuôi gia cầm đẻ trứng, tiêu tốn thức ăn (kg) cho 10 quả trứng được tính bằng 10 lần tỷ lệ lượng thức ăn tiêu tốn (kg) với số quả trứng đẻ ra (quả).

Trong nghiên cứu này, việc đánh giá hiệu quả sử dụng và chuyển hóa thức ăn được so sánh bằng một đơn vị trứng gà (10 quả trứng gà) trên một đơn vị thức ăn. Kết quả theo dõi được tổng hợp, mô tả trong bảng 3.8.

Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy: Mức tiêu tốn thức ăn trên 10 trứng và chi phí thức ăn trên 10 trứng cũng có diễn biến tuân theo các diễn biến về tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà. Tức là ở lô đối chứng, mức tiêu tốn và chi phí thức ăn thấp ở những tuần có tỷ lệ đẻ và năng suất cao như tuần thứ 49, 50 và 54; ở lô TN1 vào các tuần 49, 50, 54, 55, 56; ở lô TN2 vào các tuần 49, 50, 55.

Mức tiêu tốn và chi phí cao ở những tuần có tỷ lệ đẻ và năng suất trứng thấp như tuần 51, 52, 53 ở lô ĐC và TN1; ở tuần 52, 53, 54 ở lô TN2.

Tiêu tốn thức ăn trung bình của ba lô gà thí nghiệm cũng có sự khác nhau, trong đó thấp nhất ở lô TN1 là 1,44 kg/10 trứng, sau đó đến lô TN2 là 1,54 kg/10 trứng và cao nhất ở lô ĐC là 1,59 kg/10 trứng. Kết quả so sánh thống kê về tiêu tốn thức ăn cho thấy giữa lô TN1 với lô TN2 và lô ĐC có sự sai khác nhau có ý nghĩa thống kê với P < 0,001, còn lô TN2 với lô ĐC không có sự sai khác thống kê với P > 0,05. Tuy nhiên, chi phí thức ăn/10 trứng lại có sự khác biệt với tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng, vì ngoài lượng thức ăn tiêu thụ còn cộng thêm lượng dầu ăn được bổ sung vào khẩu phần. Cụ thể là: chi phí thức ăn trung bình thấp nhất ở lô đối chứng là 14.177 VNĐ, sau đó đến lô TN1 là 18.586 VNĐ và cao nhất là lô TN2 là 26.045 VNĐ. Kết quả so sánh thống kê chi phí thức ăn cho thấy cả ba lô đều có sự sai khác nhau về chi phí thức ăn có ý nghĩa thống kê với P < 0,001.

Bảng 3.8. Tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn cho 10 quả trứng

Tuần tuổi

TTTĂ/ 10 quả trứng (kg) Chi phí TĂ/10 quả trứng Lô ĐC

(0 % DHL)

Lô TN1 (0,5% DHL)

Lô TN2 (1% DHL)

Lô ĐC (0 % DHL)

Lô TN1 (0,5%

DHL)

Lô TN2 (1% DHL)

49 1,44 1,42 1,43 12.816 18.366 24.198

50 1,54 1,42 1,53 13.676 18.366 25.811

51 1,66 1,47 1,54 14.755 19.011 25.968

52 1,66 1,48 1,58 14.755 19.122 26.785

53 1,71 1,49 1,62 15.257 19.236 27.300

54 1,54 1,42 1,59 13.676 18.366 26.954

55 1,58 1,40 1,48 14.106 18.060 25.052

56 1,62 1,41 1,56 14.377 18.161 26.289

TB 1,59b 1,44a 1,54b 14.177a 18.586b 26.045c (Ghi chú: Giá thức ăn 8.900 đ/kg, giá dầu hạt lanh 800.000đ/1kg)

Cũng từ bảng trên cho thấy, việc bổ sung 0,5% DHL và 1% DHL vào khẩu phần ăn làm tăng thêm chi phí 131% ở TN1 và 183,7% ở TN2 so với chi phí thức ăn của lô ĐC. Đây là chỉ số rất quan trọng làm cơ sở để so sánh các chỉ tiêu về kinh tế phù hợp với điều kiện thị trường, thị hiếu của khách hành khi sử dụng sản phẩm trứng gà.

So sánh mức tiêu tốn thức ăn với chi phí thức ăn/10 quả trứng ở 3 lô với các mức bổ sung DHL tương ứng 0; 0,5 và 1% thấy rất rõ mức tăng tương ứng khi cộng giá thành DHL được bổ sung vào khẩu phần ăn.

Ở mức bổ sung DHL 0,5% /1kg thức ăn làm tăng mức giá từ 8.900đ/kg thành 10.900đ/kg, ở mức này chi phí mỗi kg thức tăng thêm 22,5%.

Ở mức bổ sung DHL là 1%/ 1kg thức ăn làm tăng mức giá từ 8.900đ/kg thành 12.900 đ/kg, ở mức này chi phí mỗi kg thức ăn thêm 45%.

Cũng theo cách tính như trên, nếu coi mức chi phí thức ăn ở lô ĐC cho 10 quả trứng là một đơn vị, khi bổ sung DHL ở mức 0,5% DHL sẽ làm chi phí lên 22,5% và ở mức 1% là 45%.

Trong trường hợp này, sản phẩm trứng gà thương phẩm phải đạt được một mức giá phù hợp đảm bảo lợi ích cho cả người chăn nuôi, kinh doanh và người tiêu dùng. Chưa kể việc tính đến giá thành của DHL hiện nay cơ bản phụ thuộc thị trường nhập khẩu, trong nước chưa sản xuất được mặt hàng này do vậy tính ổn định về mặt giá thành (kể cả việc kiểm soát về chất lượng) đầu vào có thể biến động, tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm trứng khi tiêu thụ ở thị trường.

Về chuyển hóa thức ăn. Theo Baixao và Lara (2005) [25]; Latshaw (2008) [39] thì bổ sung chất béo vào khẩu phần thức ăn nhằm cung cấp năng lượng cho gà, với khẩu phần đó sẽ giúp làm giảm tỷ lệ các chất dinh dưỡng thoát qua trong đường tiêu hóa, giúp cho gà hấp thụ dinh dưỡng và tiêu hóa tốt hơn. Scheideler và Froning (1996) [44] cho biết sử dụng dầu thực vật vào khẩu phần ăn cho gà thịt sẽ giúp tăng khả năng tiêu hóa, tăng tỷ lệ sinh trưởng và sử dụng thức ăn hiệu quả hơn. Khi bổ sung các chất béo vào khẩu phần, bên cạnh bổ sung năng lượng còn cải thiện sự hấp thu vitamin, giảm thiểu các bụi bẩn, gia tăng tính ngon miệng của thức ăn. Ngoài ra, tăng chất béo trong khẩu còn làm giảm lượng thức ăn ăn vào và cải thiện hiệu quả sự dụng thức ăn (Jeffri và cs, 2010) [37].

Như vậy, khi bổ sung thêm dầu hạt lanh sẽ làm giảm tiêu tốn thức ăn trên 10 trứng nhưng lại làm tăng chi phí thức ăn cho 10 trứng, chi phí này chủ yếu là phần chi dầu hạt lanh bổ sung thêm.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bổ sung dầu hạt lanh vào khẩu phần đến năng suất và chất lượng chứng gà ISA SHAVER (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)