LƯỢC SỬ VỀ CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 21 - 26)

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ

1.2. LƯỢC SỬ VỀ CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NAY

Do quyền công tố và thực hành quyền công tố là những khái niệm có mối liên hệ mật thiết không thể tách rời. Quyền công tố là một khái niệm pháp lý gắn liền với bản chất của Nhà nước, là một bộ phận cấu thành và không thể tách rời của công quyền. Quyền này được hiểu là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện việc buộc tội đối với những người đã thực hiện hành vi phạm tội. Quyền này xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật. Nhà nước nào cũng ban hành pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Trong bất kỳ xã hội nào, bên cạnh lực lượng thống trị xã hội luôn tồn tại một hoặc nhiều lực lượng bị thống trị có thái độ hay có hành động thù địch để chống lại lực lượng thống trị xã hội thường biểu hiện ở những hành vi vi phạm pháp luật đến mức nguy hiểm cần phải bị trừng trị. Tuy nhiên, muốn trừng trị kẻ vi phạm thì đòi hỏi Viện kiểm sát phải buộc được tội của họ. Quyền nhân danh Nhà nước thực hiện sự buộc tội này chính là quyền công tố.

16 Lê Cảm:Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng (tiếp theo),

http://tapchikiemsat.org.vn/?mod=viewtopic&parent_id=59&id=149, [truy cập ngày 18-10-2012].

Việc tổ chức thực hiện quyền công tố được quy định rất khác nhau ở mỗi quốc gia, ở mỗi thời kỳ lịch sử, tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể.

Trong phạm vi đề tài này cần tập trung nghiên cứu về lược sử thực hành quyền công tố từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bởi đây là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (02/9/1945).

Như trên đã đề cập, quyền công tố xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật. Do đó, khi Nhà nước ra đời thì vấn đề thành lập một cơ quan nhằm đấu tranh một cách kịp thời và có hiệu quả với các hành vi phạm tội, bảo đảm cho việc củng cố chính quyền cách mạng và bảo vệ lợi ích của nhân dân là vấn đề cần thiết.

Chính vì vậy, ngay sau khi giành được độc lập thì việc xây dựng và củng cố chính quyền là một trong những nhiệm vụ quan trọng, trong đó có việc xây dựng các cơ quan tư pháp nhằm bảo vệ thành quả của cách mạng. Trong bối cảnh những ngày đầu thành lập nước, hệ thống cơ quan tư pháp được tổ chức rất đa dạng, linh hoạt phục vụ nhiệm vụ cách mạng. Chức năng thực hành quyền công tố được giao cho nhiều cơ quan đảm nhiệm như cơ quan Tòa án, Chính phủ, Ủy ban kháng chiến, Ban Thanh tra của Chính phủ.

Ngày 13/9/1945 Chính phủ cách mạng lâm thời đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 33C/SL để thành lập các Toà án quâ n sự ở 3 miền Bắc, Trung, Nam nhằm xét xử tất cả những người đã phạm vào một việc được coi là có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trong đó, chức năng thực hành quyền công tố được quy định: “Đứng buộc tội là một Uỷ viên quân sự hay một Uỷ viên của Ban trinh sát”. Có thể nói, đây là lần đầu tiên chức năng thực hành quyền công tố được xác định bằng một văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đồng thời xác định quyền công tố nhà nước nhằm đưa người phạm tội ra xét xử trước Tòa án. Lúc này Tòa án quân sự được thành lập ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam là Tòa án đầu tiên có sự hiện diện của tổ chức công tố và hoạt động thực hành quyền công tố. Nội dung thực hành quyền công tố của sắc lệnh này là đưa một người phạm tội ra xét xử tại Tòa án và thực hiện sự buộc tội trước Tòa án.

Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 64 thành lập Toà án đặc biệt tại Hà Nội để xét xử những nhân viên của các Uỷ ban nhân dân, của các cơ quan Chính phủ phạm tội. Theo quy định của sắc lệnh này, chức năng thực hành quyền công tố được giao cho Ban Thanh tra đặc biệt do Chính phủ thành lập và đảm nhiệm. Cụ thể là Ban Thanh tra đặc biệt có nhiệm vụ giám sát công việc và nhân viên của các Uỷ ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ, có quyền điều

tra, thu thập tài liệu, chứng cứ, đình chỉ chức vụ, bắt giam bất cứ nhân viên nào của Uỷ ban nhân dân hoặc nhân viên của Chính phủ đã phạm tội, lập hồ sơ truy tố ra Tòa án đặc biệt và thực hành quyền công tố tại phiên tòa.17

Bên cạnh đó, tại các Tòa án binh được thành lập vào các năm 1946 - 1947, cũng có bộ phận công tố do một Ủy viên Chính phủ đảm nhận, thực hiện chức năng buộc tội trước Tòa án.18

Ngoài việc thiết lập Tòa án quân sự, Tòa án đặc biệt và Tòa án binh để xét xử các tội phạm phản cách mạng, những tội vi phạm trật tự quân đội, vi phạm kỷ luật của nhà binh thì cũng cần thiết lập Toà án thường để xét xử các tội phạm và các vi phạm pháp luật, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân. Để đáp ứng yêu cầu đó vào ngày 24/01/1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 13 về việc tổ chức các Toà án và các ngạch Thẩm phán. Theo đó, tổ chức các Toà án thường gồm có: Toà án sơ cấp, Toà án đệ nhị cấp, Toà thượng thẩm. Ở Tòa án sơ cấp, Thẩm phán xét xử một mình làm cả việc thực hành quyền công tố. Ở Tòa án đệ nhị cấp, có hai loại Thẩm phán là Thẩm phán xét xử và Thẩm phán buộc tội - Công tố viên gọi là Biện lý hoặc Phó Biện lý của các Tòa án đệ nhị cấp. Ở Tòa thượng thẩm có Công tố viện do Chưởng lý đứng đầu, ngoài ra còn có Phó Chưởng lý và Thẩm lý Tòa Thượng thẩm. Công tố Viện đặt dưới sự quản lý của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng này có quyền ra lệnh cho Chưởng lý nhưng không có quyền trực tiếp làm thay quyền công tố. Vậy, Nhà nước ta đã xác đ ịnh thực hành quyền công tố là một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước ngay từ giai đoạn đầu của xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng tuy không thành lập cơ quan công tố độc lập mà chỉ tổ chức cơ quan công tố trong cơ cấu, bộ máy của hệ thống cơ quan tòa án.

Tiếp đó vào năm 1950, Đản g và Nhà nước ta đã tiến hành công cuộc cải cách tư pháp, bên cạnh việc thành lập Toà án nhân dân các cấp thì tổ chức và hoạt động của cơ quan công tố cũng có sự chuyển biến đáng kể, đó là nếu như Sắc lệnh số 13/SL quy định Công tố viên chỉ có quyền kháng cáo về việc hình thì Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 quy định cơ quan công tố có quyền kháng nghị cả bản án hay quyết định về dân sự của Toà án. Sau đó, nhằm cụ thể hóa quy định này vào ngày 7/6/1950 Thủ tướng Chính phủ ban hành thông tư số 21/TTg và ngày 8/6/1950 Bộ

17 Trần Đại Thắng:Lịch sử hình thành và phát triển của Viện công tố - Tiền thân của Viện kiểm sát nhân dân, giai đoạn 1945-1954,http://tapchikiemsat.org.vn/?mod=viewtopic&parent_id=62&id=217, [truy cập ngày 6-9-2012].

18 Đào Trí Úc:Sửa đổi Hiến pháp và vấn đề sửa đổi, bổ sung quy định về Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp,Tạp chí Kiểm sát, số 06, năm 2012, tr. 13.

Kinh tế và Bộ Tư pháp cũng ban hành thông tư liên bộ số 18/BKT -TP quy định:

“Công tố viên có quyền kháng cáo về việc hộ cũng như về việc hình”. Biện lý chỉ chuyển hồ sơ sang phòng dự thẩm điều tra thêm về vụ phạm pháp nếu xét cần.

Đến năm 1958 , trên cơ sở thông qua Nghị quyết ngày 29/4/1958 thực hiện việc cải cách tổ chức bộ máy Nhà nước, Quốc hội đã quyết định thành lập hệ thống Viện công tố và hệ thống Tòa án tách khỏi Bộ Tư pháp, đặt Viện công tố Trung ương trực thuộc Hội đồng Chính phủ, có trách nhiệm và quyền hạn như một Bộ.19 Đây là một sự kiện vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của nền tư pháp Việt Nam, bởi đó là cơ sở cho việc tiến hành cải cách tư pháp một cách sâu rộng cho những năm tiếp theo. Từ nghị quyết trên, Ngày 01/7/1959 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 256/TTg, quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Viện công tố, trong đó có quy định: “Nhiệm vụ của Viện công tố là điều tra và truy tố trước Tòa án những kẻ phạm pháp về hình sự, giám sát việc chấp hành pháp l uật trong công tác điều tra của cơ quan điều tra”. Như vậy, bộ máy nhà nước đã có sự thay đổi về cơ cấu, tổ chức nên chức năng thực hành quyền công tố sẽ do Viện công tố đảm nhận nhưng chức năng này về cơ bản cũng không có sự thay đổi và có nội dung là điều tra, truy tố trước Tòa án đối với những kẻ vi phạm pháp luật hình sự.

Theo Hiến pháp năm 1959 và được cụ thể hoá bằng LTCVKSND năm 1960 thì những quy định về tổ chức bộ máy Nhà nước trong Hiến pháp năm 1959 có những sửa đổi căn bản so với Hiến pháp năm 1 946. Cụ thể, Viện công tố được thay thế bằng VKSND. Theo đó, cơ quan này không còn trực thuộc Hội đồng Chính phủ mà chịu trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội. Tuy nhiên, ở giai đoạn này không có sự phân định rõ chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát v iệc tuân theo pháp luật mà chỉ quy định từng nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể để VKSND thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật, trong đó có

Điều tra những việc phạm pháp về hình sự và truy tố trước Tòa án nhân dân những người phạm pháp về hình sự”.20 Như vậy, tuy thời kỳ này chức năng thực hành quyền công tố chưa chính thức được ghi nhận là chức năng của Viện kiểm sát trong Hiến pháp nhưng LTCVKSND năm 1960 có quy định: Viện kiểm sát có nhiệm vụ điều tra những việc phạ m pháp về hình sự và truy tố trước Tòa án nhân dân những người phạm pháp về hình sự. Từ đó cho thấy, chức năng này do Viện

19 Theo kiểm sát online: Sửa đổi Hiến pháp và vấn đ ề sửa đổi, bổ sung quy định về Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp,http://www.vksndtc.gov.vn/tintuc/2363.aspx, [truy cập ngày 29-9-2012].

20 Xem thêm Điểm b Khoản 2 Điều 3 LTCVKSND năm 1960 .

kiểm sát thực hiện và có nội dung giống như trước đây là điều tra và truy tố trước Tòa đối với những kẻ vi phạm pháp luật hình sự.

Đến Hiến pháp năm 1980 thì nước ta được đổi tên thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/7/1976). Chức năng thực hành quyền công tố lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp là chức năng của VKSND. Hiến pháp khẳng định thực hành quyền công tố là một chức năng độc lập, tồn tại song song với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Từ đó có thể thấy cả hai chức năng trên đều có sự chú trọng như nhau nhằm nâng cao hiệu quả trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.21

Và hiện nay, LTCVKSND năm 2002 trên cơ sở Hiến pháp 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001), đã có sự thay đổi về chức năng của VKSND. Đó là, Viện kiểm sát thôi không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luậ t trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội. Sự thay đổi đó nhằm tạo điều kiện để Viện kiểm sát tập trung thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, bao gồm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Mặt khác, Luật này đã có bước phát triển tiến bộ, khẳng định rõ hai chức năng của Viện kiểm sát là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Vậy, chức năng thực hành quyền công tố chỉ được ghi nhận từ Hiến pháp năm 1980 và hiện nay Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) được ghi nhận tại Điều 137. Từ năm 1945 đến nay, tuy có một số thay đổi về tổ chức bộ máy, cũng như chức năng nhiệm vụ của cơ quan thực hành quyền công tố trong từng giai đoạn nhưng vấn đề nhận thức về chức năng này của Viện kiểm sát không có gì thay đổi so với các quan niệm truyền thống. Hiện nay, chức năng thực hành quyền công tố được giao cho VKSND thực hiện, Đồng thời, chức năng này ngày càng được Đảng và Nhà nước chú trọng, hoàn thiện để trở thành chức năng chính yếu nhằm đáp ứng đáp ứng yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương xã hội, đáp ứng mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp là hai chức năng quan trọng của VKSND. Hai chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp luôn là tiền đề cho chức

21 Lê Dân Khiết:Quá trình hình thành, phát triển chế định Viện kiểm sát nhân dân qua các bản Hiến pháp nước ta và sự cần thiết kế thừa trong sự nghiệp đổi mới, Tạp chí kiểm sát, số 13, 2012, tr. 55.

năng thực hành quyền công tố, đó là mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau.

Do đó, để hoàn thiện chức năng thực hành quyền công tố trong giai đoạn hiện nay thì vấn đề làm rõ mối quan hệ giữa hai chức năng này là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)