CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
2.3. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA
2.3.2. Thực hành quyền công tố trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn
Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn của Viện kiểm sát là một trong những nội dung của chức năng thực hành quyền công tố. Theo đó, Viện kiểm sát có trách nhiệm xem xét, phê chuẩn đối với các biện pháp ngăn chặn trên. Việc xem xét, phê chuẩn này được thực hiện đối với từng trường hợp và từng đối tượng cụ thể. Song, việc xem xét đó phải được thể hiện bằng văn bản.
Theo quy định của Khoản 4 Điều 112 BLTTHS, khi thực hành quyền c ông tố trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự, VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn: Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện khác ngăn chặn khác, quyết định phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của CQĐT theo quy định của BLTTHS.
Đây là thẩm quyền chung của VKSND, còn thẩm quyền cụ thể trong hoạt động này thuộc về Viện trưởng, Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên với tư cách là người tiến hành tố tụng. Do đó, việc phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể này trong hoạt động áp dụng, thay thế, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn là một yêu cầu cần thiết. Chính vì vậy, BLTTHS đã có các quy định cụ thể về quyền hạn, nhiệm vụ của các chủ thể này, đây là điểm hoàn toàn mới so với BLTTHS năm 1988.
Điều 36 BLTTHS năm 2003 quy định, Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự có nhiệm vụ và quyền hạn: Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn. Quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của CQĐT.
Như vậy, Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng là người quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình. Tuy nhiên, xác định trách nhiệm của các chủ thể này đến đâu lại là vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, Viện trưởng, Phó Viện trưởng là người quyết định nên phải chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình cũng như hậu quả pháp lý của việc quyết định áp dụng, thay thế, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn. Ý kiến khác lại cho rằng, Kiểm sát viên phải là người chịu trách nhiệm chính vì Kiểm sát viên là người đề xuất và là người chịu trách nhiệm kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam. Tuy nhiên, Kiểm sát viên chịu trách nhiệm đến đâu? Trách nhi ệm về vấn đề gì?
Trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, Kiểm sát viên phải là người chịu trách nhiệm pháp lý về tính có căn cứ và tính hợp pháp của các tài liệu làm cơ sở cho việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của Viện trưởn g (hoặc Phó Viện trưởng). Bởi vì: Điều 37 BLTTHS năm 2003 quy định: Kiểm sát viên phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự có nhiệm vụ và quyền hạn: Kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam, Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát về những hành vi và quyết định của mình. Tại Khoản 1 Điều 16 Quy chế THQCT và KSĐT quy định: Trong thời hạn ba ngày, kể
từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lện h bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam kèm theo tài liệu có liên quan của CQĐT, Kiểm sát viên kiểm tra tài liệu, chứng cứ, đối chiếu với quy định tại Điều 80 và Điều 88 của BLTTHS để làm rõ thẩm quyền, đối tượng, điều kiện tạm giam đối với từng trường hợp và báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng ủy quyền xem xét, quyết định việc phê chuẩn và hoàn trả hồ sơ ngay cho CQĐT. Trường hợp chưa rõ căn cứ thì ra văn bản yêu cầu CQĐT bổ sung tài liệu, chứng cứ làm rõ căn cứ để xem xét, quyết định việc phê chuẩn. Với những quy định này đã cho thấy rõ về hành vi tố tụng và trách nhiệm của Kiểm sát viên trong hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ và đề xuất việc phê chuẩn hay không phê chuẩn việc bắt, tạm giữ, tạm giam. Còn Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng phải là người chịu trách nhiệm về việc kiểm tra nội dung, cơ sở của việc đề xuất và là người chịu trách nhiệm cuối cùng về hành vi và quyết định tố tụng của mình.
Theo quy định tại Điều 79 BLTTHS các biện pháp ngăn chặn sau: Bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Các biện pháp ngăn chặn của CQĐT cần có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát bao gồm: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam, phê chuẩn việc bắt khẩn cấp, phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ, phê chuẩn lệnh tạm giam, phê chuẩn quyết định cho đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
Đối với các biện pháp ngăn chặn nêu trên đều phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát trước khi thi hành. Chỉ có việc bắt khẩn cấp là được phê chu ẩn sau khi CQĐT đã thi hành xong lệnh bắt khẩn cấp và hoàn thành các thủ tục bắt người trong trường hợp bắt khẩn cấp.
Áp dụng biện pháp ngăn chặn là biện pháp nghiệp vụ của cơ quan tiến hành tố tụng, được thực hiện trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhằm thể hiện sự cưỡng chế mạnh mẽ của Nhà nước đối với kẻ phạm tội, đồng thời đảm bảo cho việc đấu tranh phòng, chống tội phạm đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp trên cũng trực tiếp xâm hại đến các quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp. Trong đó, quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất của công dân.
Trong giai đoạn điều tra, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn là hoạt động quan trọng, góp phần đắc lực trong việc đấu tran h phòng, chống tội phạm nhằm đảm bảo cho việc điều tra, thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm của CQĐT đạt hiệu quả, song cũng xâm phạm đến quyền công dân. Do vậy, Viện kiểm sát có trách nhiệm trong hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ và quyết định vi ệc phê
chuẩn hay không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, quyết định việc tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
Như trên đã đề cập, các biện pháp ngăn chặn bao gồm: Bắt người, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát thể hiện qua thẩm quyền phê chuẩn các lệnh liên quan đến các biện pháp nói trên.
Thẩm quyền của Viện kiểm sát đối với trường hợp bắ t bị can để tạm giam.
CQĐT sau khi ra lệnh bắt bị can để tạm giam phải chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu và công văn đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn. Thông qua đó, sau khi nghiên cứu hồ sơ, tài liệu Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt, tạm giam của CQĐT. Với điề u kiện xét thấy việc bắt, tạm giam của CQĐT là có căn cứ và cần thiết. Từ đó có thể thấy, lệnh bắt, tạm giam của CQĐT chỉ được thực hiện sau khi có phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp. Ngược lại, Viện kiểm sát không phê chuẩn nếu qua nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, thấy lệnh bắt, tạm giam của CQĐT không có căn cứ. Trong trường hợp thiếu căn cứ, Viện kiểm sát yêu cầu CQĐT tiếp tục xác minh, bổ sung chứng cứ.
Trên cơ sở đó, Viện kiểm sát tiếp tục xem xét việc có phê chuẩn hay không.
Đối với những đối tượng đặc biệt như Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Viện kiểm sát phải yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra. Ngoài việc phải tuân thủ các quy định về bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 80 BLTTHS), bắt người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 81 BLT THS), bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã (Điều 82 BLTTHS). Còn phải thực hiện các thủ tục khác được quy định trong Hiến pháp và các đạo luật có liên quan như Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.40
Thẩm quyền của Viện kiểm sát khi phê chuẩn lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Theo Điều 81 BLTTHS quy định những người sau đây có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp mà không cần có sự phê chuẩn trướ c của Viện kiểm sát: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp, người chỉ huy đơn vụ quân đội độc lập cấp trung đoàn và
40 Dương Văn Phùng:Tăng cường trách nhiệm thực hành quyền công tố trong việc quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn, Tạp chí Kiểm sát, số 16, 2012, tr. 31.
tương đương, người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới, người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển rời khỏi sân bay, bến cảng. Song, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn. Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ để bắt khẩn cấp. Khi thấy cần thiết, Viện kiểm sát phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu có liên quan, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chu ẩn hoặc không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt.
Thẩm quyền của Viện kiểm sát trong việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, trường hợp bắt người do có căn cứ cho rằng h ọ là người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Đối với bắt người đang bị truy nã, thì bất kỳ người nào cũng có thẩm quyền bắt và giải ngay đến cơ quan công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân n ơi gần nhất. Trong trường hợp này, CQĐT phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do ngay cho người bị bắt. Đối với người bị truy nã, sau khi được thông báo, với các tài liệu liên quan, Viện kiểm sát phải khẩn trương nghiên cứu và ra quyết định phê chuẩn và không phê chuẩn.
Thẩm quyền của Viện kiểm sát đối với quyết định tạm giữ và gia hạn tạm giữ.
Theo quy định tại các Điều 86, Điều 87 BLTTHS thì trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định này và người ra quyết định đó phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi CQĐT nhận người bị bắt. Trong trường hợp cần thiết và đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn lần thứ hai, nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn.
Qua các quy định trên cho thấy sự đề cao của pháp luật đối với vai trò của Viện kiểm sát trong hoạt động thực hành quyền công tố. Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định cuối cùng khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả h oạt động điều tra, không bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, không làm oan người vô tội.
Qua trên, nhận thấy hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, VKSND là cơ quan tiến hành tố tụng có vai trò chủ đạo và quyết định.