ĐỊNH HƯỚNG CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ

Trong bất kỳ một xã hội nào, hoạt động thực hành quyền công tố luôn là hoạt động chủ đạo của Viện kiểm sát/Viện công tố, bởi đấu tranh, phòng chống tội phạm là mối quan tâm hàng đầu của mọi Nhà nước. Ở Việt Nam, chức năng thực hành quyền công tố là chức năng được ghi nhận cho Viện kiểm sát và có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội. Điều đó đã được định hướng ngay từ giai đoạn đầu nhà nước mới thành lập và được Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể như sau:

Trước hết, năm 1967 khi nghe báo cáo công tác của ngành Kiểm sát nhân dân, đồng chí Trường Chinh đã kết luận:"Công tố là một biện pháp chuyên chính trong bất cứ Nhà nước nào. Không có cơ quan Nhà nước nào có thể thay thế ngành Kiểm sát để sử dụngquyền công tố. Bắt giam, điều tra, tha, truy tố, xét xử có đúng người, đúng tội, đúng pháp luật hay không, có đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước hay không, điều đó chính là Viện kiểm sát phải trông nom, bảo đảm làm tốt”.44 Qua đó, có thể thấy kết luận trên đã khẳng định vai trò quan trọng của Viện kiểm sát trong việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố.

Thứ hai, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã xác định: Hoạt động công tố phải thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm

44 Phạm Mạnh Hùng:Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo yêu cầu cải cách tư pháp,

http://tks.edu.vn/portal/detail/5511_66_Tang-cuong-trach-nhiem-cong-to-trong-hoat-dong-khoi-to-vu-an,- khoi-to-bi-can-theo-yeu-cau-cai-cach-tu-phap.html, [truy cập ngày 4-9-2012].

oan người vô tội, nâng cao chất lượng trong hoạt động thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên tại phiên toà.

Thứ ba, ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó có nêu: “Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân theo hướng đảm bảo thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp. Nghiên cứu hướng tới chuyển thành Viện công tố”.

Thứ tư, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Bộ Chính trị tiếp tục yêu cầu VKSND tăng cường trách nhiệ m của công tố trong hoạt động điều tra, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử.

Thứ năm, Văn kiện Đại hội XI của Đảng chỉ rõ VKSND phải: “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”.

Qua đó cho thấy, Đảng và Nhà nước ta chú trọng đến việc nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, nhất là việc thực hiện đúng đắn và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra, truy tố. Đó là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng và là một trong những yếu tố cơ bản bảo đảm vấn đề giải quyết các vụ án hình sự đúng quy định của pháp luật nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội, góp phần cho đấu tranh phòng, chống tội phạm đạt kết quả, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.

Thứ sáu, tại lễ kỷ niệm 50 năm thành lập ngành Kiểm sát nhân dân ngày 26/7/2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thay mặt Đảng và Nhà nước đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó có nội dung:“Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, thực hiện đầy đủ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội”.45

Thứ bảy, kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị cũng đã khẳng định rõ:“Bảo đảm tốt hơn các điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp,

45 Trần Quốc Vượng: Định hướng công tác kiểm sát trong thời gian tới, http://www.vksndtc.gov.vn/theloai/tuphap/75.aspx, [truy cập ngày 22-8-2012].

tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”.Bên cạnh đó, Văn kiện Đại hội Đảng còn đề ra chủ trương: “Nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, trong đó yêu cầu: “Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương. Nghiên cứu, xây dựng, bổ sung các thể chế và cơ chế vận hành cụ thể để bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tiếp tục xây dựng, từng bước hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền”.46

Ngoài ra, Đồng chí Lê Duẩn đã từng căn dặn ngành Kiểm sát: “Vấn đề không phải chỉ đơn giản là xử một vụ án, trừng phạt một tội phạm nào đó, điều quan trọng là phải tìm mọi cách để làm giảm bớt những hành động phạm pháp và tốt hơn hết là ngăn ngừa đừng để các việc sai trái xảy ra. Kiên quyết không dung thứ cái oan và không làm điều oan cho bất cứ một ai. Một người bị tội oan chẳng những người ấy đau khổ mà gia đình con cái họ càng đau khổ hơn. Làm điều oan cho một người nào đó thì chúng ta không còn lẽ sống nữa, bởi vì chúng ta là những người cộng sản”.47

Như vậy, từ các định định hướng trên có thể thấ y, Đảng và Nhà nước luôn luôn khẳng định chủ trương xây dựng một nền công tố mạnh. Trong đó, VKSND có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm.

Theo đó, công tác thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát phải được thực hiện xuyên suốt và bao quát quá trình tố tụng kể từ khi khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử cho đến khi có bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật. Bên cạnh đó, Viện kiểm sát cũng có trách nhiệm bảo đảm mọi hành vi phạm tội và người phạm tội phải được phát hiện kịp thời, đầy đủ, xử lý nghiêm minh, có căn cứ và đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không để làm oan người vô tội.

46 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 247.

47 Trần Quốc Vượng: Định hướng công tác kiểm sát trong thời gian tới, http://www.vksndtc.gov.vn/theloai/tuphap/75.aspx, [truy cập ngày 22-8-2012].

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)