Những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 64 - 68)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG

3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ

3.2.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

3.2.2.1. Những hạn chế, tồn tại

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra

Thứ nhất, tình trạng trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung tuy đã giảm qua từng năm nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao. Số hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát trả cho CQĐT để tiến hành điều tra bổ sung chiếm một số lượng đáng kể. Với l ý do chủ

yếu là thiếu chứng cứ quan trọng, khởi tố thêm bị can hoặc do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, nhất là đối với các vụ án mà bị can phạm tội về sở hữu, kinh tế, chức vụ và tham nhũng, dẫn đến việc kéo dài thời hạn giải quyết các vụ án.

Thứ hai, bản yêu cầu điều tra ở một số vụ án còn sơ sài chưa thể hiện đúng vai trò chỉ đạo của VKSND trong hoạt động điều tra. Công tác thực hành quyền công tố đòi hỏi VKSND phải kết hợp chặt chẽ giữa chống với phòng ngừa tội phạm.

Tuy nhiên, cho đến nay việc thực hiện công tác này vẫn còn nhiều lúng túng, nhất là chưa đi sâu phân tích, làm rõ nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tình trạng phạm tội để có cơ sở cho tổng hợp, kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền có biện pháp để phòng ngừa tội phạm.

Thứ ba, VKSND ở một số địa phương còn thụ động, chưa thể hiện được vai trò, quyết định trong việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Có trường hợp còn để CQĐT khởi tố, điều tra, sau đó thấy không đủ căn cứ, nên ra quyết định hủy bỏ.

Bên cạnh đó, số vụ án bị tạm đình chỉ điều t ra do chưa xác định được đối tượng gây án và do bị can trốn còn chiếm tỷ lệ khá cao. Nhưng Viện kiểm sát chưa tích cực đôn đốc CQĐT truy bắt để phục hồi điều tra và xử lý.54

Thứ tư, một bộ phận Kiểm sát viên, lãnh đạo chưa nhận thức đúng về trách nhiệm quyền công tố, về mối quan hệ giữa chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nên dẫn đến quan hệ phối hợp trong việc giải quyết án trong một số trường hợp còn thiếu chặt chẽ, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Bên cạnh đó, năng lực cũng n hư ý thức và trách nhiệm của một bộ phận Kiểm sát viên và cán bộ quản lý, chỉ đạo chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Ngoài ra, công tác tổng kết thực tiễn, hướng dẫn chỉ đạo, đúc rút chuyên đề còn chưa kịp thời.

Ngoài các nguyên nhân trên thì điều kiện làm việc, phương tiện kỹ thuật, kinh phí nghiệp vụ của ngành Kiểm sát còn rất hạn chế. Điều đó đã giảm hiệu quả và tính kịp thời của hoạt động thực hành quyền công tố trong các hoạt động điều tra, nhất là đối với hoạt động của Kiểm sát viên tham gia khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét và hỏi cung bị can.55

54 Dương Văn Phùng:Tăng cường trách nhiệm thực hành quyền công tố trong việc quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn, Tạp chí Kiểm sát số 16, 2012, tr. 33.

55 Trần Ngọc Hương:Những kinh nghiệm thực tế về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, Tạp chí Kiểm sát, số 16, 2012, tr. 41.

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố, xét xử

Một là, một bộ phận Kiểm sát viên chưa phát hiện sớm những sai sót trong tố tụng xét xử, đồng thời việc đưa ra những chứn g cứ cũng như lập luận nhằm bảo vệ quan điểm truy tố ở một số vụ án chưa thật thuyết phục. Bên cạnh đó, việc xét hỏi của Kiểm sát viên còn trùng lặp với nội dung của HĐXX. Ngoài ra, việc luận tội và đối đáp trong tranh luận còn chưa chặt chẽ thậm chí lúng túng trước các tình huống phát sinh tại phiên tòa. Việc đề xuất mức án của Kiểm sát viên còn chưa sát với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm.

Hai là, một bộ phận Kiểm sát viên còn thiếu kinh nghiệm dẫn đến việc dự kiến và chuẩn bị nội dung xét hỏi, tranh luận chưa sát với tình tiết của vụ án. Bên cạnh đó, Kiểm sát viên còn thiếu sắc bén trong tranh luận nên dẫn đến sự thuyết phục HĐXX và những người tham gia phiên tòa chưa cao. Kiểm sát viên có lúc còn bị động khi phát biểu quan điểm tại phiên tòa, dẫ n đến chất lượng thực hành quyền công tố tại phiên tòa còn hạn chế.

Hoạt động tiến hành xét hỏi tại phiên tòa của một số Kiểm sát viên còn hạn chế. Do ảnh hưởng bởi quan niệm cho rằng, việc xét hỏi tại phiên tòa là trách nhiệm của HĐXX, còn Kiểm sát viên c hỉ có nhiệm vụ bảo vệ cáo trạng và kiểm sát việc tuân theo pháp luật và chỉ thể hiện vai trò của mình ở giai đoạn tranh luận. Do vậy, việc xét hỏi để xác định tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội chủ yếu vẫn do HĐXX (chủ yếu là Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa) tiến hành, việc xét hỏi để làm sáng tỏ các chứng cứ buộc tội, các tình tiết gỡ tội của Kiểm sát viên còn hạn chế. Bên cạnh đó, có tình trạng Kiểm sát viên không tập trung theo dõi quá trình xét hỏi tại phiên tòa, không ghi chép các quan điểm khác nhau về từng vấn đề cần tranh luận, đối đáp với người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Do đó, Kiểm sát viên không đối đáp lại hoặc đối đáp không hết các vấn đề của vụ án mà quan điểm của họ khác với quan điểm của Kiểm sát viên buộc Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa phải yêu cầu Kiểm sát viên tranh luận bổ sung.56

Ba là, một số Kiểm sát viên có tâm lý ngại tranh luận hoặc tranh luận qua loa, chưa đưa ra đầy đủ những luận điểm phản bác ý kiến của người bào chữa và những người tham gia tranh luận khác. Bên cạnh đó, Kiểm sát viên có thái độ thiếu bình tĩnh, thiếu tự tin trong việc xử lý những tình huống đã phát sinh tại phiên tòa nên dẫn đến Kiểm sát viên đã lúng túng hoặc né tránh các vấn đề, các tình tiết của vụ án

56 Trần Duy Bình:Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 15, 2011, tr. 10-11.

cần tranh luận, làm sáng tỏ tại phiên tòa để thuyết phục HĐXX. Trên thực tế, có vụ án, khi Luật sư nêu lý do phản bác luận tội nhưng Kiểm sát viên không phát biểu tranh luận, khi Chủ tọa phiên tòa yêu cầu tranh luận thì Kiểm sát viên phát biểu là cáo trạng đã nêu hết rồi. Hoặc c ó trường hợp trong vụ án bị cáo dùng dao đâm chết người, vết dao ở ngực xuyên từ phải sang trái và chếch lên làm thủng tim, nạn nhân chết. Kiểm sát viên kết luận là bị cáo dùng tay trái đâm nhưng Luật sư nêu bị cáo thuận tay phải, lúc đó Kiểm sát viên đã k hông trả lời được. Hay trong một vụ án giết người bằng việc đốt nhà làm cho nạn nhân chết. Khi Luật sư đưa ra các chứng cứ để chứng minh bị cáo không thể thực hiện việc đốt nhà thì Kiểm sát viên lại dùng phương pháp loại trừ; trong nhà chỉ có hai người, không chứng minh được ai là người đốt nhà thì chỉ có bị cáo đốt. Ngoài ra, trong phần đối đáp, Kiểm sát viên thường trả lời là giữ nguyên quan điểm như luận tội. Trong khi quan điểm luận tội là chưa được bên bào chữa và những chủ thể khác tranh luận, chưa đư ợc cọ xát với quan điểm trái ngược, chưa được tranh tụng. Thực trạng này đã làm cho quá trình tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trở thành hình thức, rất khó cho HĐXX khi thực hiện chức năng xét xử của mình.

Theo dõi một số phiên tòa trong thời gian gần đây (năm 2011), báo chí đã phản ánh vẫn còn sự hạn chế, thụ động của Kiểm sát viên tại thủ tục tranh luận. Ví dụ như phiên tòa xét xử vụ án tiêu cực xảy ra tại PMU 18 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, khi đáp lại các ý kiến của Luật sư, Kiểm sát vi ên trả lời “Trước Tòa, các bị cáo có thể thay đổi lời khai, Viện kiểm sát chỉ cần căn cứ vào hồ sơ, không cần căn cứ vào lời khai tại phiên tòa” nên một luật sư đã phản ứng “Đã vậy thì còn mở phiên tòa hôm nay làm gì” và một bị cáo phản ứng“Viện kiểm sát không nói gì sao gọi là trả lời”. Khi nhận xét về phiên tòa xử vụ PMU 18, ông Đặng Quang Phương, Phó Chánh án thường trực Tòa án nhân dân tối cao đã phát biểu:

“Công tố viên không nên từ chối và cũng không nên trả lời gọn lỏn là giữ nguyên như cáo trạng. Chí ít anh cũng phải dẫn ra được những lập luận trong cáo trạng để trả lời vấn đề Luật sư đặt ra”.57

Hiện nay hoạt động thực hành quyền công tố còn tồn tại những hạn chế. Từ đó, dẫn đến chức năng thực hành quyền công tố chưa đáp ứng được yêu cầu khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.

57 Nguyễn Ngọc Kiện:Một số giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trong điều kiện cải cách tư pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10, tháng 5, 2012, tr.35.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)