CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
2.5. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ
2.5.2. Thực hành quyền công tố trong việc tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm
Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, VKSND có vị trí, vai trò rất quan trọng, là bên buộc tội, đại diện cho Nhà nước giữ quyền c ông tố tại phiên tòa để tranh luận, đối đáp với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác nhằm làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án, góp phần cho HĐXX phán quyết công minh, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đúng đường lối, ch ính sách, đồng thời có tác dụng giáo dục, phòng ngừa cao trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Từ đó có thể thấy, tranh luận của Kiểm sát viên không chỉ là vấn đề buộc tội mà còn có vấn đề gỡ tội.
Việc đối đáp của Kiểm sát viên trong quá trình tranh luận chủ yếu là đưa ra những lập luận để phản bác những ý kiến không phù hợp của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác về luận tội của Kiểm sát viên. Theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì kết quả tranh luận có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc giải quyết vụ án của Toà án. Việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục.
Hình thức của tranh luận được thể hiện bằng lời luận tội tại phiên tòa sơ thẩm hoặc kết luận tại phiên tòa phúc thẩm và việc đối đáp của Kiểm sát viên với những người tham gia tố tụng tại phiên tòa, nhằm làm sáng tỏ, xác định sự thật khách quan của vụ án. Theo đó, tranh luận của Kiểm sát viên nhằm bảo vệ quan điểm của Viện kiểm sát trong cáo trạng, đồng thời thuyết phục HĐXX ra các quyết định th eo ý
kiến đề nghị của mình mà không theo ý kiến đề nghị có tính chất đối lập của Luật sư bào chữa.
2.5.2.1. Thực hành quyền công tố trong việc tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa sơ thẩm
Tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác là việc đưa ra những chứng cứ, lý lẽ và lập luận nhằm bảo vệ quan điểm của VKSND đã được nêu trong cáo trạng. Theo quy định tại Điều 17 LTCVKSND, Điều 218 BLTTHS, Điều 24 Quy chế KSXX thì khi tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Kiểm sát viên phải thực hiện việc tranh luận, đối đáp với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác, nếu những người này trình bày ý kiến tranh luận phản bác lại một phần hoặc toàn bộ lời luận tội và đưa ra đề nghị của mình. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử. Khi tranh luận Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến có liên quan đến vụ án mà người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác đã nêu ra. Kiểm sát viên phải căn cứ vào kết quả điều tra được thể hiện trong hồ sơ và kết quả điều tra công khai tại phiên tòa để lập luận, đối đáp trở lại.
Trong quá trình tranh luận, đối đáp Kiểm sát viên phải bình tĩn h, linh hoạt, văn phong, ngôn ngữ sử dụng khi đối đáp phải trong sáng, dễ hiểu, chính xác, những khẳng định, phản bác phải sinh động, có tính thuyết phục cao, có lý, có tình trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan của vụ án, để cho bị cáo, người bào chữa n hận thức được hành vi của bị cáo là nguy hại cho xã hội và quyết định truy tố của Viện kiểm sát là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Mặt khác, Kiểm sát viên phải tôn trọng quyền bào chữa của bị cáo và quyền của những người tham gia tố tụng khác, tránh thái độ định kiến, bảo thủ, không thừa nhận những yếu kém, thiếu sót của mình.
Trường hợp chủ toạ phiên toà đề nghị Kiểm sát viên đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án, của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác chưa được tranh luận thì Kiểm sát viên thực hiện theo đề nghị của chủ tọa phiên toà.
Cần chú ý, nếu nội dung đề nghị của chủ toạ phiên toà chưa được tranh luận thì Kiểm sát viên tiếp tục tranh luận, nếu đã tranh luận một phần thì Kiểm sát viên tranh luận bổ sung cho đầy đủ.
Sau lời luận tội của Kiểm sát viên, Chủ tọa phiên tòa sẽ điều hành việc tranh luận theo trình tự Điều 217 và Điều 218 BLTTHS. Trong suốt quá trình tranh luận,
đối đáp, Kiểm sát viên phải có trách nhiệm bảo vệ quan điểm luận tội của mình, bảo vệ cáo trạng của Viện kiểm sát đã truy tố bị cáo tại phiên tòa.
2.5.2.2. Thực hành quyền công tố trong việc tranh luận với người bào và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa phúc thẩm
Sau phần trình bày quan điểm của Kiểm sát viên đối với án sơ thẩm và những vấn đề có kháng cáo, kháng nghị, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác trình bày ý kiến của họ về quan điểm của Viện kiểm sát và đề nghị của họ đối với HĐXX. Đây là nội dung của phần tranh luận tại phiên tòa. Việc tranh luận trước Tòa là việc đối đáp giữa những ý kiến khác nhau về bản án sơ thẩm. Qua việc tranh luận thể hiện rõ sự thật khách quan vụ án, giúp cho HĐXX ra bản án phúc thẩm được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Theo quy định tại Điều 41 Quy chế THQCT và KSXX, khi bị cáo, ng ười bào chữa và những người tham gia tố tụng khác trình bày ý kiến của họ về quan điểm của Viện kiểm sát và đưa ra đề nghị thì Kiểm sát viên phải ghi lại tất cả những ý kiến đó để tranh luận. Kiểm sát viên phải tranh luận lại tất cả những ý kiến có liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị mà người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác nêu ra nhằm làm sáng tỏ sự thật, bác bỏ ý kiến không đúng của họ.
Việc tranh luận tại Tòa vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của Kiểm sát viên. Để bảo đảm kết q uả tranh luận có hiệu quả. Trước hết, Kiểm sát viên phải tập trung lắng nghe ý kiến và ghi lại nội dung trình bày của người bào chữa, của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, so sánh, xem xét giữa quan điểm của Kiểm sát viên với quan điểm của họ có gì khác nhau? Họ không đồng tình với quan điểm của Kiểm sát viên ở phần nào, điểm nào? Lý do vì sao?
Kiểm sát viên phải đối đáp lại từng vấn đề mà bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác nêu ra. Đối với những vụ án trùng lặp thì có thể trả lời chung. Khi tranh luận cần chú ý đến giới hạn của việc tranh luận, những vấn đề liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Khi tranh luận, đưa ra những luận điểm để phản bác lại ý kiến của phía bên kia, Kiểm sát viên phải có lý lẽ rõ ràng, viện dẫn chính xác các quy định của pháp luật, tôn trọng quyền điều khiển phiên tòa của HĐXX, cần có thái độ khách quan tôn trọng người khác.
Theo quy định tại Điều 42 Quy chế THQCT và KSXX, nội dung, kế hoạch tranh luận và những ý kiến tranh luận của Kiểm sát viên phải được ghi chép đầy đủ và lưu trong hồ sơ kiểm sát.
Tóm lại, từ những phân tích trên, vấn đề chức năng thực hành quyền công tố trong giai đoạn hiện nay được quy định khá chặt chẽ. Tuy nhiên, thực tế thực hiện chức năng này còn nhiều vấn đề bất cập chưa giải quyết được. Chính điều này dẫn đến chức năng thực hành quyền công tố trong giai đoạn hiện nay chưa đáp ứng được mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền.
CHƯƠNG 3