Những kết quả đạt được và nguyên nhâ n

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 60 - 64)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG

3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ

3.2.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhâ n

3.2.1.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm gần đây, tuy tình hình tội phạm hình sự vẫn diễn biến phức tạp, các tội phạm có xu hướng gia tăng, nhưng hoạt động thực hành quyền công tố trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Điều này được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau đây:

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra

Thứ nhất, VKSND các cấp đã nêu cao trách nhiệm trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố vụ án, khởi tố bị can; yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra, nâng cao chất lượng điều tra, truy tố các vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội. Thực tế, để nắm vững được tình hình của tội phạm, VKSND nhiều địa phương đã đổi mới các biện pháp quản lý tố giác, tin báo về tội phạm. Đồng thời, Viện kiểm sát đã phối hợp chặt chẽ với CQĐT ngay từ khi tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và yêu cầu cơ quan này khẩn trương xác minh. Qua đó, Viện kiểm sát đã có những biện pháp để hạn chế tình hình khởi tố oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Hàng năm, VKSND các cấp đã yêu cầu CQĐT khởi tố hàng trăm vụ án, bị can. Tình hình của một số địa phương như sau:

VKSND tỉnh ĐăkLăk với tổng số thụ lý là 1.799 vụ/3.047 bị can, tăng 195 vụ/258 bị can so với cùng kỳ năm 2010; đề nghị truy tố 1.359 vụ/2.503 bị can (chiếm 86,1% số vụ đã giải quyết) ; yêu cầu CQĐT khởi tố 10 vụ/12 bị can, không khởi tố 01 vụ; trực tiếp khởi tố và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra 01 vụ, không phê chuẩn 01 quyết định khởi tố bị can, hủy 01 quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, 04 quyết định khởi tố vụ án, 05 quyết định khởi tố bị can không có căn cứ hoặc không đúng pháp luật vào năm 2011. Tiếp đó, sáu tháng đầu năm 2012, với tổng số vụ án được thụ lý là 1.124 vụ /2.106 bị can (tăng 146 vụ/372 bị can so với cùng kỳ năm 2011), đề nghị truy tố 747 vụ/1.457 bị can (chiếm 73,4% số vụ đã giải quyết); yêu cầu CQĐT khởi tố 11 vụ/10 bị can; yêu cầu tiến hành điều tra 04 vụ/01 bị can; hủy 01 quyết định khởi tố vụ án, 02 quy ết định không khởi tố vụ án, 03 quyết định khởi tố bị can, không phê chuẩn 04 quyết định khởi tố bị can.48

48 Trần Đình Sơn: Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện kiểmsát nhân dân tỉnh ĐăkLăk,Tạp chí Kiểm sát, số 16, 2012, tr. 62.

Từ năm 2009 đến nay, V KSND tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tỷ lệ án kết thúc quá trình điều tra đạt trung bình 90% ; tỷ lệ giải quyết án đạt trung bình 97,6% (năm sau cao hơn năm trước); yêu cầu khởi tố 58 vụ/157 bị can;

yêu cầu CQĐT hủy bỏ quyết định khởi tố là 07 vụ án, quyết định không khởi tố là 05 vụ.49

Theo báo cáo công tác của VKSND tối cao, trong năm 2011, toàn ngành đã yêu cầu CQĐT khởi tố 314 vụ (tăng 104 vụ so với cùng kỳ năm trước); trực tiếp khởi tố và yêu cầu điều tra 36 vụ, 22 bị can (tăng 18 vụ, 18 bị can so với cùng kỳ).

Bên cạnh đó, toàn ngành tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành; đề ra nhiều biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, đảm bảo quá trình giải quyết vụ án đáp ứng tính kịp thời và đúng pháp luật. Theo đó, VKSND đã thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra 87.667 vụ/141.073 bị can (tăng 8.823 vụ/17.329 bị can so với cùng kỳ).

Viện kiểm sát phải giải quyết 63.178 vụ/112.730 bị can (tăng 6.367 vụ/14.073 bị can với cùng kỳ).50 Đây là tình hình chung của cả nước.

Thứ hai, VKSND các cấp đã chủ động đề ra yêu cầu điều tra ngay từ khi khởi tố vụ án. Đồng thời, VKSND cũng có sự phối hợp chặt chẽ với CQĐT để thu thập đầy đủ chứng cứ vụ án và thận trọng trong đánh giá chứng cứ, hoàn chỉnh hồ sơ.

Sau khi kết thúc quá trình điều tra, để bảo đảm việc truy tố vụ án có căn cứ, đúng pháp luật, VKSND các cấp đã trả hồ sơ để yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra bổ sung và nêu rõ yêu cầu điều tra. Phần lớn các yêu cầu điều tra đều bám sát quá trình điều tra vụ án, có chất lượng và được CQĐT chấp nhận thực hiện, từ đó đẩy nhanh được tiến độ giải quyết vụ án.

Thứ ba, VKSND các cấp đã kiên quyết trả hồ sơ cho CQĐT để tiến hành điều tra bổ sung nhằm bảo đảm hoạt động thực hành quyền công tố đối với vụ án có đủ căn cứ và đúng pháp luật. Từ năm 2010 đến nay, VKSND các cấp đã thực hiện tốt thông tư liên tịch về “Trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự”.51 Đồng thời, Kiểm sát viên đã bám sát hoạt động điều tra, từ đó kịp thời đưa ra yêu cầu điều tra. Thông qua đó, Viện kiểm sát đã góp phần giảm đáng

49 Nguyễn Văn Thông:Một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra từ thực tiễn của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An, Tạp chí Kiểm sát, số 16, 2012, tr. 57.

50Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam: Ngành Kiểm sát cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hơn, http://www.dangcongsan.vn/CPV/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30635&cn_id=500794, [truy cập 24-8-2012].

51 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTHS về trả hồ sơ về điều tra bổ sung.

kể tỷ lệ trả hồ sơ để tiến hành đ iều tra bổ sung nên bước đầu khắc phục được tình trạng kéo dài việc giải quyết vụ án.

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra đạt những kết quả đáng nhận như đã trình bày ở trên. Tiếp đó, thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố, xét xử cũng đạt được những kết quả tích cực.

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố, xét xử

Thứ nhất, hàng năm, các Kiểm sát viên đã hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm từ 45.000 đến 50.000 vụ án hình sự. Kết quả cho thấy, chất lượng hoạt động tranh luận của các Kiểm sát viên tại phiên toà hình sự đã được nâng lên đáng kể. Trong tranh luận tại phiên tòa, về cơ bản các Kiểm sát viên đã hoàn thành tốt yêu cầu, nhiệm vụ, góp phần cùng Toà án làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, đồng thời làm cho việc giải quyết các vụ án ngày càng có chất lượng tốt hơn, bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Từ đó, nhận thấy tình trạng oan, sai trong việc giải quyết các vụ án hình sự đã giảm rõ rệt, nhất là đã hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp Viện kiểm sát truy tố nhưng Toà án tuyên bị cáo không phạm tội.

Thứ hai, các Kiểm sát viên khi được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử đã có sự chuẩn bị chu đáo hơn. Điều đó được thể hiện qua việc Kiểm sát viên đã nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, đánh giá, hệ thống các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Qua đó cho thấy, các Kiểm sát viên đã chuẩn bị đề cương tham gia xét hỏi và dự thảo luận tội sát hơn với nội dung của vụ án, đồng thời việc trình bày luận tội và đối đáp của Kiểm sát viên tại phiên toà đã có chất lượng và có sức thuyết phục hơn so với trước đây.

Ngoài ra, công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành của Lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp đối với hoạt động thực hành quyền công tố đã được thực hiện một cách thường xuyên, kịp thời và có hiệu quả cao hơn. Nhiều đơn vị trong ngành cũng đã quan tâm làm tốt việc xây dựng các chuyên đề nghiệp vụ, tổng kết thực tiễn, ra các thông báo rút kinh nghiệm, tập hợp các bản luận tội có chất lượng tốt để phổ biến, học tập. Các biện pháp nêu trên đã góp phần nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự trong toàn ngành.52

52 Dương Thanh Biểu:Luận tội và tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự, http://tapchikiemsat.org.vn/viewtopic/cong-tac/luan-toi-78.html, [truy cập này 20-9-2012].

Tóm lại, trong thời gian qua công tác thực hành quyền công tố đã đạt được những kết quả tích cực. Từ đó, công tác này đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội.

3.2.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Trong thời gian qua, hoạt động thực hành quyền công tố có được những kết quả như trên là do các nguyên nhân cơ bản sau:

Một là, quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49 -NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. VKSND các cấp đã triển khai nhiều biện pháp để tập trung làm tốt chức năng thực hành quyền công tố ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng. Lãnh đạo VKSND các cấp đã có sự chỉ đạo chặt chẽ và đội ngũ Kiểm sát viên đã có nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của VKSND cũng như nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố. VKSND các cấp đã đẩy mạnh đổi mới cô ng tác tổ chức cán bộ, tăng cường cán bộ lãnh đạo, Kiểm sát viên có quan điểm chính trị vững vàng, có năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm trong công tác thực hành quyền công tố.

Hai là, VKSND các cấp đã tích cực đổi mới các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố. Cụ thể, cơ quan này đã thực hiện chế độ thông khâu53 theo chỉ đạo của VKDND tối cao, từ đó đã giúp cho Kiểm sát viên có điều kiện tiếp xúc hồ sơ vụ án ngay từ giai đoạn điều tra. Thông qua đó, biện pháp này đã tạo điều kiện cho Kiểm sát viên nắm chắc các chứng cứ cần chứng minh của vụ án và tự tin hơn trong việc buộc tội bị cáo tại phiên tòa.

VKSND tối cao đã quan tâm ban hành quy chế hướng dẫn nghiệp vụ một cách cụ thể, đầy đủ hơn. Hàng năm, cơ quan này đã có những chuyên đề tổng kết thực tiễn công tác thực hành quyền công tố, tổ chức thông báo cho các đơn vị VKSND ở địa phương rút kinh nghiệm chung nên phần nào đã giúp cho Kiểm sát viên khắc phục những hạn chế, nâng cao năng lực, trình độ, nghiệp vụ trong quá trình thực

53 Chế độ thông khâu có nghĩa là Kiểm sát viên vừa thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, vừa thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự.

hành quyền công tố đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ quyền tự do, dân chủ.

Ba là, ngành Kiểm sát ngày càng chú trọng đến việc tổng hợp những tồn tại, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước để ban hành kiến nghị đến cơ quan nhà nước hữu quan. Viện kiểm sát đã đưa ra các biện pháp để tăng cường công tác thực hành quyền công tố. Đồng thời, Viện kiểm sát đã đưa ra các biện pháp để khắc phục được những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, tăng cường công tác nghiên cứu pháp luật, phát hiện những bất cập, mâu thuẫn của nhiều chế định, quy định của pháp luật nhằm kiến nghị, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật hình sự trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Bốn là, trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, VKSND nhiề u địa phương đã thực hiện ngày càng tốt hơn quan hệ phối hợp với CQĐT, hướng việc thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của mỗi ngành vào mục tiêu chung, bảo đảm mọi hành vi phạm tội được phát hiện đều phải khởi tố, điều tra, xử lý đúng pháp luật, nghiêm minh và kịp thời nhằm bảo đảm không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội, đồng thời bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân.

Sự phối hợp giữa Viện kiểm sát với CQĐT chủ yếu là thống nhất tội danh, đường lối xử lý tội phạm. Bên cạnh đó x ây dựng các văn bản thống nhất cách áp dụng về pháp luật hình sự, tố tụng hình sự để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong công tác khởi tố, điều tra, xử lý tội phạm.

Tóm lại, hoạt động thực hành quyền công tố trong thời gian qua đã được được những thành tựu tích cực như trên là do nhiều nguyên nhân, nhưng sự phấn đấu, nổ lực của Ngành Kiểm sát, bảo đảm việc phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh đối với người phạm tội là nguyên nhân có yếu tố quyết định nhất.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thực hành quyền công tố còn bộc lộ những tồn tại và hạn chế cần được khắc phục, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)