QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN KH ỞI TỐ

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 38 - 43)

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ

2.2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN KH ỞI TỐ

2.2.1. Thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ án hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là những biện pháp phát động quyền công tố, mở đầu quá trình điều tra, xử lý trách nhiệm hình sự đối với tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, phát động quyền công tố không phải là quyền năng riêng có của Viện kiểm sát.

Theo quy định tại Điều 104 BLTTHS năm 2003, các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án bao gồm: CQĐT, Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số h6oạt động điều tra gồm có Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Theo quy định của pháp luật hình sự, khởi tố vụ án chủ yếu thuộc về CQĐT và một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Tuy vậy, Viện kiểm sát vẫn là cơ quan duy nhất được quyền khởi tố vụ án hìn h sự một cách độc lập, không chịu sự ràng buộc về mặt cơ chế tố tụng của bất kỳ một cơ quan nhà nước nào. Viện kiểm sát có thẩm quyền khởi tố được quy định tại các Điều 84, Điều 86, Điều 87 BLTTHS năm 1988.36 Do các điều luật này quy định khá chung chung nên thẩm quyền khởi tố vụ án của Viện kiểm sát rất rộng. Trong đó, Viện kiểm sát là một trong các cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm tiếp nhận các thông tin về tội phạm từ tố giác của công dân, tin báo của các cơ quan, tổ chức.

Trong thời hạn không quá hai mươi ngày kể từ ngày tiếp nhận được tố giác và tin báo, Viện kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án. Sở dĩ BLTTHS năm 1988 quy định thẩm quyền của Viện kiểm sát rộng như vậy, một phần do yêu cầu phát hiện tội phạm nhanh chóng, kịp thời, tránh bỏ lọt tội phạm, phần khác cũng phù hợp với trách nhiệm và khả năng chuyên môn của Viện kiểm sát tại thời điểm đó. Mặt khác, trong thời kỳ này, Hiến pháp năm 1980 quy định Viện kiểm s át thực hiện hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật (gọi tắt là chức năng kiểm sát) của cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân. Với chức năng kiểm sát, Viện kiểm sát có đầy đủ các điều kiện để có thể tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh các thông tin về tội phạm trong mọi lĩnh vực của đời sống xã

36 Xem thêm Điều 84 quy định tố giác và tin báo về tội phạm, Điều 86 quy định nhiệm vụ giải quyết tố giác và tin báo về tội phạm. Điều 87 quy định quyết định khởi tố vụ án hình sự.

hội. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 137 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001), Điều 1 LTCVKSND năm 2002 đã có sự thay đổi về chức năng, thực hành quyền công tố từ chức năng không cơ bản, thứ yếu sau chức năng kiểm sát, nay được xác định là chức năng cơ bản, chủ yếu của Viện kiểm sát. Chức năng kiểm sát bị thu hẹp, chỉ còn kiểm sát một lĩnh vực cụ thể là lĩnh vực hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, gọi là chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp và trở thành chức năng không cơ bản, thứ yếu.

Do vậy, để Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. BLTTHS hiện hành quy định hạn chế quyền khởi tố vụ án của cơ quan trên. Theo quy định của Điều 104 BLTTHS hiện hành, Viện kiểm sát có thẩm quyền khởi tố vụ án trong phạm vi hẹp hơn nhiều so với quy định của BLTTHS năm 1988. Mặc dù, BLTTHS hiện hành vẫn quy định Viện k iểm sát là một trong những cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận mọi tố giác và tin báo về tội phạm do công dân, cơ quan, tổ chức cung cấp và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Nhưng Viện kiểm sát không có trách nhiệm phải kiểm tra, xác minh mọi thông tin này như quy định trước đây mà Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan mà mình đã tiếp nhận cho CQĐT có thẩm quyền.

Theo Khoản 1 Điều 104 và Điều 109 BLTTHS hiện hành quy định, VKSND có quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền điều tra như đã nêu ở trên, khi có tội phạm xảy ra nhưng các cơ quan này kết luận không có sự việc phạm tội hoặc hành vi đó chưa đến mức phải xử lý bằng hình sự và ra quyết định không khởi tố vụ án. Tuy nhiên, qua việc thực hiện chức năng kiểm sát, Viện kiểm sát phát hiện thấy việc kết luận và quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan đó không có căn cứ, bỏ lọt tội phạm nên Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án và trực tiếp ra quyết định khởi tố vụ án, đồng thời yêu cầu các cơ quan đó tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Viện kiểm sát có quyền thực hiện quyền này theo yêu cầu của HĐXX. Từ đó, nhận thấy quy định này là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với chức năng kiểm sát đã được thu hẹp rất nhiều so với quy định trước đó.37

Mặt khác, quy định trên cũng hợp lý do BLTTHS năm 1988 chưa có sự phân định rõ việc nào Viện kiểm sát có quyền khởi tố và việc nào CQĐT có quyền khởi

37 Vũ Gia Lâm:Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát và Tòa án,Tạp chí Luật học số 8, 2010, tr. 33.

tố nên đã dẫn đến tình trạng có trường hợp Viện kiểm sát và CQĐT đều kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố đối với cùng một vụ án hoặc có trường hợp không cơ quan nào thực hiện, cuối cùng dẫn tới bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Để đảm bảo tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong hoạt động tố tụng trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, không hữu khuynh hoặc đùn đẩy trách nhiệm, theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị, BLTTHS năm 2003 đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về trách nhiệm của từng cơ quan trong việc ra quyết định khởi tố vụ án hoặc không khởi tố vụ án theo hướng tập trung về một đầu mối là CQĐT và cơ quan này có nhiệm vụ khởi tố vụ án hình sự.38

Quyền khởi tố vụ án của CQĐT và một số cơ quan tiến hành điều tra không hoàn toàn độc lập như quyền khởi tố vụ án của Viện kiểm sát, bởi mọi quyết định khởi tố vụ án của các cơ quan nói trên có hiệu lực khi đã được và một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xem xét và quyết định. Theo khoản 3 Điều 104 BLTTHS hiện hành quy định: Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến CQĐT để tiến hành điều tra. Quyết định khởi tố kèm theo tài liệu liên quan đến việc khởi tố vụ án của CQĐT và một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được gửi tới Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố.

Quyết định khởi tố của HĐXX phải được gửi tới V iện kiểm sát để xem xét, quyết định việc điều tra. Yêu cầu khởi tố của HĐXX được gửi cho Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc khởi tố.

Tóm lại, ở nước ta chỉ có VKSND mới là cơ quan phát động quyền công tố một cách độc lập, có quyền chấp nhận hoặc kh ông chấp nhận quyết định khởi tố của cơ quan có thẩm quyền. Viện kiểm sát là cơ quan chịu trách nhiệm cuối cùng về việc các quyết định này nhằm bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, điều tra đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.

2.2.2. Thực hành quyền công tố trong khởi tố bị can

Giống với khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can cũng là một trong những biện pháp phát động quyền công tố. Khởi tố bị can được hiểu là quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền để xác định một người n ào đó đã thực hiện hành vi phạm tội và cần phải tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật nhằm truy cứu

38 Vụ công tác lập pháp-Viện khoa học kiểm sát:Những sửa đổi cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2004, tr. 41.

trách nhiệm hình sự đối với người đó.39 Thực hành quyền công tố trong việc khởi tố bị can chủ yếu thể hiện qua thẩm quyền của Viện kiểm sát trong việc xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, yêu cầu CQĐT khởi tố bị can và trực tiếp khởi tố bị can.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 126 BLTTHS, khi ra quyết định khởi tố bị can, CQĐT phải gửi quyết định khởi tố bị can cho Viện kiểm sát để phê chuẩn.

Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can khi thấy quyết định trên của CQĐT có căn cứ và hợp pháp. Từ đó cho thấy, tuy thẩm quyền khởi tố bị can chủ yếu thuộc về CQĐT nhưng để quyết định này có hiệu lực và làm cơ sở cho Điều tra viên tiến hành ngay các biện pháp điều tra cần thiết đối với bị can nhằm làm rõ hành vi phạm tội thì hiệu lực của quyết định này lại tùy thuộc vào sự phê chuẩn hoặc không phê chuẩn của Viện kiểm sát. Quy định này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi Viện kiểm sát là cơ quan có thẩm quyền thực hành quyền công tố ngay từ đầu nhằm ngăn ngừa xảy ra oan, sai trong giai đoạn điều tra. Bên cạnh đó, khi thấy quyết định khởi tố bị can của CQĐT không có căn cứ thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can, điều này đồng nghĩa với quyết định khởi tố bị can của CQĐT không có hiệu lực. Thông qua đó, pháp luật đã tạo ra một cơ chế chặt chẽ để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng khởi tố bị can tràn lan, dẫn đến oan sai, nhằm ngăn ngừa việc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, đồng thời tạo cơ sở cho việc tăng cường trách nhiệm của CQĐT cũng như Viện kiểm sát trong việc khởi tố bị can.

Ngoài thẩm quyền phê chuẩn và không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can như trên, Viện kiểm sát còn có thẩm quyền phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can của CQĐT. Theo quy định tại Điều 127 BLTTHS hiện hành, Khoản 2 Điều 13 Quy chế THQCT và KSĐT. Viện kiểm sát có thẩm quyền yêu cầu CQĐT thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can khi có căn cứ xác định hành vi của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố hoặc còn có hành vi phạm tội khác chưa bị khởi tố. Viện kiểm sát cũng có quyền trực tiếp ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can. Tuy nhiên, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đổi, bổ sung Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó cho CQĐT để tiến hành điều tra.

Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của CQĐT, Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án kiểm tra tài liệu, chứng cứ, báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát

39 Trường đào tạo, bồi dưỡng ng hiệp vụ kiểm sát:Giáo trình đào tạo nghiệp vụ kiểm sát,Tập 3, Hà Nội, 2011, tr. 34.

viên được Viện trưởng ủy quyền ra quyết định khởi tố bị can và gửi cho CQĐT.

Tuy nhiên, nếu quá trình điều tra xác định được hành vi của bị can phạm vào tội được quy định tại khoản khác v ới khoản đã khởi tố nhưng trong cùng một điều luật về cùng một tội danh đã khởi tố đối với bị can thì không phải thay đổi quyết định khởi tố bị can. Đây là quy định cần thiết và hợp lý, vì ban đầu có thể xảy ra trường hợp chưa có đủ căn cứ để khẳng định ch ính xác tội danh nên việc quy định này tạo điều kiện cho các cơ quan trên khắc phục những sai sót. Viện kiểm sát là cơ quan có thẩm quyền thực hành quyền công tố nên việc quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát mang tín h độc lập, không cần sự phê chuẩn. Điều này khác với quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố của CQĐT. Bởi lẽ, quyền này của CQĐT không độc lập mà phụ thuộc vào thẩm quyền phê chuẩn của Viện kiểm sát. Hay, để quyết định đó có hiệu lực thì CQĐT phải có trách nhiệm gửi quyết định đó đến Viện kiểm sát để được xem xét và phê chuẩn.

Đồng thời, Viện kiểm sát cũng có trách nhiệm xem xét, phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của CQĐT. Khi thấy quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của CQĐT có căn cứ và hợp pháp, Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn và ngược lại thì ra quyết định hủy bỏ quyết định đó.

Một vấn đề nữa về thực hành quyền công tố trong việc khởi tố bị can là việc Viện kiểm sát có thẩm quyền trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can. Quyền này được thực hiện trong trường hợp CQĐT đã kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát. Điều này có nghĩa là, Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can và gửi quyết định đó cho CQĐT để tiến hành điều tra bổ sung, sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra của CQĐT mà Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án mà chưa bị khởi tố.

Tóm lại, khởi tố bị can là những biện pháp phát động quyền công tố. Sau khi quyền công tố được phát động, đòi hỏi CQĐT phải tiến hành điều tra để làm rõ vấn đề có tội phạm xảy ra hay không, xác định người có lỗi trong khi thực hiện tội phạm.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)