CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG
3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
3.2.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
3.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại
Để xảy ra những hạn chế, tồn tại nêu trên do có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do:
Thứ nhất, nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ trả hồ sơ bổ sung còn chiếm tỷ lệ cao, do hoạt động điều tra là một khâu có tính quyết định trong toàn bộ quá trình tố tụng.
Hoạt động công tố cũng như xét xử là những hoạt động tiếp theo để tiếp tục đưa ra việc kiểm tra và đánh giá công khai kết quả của hoạt độ ng điều tra, mà giai đoạn kết hay hệ quả của hoạt động này là quyết định việc buộc tội hay không buộc tội.58 Do vậy, hoạt động điều tra phải gắn kết mật thiết với hoạt động công tố hoặc chí ít cũng phải dưới sự chỉ đạo của hoạt động công tố.
Nếu không điều tra hoặc kh ông trực tiếp chỉ đạo điều tra thì Kiểm sát viên không có điều kiện để kết tội. Đồng thời, nếu không trực tiếp điều tra hoặc không chỉ đạo điều tra thì khó có thể nắm bắt nội dung của hành vi phạm tội. Bởi xét về bản chất hoạt động điều tra thu thập chứng cứ của CQĐT nằm trong hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND. Nếu như hoạt động điều tra nằm trong hoạt động thực hành quyền công tố, cơ quan công tố phải trực tiếp điều tra và trong trường hợp không tiến hành hoạt động điều tra thì phải trực tiếp chỉ đạo quyết định nội dung cần điều tra. Trong khi đó, pháp luật nước ta tách hoạt động điều tra và công tố làm hai công đoạn khác nhau và do những chủ thể khác nhau đảm nhiệm. Mặc dù pháp luật quy định hoạt động điều tra phải đặt dưới sự kiểm sát của VKSND nhưng cơ quan công tố do không chỉ đạo trực tiếp điều tra nên công tác kiểm sát điều tra rất khó thực hiện.
Mặt khác, CQĐT và VKSND không cùng nằm trong một hệ thống cơ quan nhà nước độc lập, tức là VKSND là cơ quan nhà nước độc lập còn CQĐT lại trực thuộc Bộ Công an. Do đó, quan hệ giữa hai cơ quan này không phải là mối quan hệ cấp trên, cấp dưới, đồng thời cũng không có sự ràng buộc về mặt hành chính. Cho nên, cơ quan công tố không thể chỉ đạo nội dung điều tra theo hướng của mình mà việc điều tra vẫn theo sự chỉ đạo của cơ quan hành chính. Và trong thực tiễn mối quan hệ này dường như là mối quan hệ ngang cấp. Do đó, quyết định và yêu cầu của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên đối với CQĐT, Điều tra viên tùy thuộc vào mối quan hệ mà rơi vào một trong ba trạng t hái: Không được thực hiện, thực hiện một cách hình thức hoặc thực hiện. Trong trường hợp các yêu cầu, quyết định của Viện
58 Lý Văn Chính:Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6 2005, tr.50.
kiểm sát, kiểm sát viên không được thực hiện hoặc thực hiện một cách hình thức thì VKSND cũng không có cách nào ngoài việc tiếp tục đề nghị CQĐT thực hiện hoặc đành thôi không đề nghị nữa. Từ đó có thể thấy, biện pháp tiếp tục đề nghị này không đủ tầm để buộc CQĐT, Điều tra viên thực hiện các quyết định, yêu cầu của Viện kiểm sát, của Kiểm sát viên.
Thực tiễn các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra chỉ là những quy định trên giấy, ít có giá trị thực hiện.59 Điều này làm cho quyền công tố trở nên không thực quyền, bị đặt vào tình thế sự đã rồi, nên dẫn đến hệ quả là nhiều khi kết quả điều tra không phục vụ cho hoạt động công tố, tạo ra sự cắt khúc giữa điều tra và công tố. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ án oan, sai hoặc bị đình chỉ điều tra, bị hoàn trả hồ sơ để điều tra bổ sung, từ đó cũng dẫ n đến việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án, đồng thời không đảm bảo cho chất lượng điều tra và công tố.
Thứ hai, BLTTHS chưa phân định được thẩm quyền chỉ đạo tố tụng đối với hoạt động điều tra và thẩm quyền chỉ đạo nghiệp vụ điều tra. Do đó, mối quan h ệ giữa Kiểm sát viên và Điều tra viên cũng không được rõ ràng, rành mạch. Thẩm quyền chỉ đạo nghiệp vụ điều tra thì đương nhiên thuộc về Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT. Còn thẩm quyền chỉ đạo tố tụng điều tra thì còn có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT cần phải có cả thẩm quyền chỉ đạo tố tụng điều tra đối với Điều tra viên. Còn Kiểm sát viên chỉ thực hiện quyền kiểm sát hoạt động điều tra. Nhưng có quan điểm khác lại cho rằng, thẩm quyền chỉ đạo tố tụng điề u tra phải trao cho Kiểm sát viên. Đây là vấn đề rất quan trọng để bảo đảm hoạt động công tố gắn với hoạt động điều tra trong khi CQĐT còn trực thuộc Bộ chủ quản, không nằm trong Viện kiểm sát. Quan điểm này cũng xuất phát từ thực tiễn phối hợp giữa CQĐT v à Viện kiểm sát trong thời gian qua và từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. Người viết đồng tình với quan điểm này, chúng ta cần có cách nhìn mới về mối quan hệ giữa CQĐT và Viện kiểm sát và phải xuất phát từ bản chất của sự việc mà phân định thẩm quyền cho phù hợp và tránh tình trạng “Quyền anh, quyền tôi” gây khó khăn cho hoạt động tố tụng.
Nếu đem so sánh về mặt tổ chức các cơ quan tiến hành tố tụng, thì nước ta cũng giống như một số nước cơ bản trên thế giới như Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp... CQĐT không nằm trong cơ quan công tố (Viện kiểm
59 Vũ Mộc:Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra, thực hiện cơ chế gắn côn g tố với hoạt động điều tra, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10, 2009, tr.77.
sát), nhưng cơ quan công tố của các nước này có vai trò chỉ đạo tố tụng điều tra rất có hiệu lực và hiệu quả. Sở dĩ, họ làm được như vậy là vì: BLTTHS của các nước phân biệt rất cụ thể và rõ ràng giữa thẩm quyền chỉ đạo điều tra theo pháp luật tố tụng hình sự và thẩm quyền chỉ đạo hoạt động điều tra theo nghiệp vụ điều tra.
Thẩm quyền chỉ đạo tố tụng điều tra do Công tố viên đảm nhiệm, còn thẩm quyền chỉ đạo nghiệp vụ điều tra do Thủ trưởng của Điều tra viên thực hiện. Ở Đức, Công tố viên có vai trò chỉ đạo trong quá trình điều tra, đây là một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự. Nguyên tắc này xuất phát từ đòi hỏi tất yếu của hoạt động điều tra tội phạm. Khi quyền tư pháp được tách khỏi quyền hành pháp, lập pháp, đến lượt nó, khi xã hội ngày càng phát triển và đòi hỏi tính khách quan trong hoạt động xét xử của Tòa án ở cấp độ cao hơn, thì vấn đề phân chia, tách bạch giữa thẩm quyền xét xử và thẩm quyền công tố là vấn đề tất yếu. Khi tổ c hức cơ quan công tố được thành lập thì đồng thời cũng có quyền hạn và trách nhiệm tiến hành điều tra tội phạm. Điều này hợp logic, vì muốn truy tố kẻ phạm tội, Công tố viên phải có trong tay các chứng cứ để chứng minh rằng người đó chính là người đã thực h iện hành vi phạm tội. Do đó, điều tra và công tố luôn gắn chặt với nhau. Khi xét xử trước Tòa, Công tố viên là người chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả, chất lượng điều tra trước Nhà nước, còn CQĐT, Điều tra viên là ai xã hội ít quan tâm. Do đó, nếu tách công tố khỏi điều tra và ngược lại tách điều tra khỏi công tố sẽ biến hoạt động công tố thành hình thức, là người phát ngôn, người chịu trách nhiệm thay cho CQĐT sẽ phiến diện, thiếu khách quan và như vậy, công tố nước ta sẽ rơi vào tình trạng của một nền công tố mượn hay nền công tố thuê như ở một số nước theo truyền thống luật án lệ.60
Ngoài ra, đối với tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung như đã nêu, một nguyên nhân không thể phủ nhận, là do Kiểm sát viên còn buông lỏng trách nhiệm, không bám sát các hoạt động thu thập chứng cứ, lập hồ sơ vụ án, xử lý vật chứng của CQĐT. Đáng lưu ý còn tình trạng bị trả hồ sơ nhiều lần mà vẫn chưa đủ chứng cứ kết tội bị cáo. Đối với án kinh tế, tham nhũng lớn và các vụ án nghiêm trọng khác về ma túy, buôn lậu còn nhiều vi phạm trong việc xác định chứng cứ, tội danh và áp dụng thủ tục tố tụng hình sự; còn tình trạng việc giải quyết vụ án bị kéo dài. Việc phân công cán bộ làm công tác công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều
60 Vũ Mộc:Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra, thực hiện cơ chế gắn công tố với hoạt động đi ều tra,Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10, 2009, tr.77-78.
tra vụ án phức tạp, nghiêm trọng, có nơ i, có việc còn bố trí Kiểm sát viên kém năng lực, không đủ khả năng, thiếu những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết đảm nhiệm.
Thứ ba, các quy định hiện hành của pháp luật nước ta về chế độ trách nhiệm của VKSND khi thực hành quyền công tố còn nhiều bất c ập, dẫn đến Viện kiểm sát không thực quyền trong hoạt động tố tụng điều tra. Trong khi CQĐT tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm, khởi tố hầu hết các vụ án xảy ra và chịu trách nhiệm lập hồ sơ, chứng cứ, tiến hành truy tìm thủ phạm, thì hoạt động thực hành quyền công tố chỉ được tiến hành trên hồ sơ của CQĐT, nên sự can thiệp của Viện kiểm sát vào hoạt động điều tra rất hạn chế. Tuy pháp luật đã quy định rằng, CQĐT có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát , nhưng nhận thấy, đó mới chỉ là sự ràng buộc về hình thức thủ tục pháp lý, còn nội dung các hoạt động điều tra như thế nào lại phụ thuộc chủ yếu vào Điều tra viên dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT.61
Thứ tư, tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp cả về tính chất nguy hiểm và thủ đoạn phạm tội, công tác dự báo tình hình tội phạm chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, việc quản lý tin báo, tố giác gặp nhiều khó khăn. Do pháp luật thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm của chính quyền cơ sở và cơ quan nhà nướ c trong việc cung cấp tin báo nên dẫn đến tình trạng bị động hoặc không kịp thời trong việc phòng ngừa và đấu tranh đối với tội phạm về hình sự. Năng lực của một số Điều tra viên và Kiểm sát viên chưa đáp ứng được yêu cầu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Một bộ phận Kiểm sát viên chưa tích cực nghiên cứu sâu văn bản pháp luật.
Ý thức trách nhiệm cá nhân của Kiểm sát đối với công việc chưa cao, chưa thực hiện đầy đủ các quy trình nghiệp vụ cũng như các quy định của pháp luật nên dẫn đến mắc phải những sai lầm nhất trong hoạt động khởi tố,điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự.62
Qua phân tích những những hạn chế và nguyên nhân của công tác thực hành quyền công tố. Người viết đưa ra một số kiến nghị để khắc phục những hạn chế đó nhằm hoàn thiện chức năng thực hành quyền công tố trong giai đoạn hiện nay.
61 Đỗ Văn Đương: Cơ quan thực hành quyền công tố trong cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7, 2006, tr.12.
62 Trương Bá Hùng:Thực trạng, kinh nghiệm và một số giải pháp nhằm tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Kiểm sát, số 16, 2012, tr. 48.