Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TRANH THÊU TAY XQ SÀI GÒN (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập những tài liệu sẵn có và có liên quan thông qua các dữ liệu thứ cấp, thông qua sách báo, Internet và các tài liệu giáo viên hướng dẫn cung cấp cùng với các số liệu được cung cấp bởi Công ty TNHH Tranh Thêu Tay XQ Sài Gòn.

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Đến trực tiếp công ty để thu thập thông tin thông qua hình thức phỏng vấn chuyên gia là những người quản lý và các nhân viên. Đồng thời, tiến hành điều tra khách hàng của công ty.

Phương pháp điều tra nghiên cứu thị trường

Do giới hạn về thời gian, kinh phí và nguồn nhân lực để thực hiện nghiên cứu thị trường, cho nên tôi chỉ điều tra cỡ mẫu nhỏ và mang tính chất thăm dò xem sự nhận biết thương hiệu tranh thêu XQ Sài Gòn tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Công cụ nghiên cứu: là phiếu câu hỏi. Đây là công cụ phổ biến nhất để thu thập những số liệu ban đầu. Phiếu câu hỏi là một bảng liệt kê những câu hỏi để cho người nhận phiếu trả lời chúng.

Kế hoạch lấy mẫu:

+ Đơn vị mẫu: là những khách hàng có mức thu nhập trung bình đến cao, trong phạm vi đề tài này thì đó là những khách hàng trong nhật ký bán hàng của công ty và khách hàng đến phòng tranh. Mẫu thuận tiện giúp người nghiên cứu chọn những người dễ tiếp cận để khai thác thông tin

+ Quy mô mẫu: sử dụng ước lượng sau:

2 2 2

e s N = z

Trong đó:

z: số chuẩn hóa tương ứng với độ tin cậy, z = 1,96 ứng với độ tin cậy là 95%

s: độ lệch chuẩn, s = 5/6

e: khoảng sai số chấp nhận, ước lượng thăm dò thường được sử dụng nhất là trong khoảng e = ±0,2

Qua tính toán ta lấy mẫu N = 67 mẫu và phương pháp thực hiện điều tra khách hàng là phỏng vấn trực tiếp người được điều tra.

Phương pháp xử lý số liệu + Bước 1: Sàng lọc câu trả lời

Những mẫu điều tra mà hầu hết những câu hỏi quan trọng bị bỏ qua hoặc trả lời không nghiêm túc.

Tổng số mẫu điều tra là 67 mẫu, thu về được 67 mẫu, trong đó có 65 mẫu hợp lệ. Do điều tra với hình thức hỏi từng khách hàng nên đảm bảo không có sự chênh lệch giữa số mẫu phát ra và số mẫu thu vào, đồng thời người phỏng vấn sẽ tiến hành hướng dẫn và đánh chọn vào mẫu điều tra nên trên 97% số mẫu là hợp lệ (vẫn đảm bảo được tính khách quan vì người phỏng vấn viên cam kết phản ánh đúng sự lựa chọn của người được phỏng vấn).

+ Bước 2: Mã hoá dữ liệu

Kết quả khảo sát 65 mẫu điều tra được tổng hợp và xử lý, tính toán, so sánh và biểu hiện qua các bảng biểu với sự hỗ trợ của phần mềm Excel. Và công cụ xử lý là sử dụng phần mềm Excel để phân tích số liệu.

3.2.3. Phương pháp phân tích

a. Phân tích định tính: sử dụng các thông tin có sẵn và tự nghiên cứu để phân tích, từ đó nêu lên thực trạng của công ty.

b. Phân tích định lượng: đánh giá hoạt động của công ty thông qua các chỉ tiêu đánh giá như: tỷ lệ tăng giảm năm sau so với năm trước, phương pháp chênh lệch, phương pháp tỷ lệ, đếm số phần trăm, …

c. Phương pháp phân tích ma trận SWOT - Nội dung

Ma trận SWOT là một công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược sau: các chiến lược điểm mạnh - cơ hội (S/O), chiến lược điểm yếu - cơ hội (W/O), chiến lược điểm mạnh - nguy cơ (S/T) và chiến lược điểm yếu - nguy cơ (W/T).

34

Cách thức phân tích là dựa vào những cặp ăn ý để đề ra những phương hướng chiến lược.

- Đặc điểm

+ Kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài.

+ Mang tính trừu tượng và cảm tính cao, do đó đòi hỏi phải có sự phán đoán tốt.

+ Kết quả chưa phải là lựa chọn cuối cùng.

- Các bước tiến hành

Để lập một ma trận SWOT, cần trải qua các bước sau:

+ Bước 1: Liệt kê các cơ hội (Opportunities).

+ Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa, nguy cơ (Treats).

+ Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong của DN (Strengths).

+ Bước 4: Liệt kê những điểm yếu bên trong của DN (Weakness).

+ Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong (S) với cơ hội bên ngoài (O) và ghi kết quả của chiến lược này vào ô S/O.

+ Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong (W) với cơ hội bên ngoài (O) và ghi kết quả của chiến lược này vào ô W/O.

+ Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong (S) với mối đe dọa bên ngoài (T) và ghi kết quả của chiến lược này vào ô S/T.

+ Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong (W) với đe dọa bên ngoài (T) và ghi kết quả của chiến lược này vào ô W/T.

Kỹ thuật phân tích SWOT là kỹ thuật cơ bản được sử dụng trong phân tích môi trường hiện nay. Kết quả phân tích thường dùng như là những tiền mục tiêu của đơn vị. Quá trình phân tích phức tạp đòi hỏi quá trình lựa chọn yếu tố phải thực chính xác.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TRANH THÊU TAY XQ SÀI GÒN (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)