Các đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TRANH THÊU TAY XQ SÀI GÒN (Trang 59 - 62)

4.4. Định vị thương hiệu Tranh Thêu Tay XQ

4.4.2. Các đối thủ cạnh tranh

a. Đối thủ cạnh tranh trong ngành - Tranh Thêu Tay Cẩm tú

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ sở thêu đa số sản xuất sản phẩm bằng máy.

Sản phẩm thêu máy có thời gian hoàn thiện nhanh, giá rẻ, sản xuất được số lượng lớn, mẫu mã đa dạng và được thiết kế trên máy vi tính. Còn các cơ sở thêu tay chủ yếu nhận thêu gia công trên quần áo, nón, vải và chưa có thương hiệu riêng. Với thị phần chiếm 25,3% Công ty TNHH Cẩm Tú là một đối thủ lớn của XQ Sài Gòn.

Trong những năm gần đây Tranh Thêu Tay Cẩm Tú đã và đang trên đà phát triển mạnh đã chia bớt thị trường của Tranh Thêu Tay XQ Sài Gòn.

* Điểm mạnh:

+ Có nguồn lực tài chính mạnh và có những đối tác nước ngoài lâu năm

48

+ Sản phẩm chủ yếu của Cẩm Tú là tranh thêu nổi. Ngoài các kỹ thuật thêu truyền thống, tranh thêu Cẩm Tú còn áp dụng kỹ thuật thêu nhiều lần tạo độ nổi, hình khối cho tác phẩm. Tác phẩm thêu tiêu biểu là hình rồng thêu nổi chỉ ánh vàng

+ Có đội ngũ nhân viên tiếp thị và tư vấn trang trí nội thất khá mạnh

+ Tay nghề của nghệ nhân ngày càng điêu luyện, các tác phẩm ngày càng có giá trị và chất lượng hoàn thiện hơn những năm trước.

+ Cũng đã có một lượng khách hàng khá lớn.

+ Đã xây dựng website, trang web được thiết kế sinh động, hấp dẫn, có phần nhạc hiệu đặc trưng.

* Điểm yếu:

+ Mẫu mã và cách phối hợp màu sắc trên sản phẩm vẫn chưa phong phú bằng tranh của XQ hay Hữu Hạnh

+ Công ty chú trọng đến công tác xúc tiến bán hàng và giới thiệu trực tiếp khách hàng. Ít có các hoạt động quảng bá thương hiệu, kênh phân phối chưa có nhiều và chỉ tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Trang Web thiết kế bằng tiếng Anh nên gặp khó khăn cho khách hàng trong nước khi muốn tìm hiểu về Tranh Thêu của Cẩm Tú.

- Tranh Thêu Tay Hữu Hạnh

Tại Đà Lạt, tranh thêu Hữu Hạnh là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của thương hiệu tranh thêu XQ. Từ những năm đầu mới thành lập, XQ và Hữu Hạnh là hai thương hiệu tranh thêu tay nổi tiếng, tồn tại song song như một sản phẩm du lịch của Đà Lạt. Nếu nói các loại rau, hoa hay các sản phẩm mứt là đặc sản đặc trưng cho xứ sở sương mù này mà bất kỳ người nào khi đến đây đều có thể mua về thì tranh thêu tay lại được xem như là thứ đặc sản cao cấp dành riêng cho tầng lớp trung lưu, thượng lưu và khách ngoại quốc.

* Điểm mạnh:

+ Sản phẩm làm ra ít nhưng có giá trị và tính nghệ thuật cao.

+ Chủ DN trực tiếp làm ra sản phẩm và dạy nghề, đảm bảo uy tín của thương hiệu.

+ Đạt được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi hội chợ

+ Đặc biệt có lợi thế về tranh phong cảnh và các loại tranh nghệ thuật

+ Chất lượng sản phẩm được kiểm tra ngay từ những khâu đầu tiên nên có uy tín về sản phẩm.

+ Thực hiện tốt công tác PR, được sự quan tâm của các ban ngành tại địa phương qua công tác từ thiện hoạt động xã hội

+ Giá cả tương đối phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng

* Điểm yếu:

+ Về quy mô, tuy đã thành lập công ty sau khi chuyển quyền sở hữu thương hiệu nhưng vẫn chưa phát triển mạnh.

+ Số lượng tranh sản xuất chưa được nhiều.

+ Thương hiệu quen thuộc với người dân địa phương và một số nơi nhưng khó nhớ đối với người nước ngoài

+ Chưa thiết lập trang Web riêng cho thương hiệu, ngoài hoạt động PR mạnh thì các hoạt động Marketing khác hầu như chưa được đầu tư sâu.

b. Đối thủ cạnh tranh ngoài ngành - Tranh Đông Hồ

Là loại hình tranh dân gian độc đáo của Việt Nam, được làm từ những chất liệu cũng hết sức dân dã: giấy làm từ cây dó, bồi điệp là lớp bột màu trắng óng ánh được nghiền từ vỏ ốc, sò, màu đỏ từ gạch non, màu vàng từ hoa điệp vàng, màu đen từ lá tre đốt … Tranh Đông Hồ không vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà được in từ các bản vẽ mẫu của các nghệ sĩ dân gian

Có giá trị truyền thống, mang đậm phong cách thuần Á Đông. Nhưng mẫu mã không đa dạng chủ yếu là tranh cuộc sống làng quê xưa của Việt Nam.

- Tranh cát

Những bức tranh tinh xảo, đủ màu sắc trong những ly thủy tinh, bình pha lê, khung kiếng… thể hiện phong cảnh, thư pháp, con thú, hay cả chân dung những bậc danh nhân. Tranh cát hiện nay ngày

50

một trở nên hiện đại hơn khi các nghệ nhân khai thác thêm nhiều màu cát nhuộm để thể hiện những bức tranh treo tường theo phong cách “họa cát” sang trọng và lộng lẫy.

Là sản phẩm mới, độc đáo nhưng màu sắc và đề tài hạn chế.

- Tranh sơn mài

Nội dung thể hiện thường là phong cảnh làng quê, các điển tích. Chất liệu truyền thống để tạo nên một bức tranh sơn mài thường là: sơn then, sơn cánh gián, bạc – vàng thiếp, vỏ ốc, vỏ trai, bột điệp, ngày nay còn thêm một số chất liệu mới như: vỏ trứng, cật tre…

Tranh sơn mài được ưa chuộng bởi sự công phu trong quá trình làm tranh, độ bóng và chiều sâu thu hút khách thưởng lãm. Là mặt hàng truyền thống, tuy nhiên cũng như tranh cát, tranh Đông Hồ thì mẫu mã của tranh sơn mài không đa dạng và ngành nghề đang bị mai một, thị trường đang bảo hòa.

- Tranh đá quý

Với những viên đá quý được khai thác từ các hầm mỏ tại Việt Nam, các nghệ nhân tranh đá quý khéo léo chế tác làm nên những bức tranh tuyệt đẹp, lung linh, lấp lánh sắc màu. Tranh đá quý Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường thế giới vì được làm hoàn toàn bằng chất liệu tự nhiên, không pha màu nhân tạo nên màu sắc óng ánh, sống động. Là mặt hàng trang trí nội thất sang trọng, mới lạ.

Dù mới xuất hiện vài năm gần đây nhưng tranh đá quý đã được giới sành điệu ưa chuộng vì tính chất sang trọng và quý phái của nó. Chủ yếu là tranh phong cảnh, cuộc sống của con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TRANH THÊU TAY XQ SÀI GÒN (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)