Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam sau hai năm gia nhập WTO

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TRANH THÊU TAY XQ SÀI GÒN (Trang 47 - 50)

Nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hơn 2 năm. Đây là quãng thời gian chưa đủ dài để có thể đánh giá và nhìn nhận đầy đủ tác động của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam.

Đồng thời với việc gia nhập WTO, nước ta cũng đã và đang tham gia nhiều hiệp định tự do thương mại khu vực với mức độ mở cửa cao hơn cam kết trong WTO (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); các khu vực mậu dịch tự do ASEAN + 1).

Những khác biệt trong cam kết giữa các hiệp định thương mại có thể tạo ra hiệu ứng thương mại và đầu tư khác nhau. Hơn nữa, từ đầu năm 2007 đến nay tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam còn chịu nhiều tác động tương tác giữa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác. Biến động phức tạp của nền kinh tế toàn cầu (giá dầu, giá lương thực leo thang, và đặc biệt khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế của Hoa Kỳ) cũng làm cho việc đánh giá tác động này đối với nền kinh tế trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên, thực tế diễn biến của các chỉ số kinh tế-xã hội năm 2007 - 2008 có thể bước đầu giúp nhìn nhận tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của việc gia nhập WTO.

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 5/2/2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khoá X về “Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO” cũng đã chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế khi nước ta gia nhập WTO.

Điều rõ ràng là thời gian 2 năm qua đã để lại những dấu ấn đáng ghi nhớ, không chỉ với nhiều chỉ số thống kê khác biệt đáng kể so với những năm trước, mà còn với cả những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh hay chưa lường hết.

36 4.1.1. Về kinh tế

Bảng 4.1. Các Chỉ Tiêu Kinh Tế Sau Hai Năm Gia Nhập WTO ĐVT: %

Khoản mục Năm 2007 Năm 2008

Kim ngạch xuất khẩu 21 29,5

Tổng đầu tư xã hội 44 43,1

Tốc độ tăng trưởng GDP 8,5 6,23

Tỷ lệ lạm phát 12,6 19,98

Nguồn tin: Thông Tin Tổng Hợp Qua bảng 4.1, ta thấy kim ngạch xuất khẩu năm 2007 và 2008 tương ứng đạt 48,6 tỷ và 62, 9 tỷ USD, tăng tương ứng 21,9% và 29,5% so với năm 2006. Riêng năm 2008 nếu loại trừ trị giá tái xuất sắt thép, vàng và yếu tố tăng giá thì xuất khẩu hàng hoá chỉ tăng 13,5%. Như vậy có thể nói, xuất khẩu vẫn chưa thể hiện mức độ bứt phá so với các năm trước.

Về tổng đầu tư xã hội, năm 2007 đạt tới 44% GDP và năm 2008 ước khoảng 43,1% GDP. Các con số về vốn cam kết và thực hiện giải ngân tương ứng năm 2008 là 60,3 tỷ USD và 11,5 tỷ USD. Vốn đầu tư nhà nước năm 2007 vẫn chiếm tỷ trọng tới 47,2% tổng vốn đầu tư xã hội. Đặc biệt, đầu tư của khu vực Doanh Ngiệp Nhà Nước năm 2007 tăng rất mạnh. Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước trong tổng vốn đầu tư xã hội đã giảm đáng kể, từ 37 - 38% giai đoạn 2004 - 2006 xuống còn 31,6% năm 2007. Đến năm 2008, vốn đầu tư nhà nước chiếm tỷ trọng 41,3% tổng vốn đầu tư xã hội; trong khi đó khu vực ngoài nhà nước chiếm 41,3% và khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 29,8%.

Về tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 tiếp tục đà tăng trưởng của những năm trước đó và đạt 8,5%. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế chậm cải thiện. Tăng trưởng GDP năm 2008 chỉ đạt 6,23%.

Bảng 4.2. Tăng Trưởng GDP của Việt Nam Năm 2004 – 2008 ĐVT: % Khoản mục Năm

2004 2005 2006 2007 2008

GDP 7,8 8,4 8,2 8,5 6,23

Nguồn tin: Vietnamnet.vn

Hình 4.1. Đồ Thị Thể Hiện Tăng Trưởng GDP của Việt Nam Năm 2004 – 2008

7,8 8,4 8,2 8,5

6,23

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

2004 2005 2006 2007 2008 Năm

Nguồn tin: Vietnamnet.vn Về tỷ lệ lạm phát (tốc độ thay đổi chỉ số giá tiêu dùng CPI so với tháng 12 năm trước) năm 2007 là 12,6% và năm 2008 – 19,98%. Đây là 2 năm có lạm phát cao kỷ lục có sự leo thang kể từ năm 1995. Có nhiều nguyên nhân, song sự lúng túng, bất cập trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là trong năm 2007 và quí I/2008 đã làm xấu thêm tình hình.

4.1.2. Về chính trị

Việt Nam có nền chính trị khá ổn định, tạo ra môi trường thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Điều này đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam. Chính phủ đã và đang tiến hành đầu tư các dự án quy hoạch tổng thể trên 8 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Quy hoạch xây dựng các khu dân cư, khu công nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục để nâng cao trình độ dân trí và chăm sóc đời sống, sức khoẻ của người dân. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để ngành du lịch Việt Nam phát triển mạnh.

4.1.3. Về xã hội

Việc gia nhập WTO năm 2007 chưa để lại dấu ấn đáng kể đối với tạo việc làm.

Số lao động có việc làm năm 2007 và 2008 tăng tương ứng 2,3% và 2,0%. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm, song tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên lại tăng. Trong khi tiền lương bình quân của người làm công ăn lương năm 2007 tăng gần 10% so với

38

năm 2006, thì lạm phát tăng quá cao làm cho thu nhập thực của số đông người lao động bị giảm sút. Tăng trưởng kinh tế năm 2008 chậm lại, một bộ phận doanh nghiệp đình trệ dẫn đến tình trạng mất việc làm và thu nhập giảm. Đình công của công nhân trong những tháng đầu năm 2008 diễn ra nhiều so với những năm trước. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15,5% năm 2006 xuống còn 14,8% năm 2007 và 13,5% năm 2008. Tuy nhiên, chuẩn nghèo được tính toán vào năm 2005 không còn thích hợp, nhất là sang năm 2008 khi lạm phát tiếp tục gia tăng. Tình trạng thiếu đói vẫn xảy ra ở một số vùng, nhất là những vùng bị thiên tai.

Bảng 4.3. Tỷ Lệ Lao Động Có Việc Làm và Tỷ Lệ Hộ Nghèo ĐVT: %

Khoản mục Năm 2007 Năm 2008

Số lao động có việc làm 2,3 2,0

Tỷ lệ hộ nghèo -14,8 -13,5

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TRANH THÊU TAY XQ SÀI GÒN (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)