Nguyên nhân của những bất cập

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng ở việt nam và trung quốc nghiên cứu so sánh và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 40 - 43)

Chương 1 ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VỆT NAM TRONG Bối CẢNH HỘI NHẬP

1.4. Đánh giá chung về quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1.4.3. Nguyên nhân của những bất cập

- Khuôn khổ pháp lý về tiền tộ và hoạt động ngân hàng còn bất cập và chưa đồng bộ. Nhiều qui định, chính sách trong lĩnh vực ngân hàng chưa phù hợp với nguyên tắc thị trường và các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Mật khác, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước nói chung chưa đồng bộ, hoàn chỉnh và có hiệu quả, vì vậy còn có mặt chưa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của NHNN (Luật Lao động, Luật Ngân sách Nhà nước, chính sách tài chính công, chính sách quản lý đầu tư trong nước và nước ngoài,...). NHNN bị ràng buộc quá mức với vị trí là cơ quan ngang Bộ và được đối xử như các cơ quan bộ chủ quản;

1 Theo báo cáo dánh giá cua Cồng ty Tư vấn Emst & Young (thanngs 6/2006), có đến 19/25 nguyén tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu của Uy ban Giám sát ngân hàng Basel mà Thanh ira Ngân hàng phân lớn chưa tuân

- Tính độc lập. tự chủ, tự chịu trách nhiệm cua NHNN trong hoạt độna còn nhiều hạn chế. Điều này không tạo ra động lực bên trong ihúc đẩy cải cách mạnh mẽ NHNN.

NHNN phải đồng thời thực hiện nhiều mục tiêu vốn dĩ có tính chất xung đội nhau trong ngắn hạn (lăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát và bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng). NHNN còn chịu nhiều sự chi phối trực tiếp của Chính phủ và sự can ihiệp của nhiều cơ quan chức năng trong quá trình điều hành CSTT. NHNN được trao rất nhiều nhiệm vụ để thực hiện nhiều mục tiêu khác nhau song quyền hạn và các nguồn lực được trao rất hạn chế;

- Thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, đặc biệi là thị trường chứng khoán, thị trường lao động, thị trường bất động sản và thị trường hàng hóa còn ách tắc và kém hiệu quả. Thị trường tài chính phát triển mất cân đối, thiếu đồng bộ và kém hiệu quả. Thị trường vốn vẫn đang ở giai đoạn sơ khai, qui mô nhỏ, chưa phát triển, vì vậy hệ thống ngân hàng đóng vai trò là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, kể cả vốn đầu tư trung, dài hạn. Áp lực vốn lớn đè nặng lên hệ thống ngân hàng gây khó khăn cho điều hành tiền tệ của NHNN và tăng mức độ tập trung rủi ro vào hệ thống ngân hàng;

- Nền kinh tế thị trường ở nước ta còn ở trình độ phát iriển thấp. Môi trường kinh tế vĩ mô chưa ổn định vững chắc, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định và môi trường kinh doanh còn nhiều rủi ro;

- Qui định về quản lý cán bộ, công chức, hệ thống khuyến khích đào tạo, sử dụng nhân lực bị bó hẹp trong khuôn khổ hành chính nhà nước không phù hợp với đặc điểm ngân hàng trung ương theo thông lệ quốc tế và không tạo điều kiện cho NHNN phát triển nguồn nhân ỉực có chất lượng cao.

Nguyên nhăn chủ quan

- NHNN và Chính phủ chậm đưa ra chiến lược phát triển tổng thể dài hạn cùng với lộ trình và các giải pháp triển khai cụ thể. Vì vậy, tính đồng bộ và triệt để trong cải cách trên các mặt của NHNN còn hạn chế. Định hướng phát triển của NHNN và hệ thống NHTM chủ yếu mang tính chất đối phó tình huống đã nảy sinh hoặc thực sự đã trở thành mối đe dọa. Những chính sách, biện pháp điều chỉnh của NHNN phổ biến mang tính chất tình thế và ngắn hạn trong khi môi trường tiền tệ, ngân hàng lại luôn bị tác động bởi tiến trình cải cách và hội nhập quốc tẽ;

- Mặc dù xuât phái điểm tháp, nhung lốc độ cái cách thê ché, hoạt độne. côns nghệ và quản lý của hệ thống ngân hàng Việt Nam diễn ra chậm, theo kiéu mò mẫm.

ngập ngùng, thiếu những quyết sách mang tính đột phá. Tư duy và cách làm chậm đổi mới theo nguyên tắc thị trường. Tinh trạng níu kéo. duy trì cơ chê quản lý cũ khá phổ biến;

- Năng lực, trình độ cán bộ của NHNN còn yếu về quản lý vĩ mô và nghiệp vụ ngân hàng theo cơ chế thị trường, song lại thiếu chính sách hợp lv trong việc bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt trong việc tiếp cận và triển khai các thông lệ và thực hành tiên tiến về tổ chức và hoạt động ngân hàng trung ương.

Điều hành kinh doanh của các TCTD chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện kinh tế thị trường, cạnh tranh và hội nhập quốc tế;

- NHNN chưa thiết lập được cơ chê quản trị, điều hành hợp lý trong nội hộ NHNN để hướng hoạt động của toàn bộ các đơn vị thuộc NHNN đến việc thực thi nhiệm vụ trọng tâm nhất là ổn định giá trị đồng tiền và góp phần bảo đảm an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng. Lợi ích cục bộ hoặc xung đột lợi ích giữa các đơn vị trong nội bộ trở thành lực cản kìm hãm hiệu quả hoạt động và quá trình cải cách NHNN, kể cả cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực ngân hàng.Tính minh bạch về hoạt động và trách nhiệm giải trình của NHNN đối với việc thực hiện các mục tiêu chính sách còn hạn chế;

- Hạ tầng công nghệ và hộ thống thanh toán của NHNN còn lạc hậu, bất cập về mặt quản lý, điều hành so với thông lệ và chuẩn mực quốc tế về các hệ thống thanh toán quan trọng. Hệ thống thông tin quản lý, chế độ thống kê, báo cáo, dự báo, phân tích còn nhiều yếu kém so với yêu cầu quản lý, điều hành hữu hiệu tiền tệ, tỷ gía, lãi suất theo cơ chế thị trường.

- Xuất phát từ sự hạn chế về tính độc lập của NHNN, vì vậy các nhiệm vụ quản lý nhà nước Irong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng như xử lý nợ xấu, tăng vốn điều lệ cho các NHTMNN và nhiều hoạt động khác thường không thuộc chức năng của NHTW trong nền kinh tế thị trường nhiều khi cản trở hiệu quả, hiệu lực điều hành CSTT của NHNN.

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng ở việt nam và trung quốc nghiên cứu so sánh và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)