Chương 2: CẢI CÁCH NGÂN HÀNG THUƠNG MẠI VIỆT N A M
2.1. Tổng quan về hệ thống NHTM Việt N am
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến 31/05/2008, các tổ chức tín dụng Việt Nam bao gồm 6 ngân hàng thương mại Nhà nước và 1 ngân hàng Chính sách xã hội; 30 NHTM cổ phần đô thị và 6 NHTM cổ phần nông thôn: 32 chi nhánh ncân hàng nước ngoài; 5 ngân hàng liên doanh; 55 văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam; 12 công ty tài chính; 13 công ty cho thuê tài chính; và 938 quỹ tín dụng nhân dân.
N hóm ngân hàng thương mại N hà nước
Nghiên cứu tổ chức hoạt động và quá trình phát triển của nhóm NHTM Nhà nuớc có thể khái quái những vân đề nổi bậl của nhóm ngân hàng này như sau:
- Là nhóm ngân hàng đã và đang chi phối thị phần huy động vốn và tín dụng, do được phép cung cấp toàn bộ dịch vụ ngân hàng nên NHTM Nhà nước có khả năng phát triển toàn diện dịch vụ nâng cao hiệu quả kinh doanh; nhờ lợi thế thị phần nên NHTM Nhà nước đạt mức tăng trưởng tài sản khá cao (bình quân tăng tài sản Nợ khoảng 22-30% và bình quân tăng trưởng tài sản Có khoảng 14-27%); nhưng đồng thời tỷ trọng dư nợ cho vay đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước cao nhất trong các nhóm ngân hàng, ở đây tiềm ẩn rủi ro vì khu vực doanh nghiệp này có xu hướng hoạt động kinh doanh ngày càng kém hiệu quả.
Đến nay, mặc dù,nhóm NHTM Nhà nuớc vẫn chián vị trí chi phối trên cả thị truờng huy động vốn và thị trường cho vay, nhung vị trí này đã nhuờng dần cho các loại hình ngân hàng khác. Nêu truớc đây nhóm NHTM Nhà nuóc thuờng chiárn đến 8(Fr thị trường, thì nay con số này đã giảm xuống còn khỏang 60%. Đây là xu huớng lành mạnh của thị truờng tài chính, phù họp với lộ trình cam kẽt của Việt nam vào WTQ
Bảng 2.1 : Các Ngân hàng Thương mại Nhà nước ở Việi Nam ( Đến ihời điểm 31 /05/2008)
Tên ngân hàng Vốn điều lệ (Tỷ VND)
Sô chi nhánh và SGD
1. Ngân hàng Công thương VN 7.587 138
2. Ngân hàng NN và PTNT VN 10.327 115
3. Ngân hàng Ngoại thương VN 4.403 59
4. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN 7.522 103 5. Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng 781 32 sông Cửu long
6. Ngân hàng Chính sách Xã hội VN 5.988 65 7. Ngân hàng Phát triển Việt Nam 5.000 62
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Là nhóm ngân hàng luôn duy trì thị trường truyền thống nhờ mạng lưới phái triển và có nhiều kinh nghiệm, song do mạng lưới rộng, mô hình tổ chức hoạt động truyền thống chậm đổi mới nên hệ quả là nhân lực quá đông, bộ máy cồng kềnh, hạn chế năng suất lao động;
Nhóm các NHTM cổ phần:
Đặc điểm tổng quát của nhóm NHTM cổ phần như sau:
- Quy mô thị phần còn nhỏ, chiếm khoảng 10% tổng thị phần trong nước; gần đây một số ngân hàng đã tăng cường mở rộng mạng lưới hoạt động để tăng nhanh thị phần và xu hướng thị phần của nhóm ngân hàng này sẽ tăng dần lên nhưng không đổng đều giữa các ngân hàng;
- Cùng với việc mở rộng mạng lưới, tập trung đầu tư công nghệ nên nhiều ngân hàng trong nhóm đã nâng cao đáng kể khả năng cung cấp dịch vụ nhất là các dịch vụ mới;
một số ngân hàng đã bắt đầu chuyển hướng cơ cấu thu nhập là tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ để giảm tỷ trọng thu nhập từ tín dụng; chú trọng nâng cao chất lượng quản trị, điều hành và hệ thống kiểm soát nội bộ;
- So với mức vốn pháp định thì đến nay tất cả các NHTM cổ phấn đều có vỏn cliéu lệ tối thiểu đáp ứng với yêu cầu của ihông lộ quốc tế, tỷ lệ an toàn vón bình quán của nhóm đã đáp ứng mức tối thiểu (8%).
- Quy mô vốn tự có quá nhỏ dẫn đến các NHTM cổ phần bị hạn chế cả về tãno trưởng tín dụng, đầu tư tài chính đến đầu tư phát triển công nghệ nhất là công nghệ hiện đại.
- Mặc dù cố gắne mở rộng thị phần sons đa số NHTM cổ phần đô thị luôn trons tình trạng thiếu hụt nguồn vốn, phải tăng lãi suất huy động vốn để cạnh tranh với nhóm NHTM Nhà nước.
Nhóm ngân hàng liền doanh
Đến nay, có 5 Ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài. Đặc điểm nổi bật của nhóm Ngân hàng liên doanh là thị phần còn nhỏ nhưng hoạt động tăng trưởng ổn định, mức độ rủi ro thấp và hiệu quả kinh doanh đạt mức cao hơn các NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần.
Nhỏm chi nhánlĩ Ngân hàng nước ngoài
Đặc trưng chung của Nhóm chi nhánh Ngân hàng nước ngoài là:
- Thị phần hiện còn nhỏ, thị phần tín dụng chiếm khoảng 10% tổng thị phần và thị phần huy động vốn chiếm khoảng 9% tổng thị phần; do đang bị giới hạn bởi quy định của Ngân hàng Nhà nước nên khả năng tăng trưởng huy động vốn của nhóm Ngân hàng nước ngoài đang bị hạn chế;
- Nhóm ngân hàng này cũng đang gặp một số khó khăn trong mở rộng mạng lưới (do quy định) và cung úng dịch vụ ngân hàng đại trà cho công chúng;
- Tuy nhiên, nhóm Ngân hàng nước ngoài đang có một số lợi thế hơn hẳn các NHTM trong nước, cụ thể: Trình độ quản lý, kinh nghiệm và kỹ năng nghiệp vụ;
Các dịch vụ cung cấp đã có sẵn từ ngân hàng mẹ; Thu nhập hấp dẫn nên dễ thu hút lao động trình độ cao từ thị trường và từ các NHTM Việt Nam, lao động phù hợp với yêu cầu phát triển dịch vụ; Khả năng duy trì và phát triển thị trường mục tiêu với khách hàng có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Có kinh nghiệm trong kinh doanh ngân hàng quốc tế và ngân hàng điện tử.
2.2. Những diem yêu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Tiến trình cải cách HTNHVN đã đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên, tnrớc ycu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng, các NHTM VN vẫn còn nhiều yếu kém:
2.2.l.N ăng lực tài chính
Năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam được đánh giá Irên các phương diộn: vốn tự có, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động, chất lượng tài sản, khả năng đảm bảo thanh toán của từng ngân hàng nói riêng và của cả hệ thống ngân hàng nói chung cũng như khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro.
- Vốn chủ sỏ hữu của các NHTMNN: Năng lực vốn chủ sở hĩru của nhóm ngân hàng này bộc lộ khá nhiều hạn chế, làm giảm năng lực cạnh tranh. Nhìn chung
năng lực hoạt động và sự an toàn của nhóm ngân hàng này là đáng lo ngại.
- Vốn chủ sở hữu của các NHTM cổ phần: Vốn chủ sở hữu của các NHTM CP liên tục tăng nhưng quy mô rất nhỏ bé. Do khả năng tài chính hạn hẹp, vốn nhỏ nên các NHTM CP khó tiếp cận được những khách hàng lớn, dự án lớn, khó phát triển công nghệ sản phẩm mới, khó mở rộng mạng lưới trong và ngoài nước.
- Khả năng p hòng ngừa chống đõ rủi rơ:Thực trạng rủi ro của các NHTM Việt Nam tập trung cao nhất là ở mức nợ xãu. Do hệ thống NHTM Việt Nam chưa áp dụng thông lệ quốc tế trong đánh giá chất lượng tín dụng, nên ở đây chỉ tiêu nợ xấu được thay bởi tiêu thức nợ quá hạn. Đối với các NHTM nhà nước, tỷ lộ nợ quá hạn giảm nhưng phần lớn là do việc cố gắng trong xử lý các khoản nợ tồn đọng từ trước năm 2000. Nhóm NHTM có tỷ lệ quá hạn thấp nhất là nhóm các NH liên doanh và chi nhánh NH nước mgoài.
Chi phí dự phòng rủi ro được lập để xử lý nợ quá hạn mất vốn không đủ khả năng xử lý, so với khả năng rủi ro thì mức trích chỉ đủ bù đắp được 1/4 nợ xấu.
- Vế khả năng đảm bảo thanh toán và an toàn hệ thống: Đánh giá trên bảng tổng kết tài sản của đa số NHTM và thực tế hiệu quả giám sát của hệ thống giám sát ngán hàng, cho thấy tính lành mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn yếu kém, mức độ rủi ro thanh khoản và mất an toàn hệ thống còn cao.
- Khả năng sinh lòi: Để đánh giá khả năng sinh lời của NHTM có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu liên quan, song thông lệ quốc tế chủ yếu sử dụng 2 chỉ tiêu: Lợi
nhuận/Tổng tài sản (ROA) và Lợi nhuận/Vốn tự có (ROE). Nếu so sánh vé chi tiêu ROE của các NHTM Việt Nam với ngân hàng của nhữnơ nước trong khu vực ihì chênh lệch cũng không nhiều, nhưng chỉ tiêu ROA thì chênh lệch quá lớn. Khá năng sinh lời trên tổng tài sản có thấp cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của các NHTM Việt Nam thấp. Mặt khác, mức sinh lời của các NHTM Việt Nam chưa phản ánh đúng thực chất, vì chưa tính hết nợ xấu.
2.2.2. Tình trạng Ỉ1Ợ xấu nghiêm trọng
Bảng 2.2. Nợ xấu của các NHTM Việt Nam đến năm 2000 Đơn vị : Tỷ đồng
Ngân hàng thương mại 2000
I.Khối NHTM Nhà nước
- Dư nợ 135.861
- Nợ xấu 15.202
- Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 11,19 %
II. Khối NHTM cổ phần
- Dư nợ 16.309
- Nợ xấu 3.533
- Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 21,66%
III. Toàn bộ khối NHTM
- Dư nợ 152.170
- Nợ xấu 18.735
- Tỷ lộ nợ xấu/Tổng dư nợ 12,31%
Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2.2.3. Lĩnh vực kinh doanh nghèo nàn
Do năng lực tài chính yếu nên các NHTM VN chưa tiếp cận được với các dịch vụ hiện đại. Các NHTM vẫn hoạt động chủ yếu từ các dịch vụ cho vay truyền thống, một số dịch vụ khác như thanh toán nội địa, thanh toán quốc tế còn nhiều hạn chế.
Bộ máy tổ chức - mô hình quản lý: Khó khăn của các NHTMVN về mô hình quản lý và bộ máy tổ chức chủ yếu trên các mặt sau: Màng lưới rộng theo địa giới
hành chính, không thích hợp với mô hình NHTM trong nền kinh tế thị trường; Mô hình ngân hàng hiện đại đòi hỏi giao dịch một cửa trong khi năng lực nhân viên chưa sẵn sàng đáp ứng yêu cầu; trụ sở chính của hầu hết các NHTM theo nghiệp vụ truyền thống, vừa chồng chéo về nghiệp vụ, nhưng lại phân tán về chức năng;
Các NHTMVN cũng có lợi thế nhờ có màng lưới giao dịch rộng, dễ chiếm lĩnh thị phần, nhưng đổi lại cũng phải tăng chi phí quản lý.
2.2.4. Quản trị tài sản yếu
Quản lý rủi ro tại các NHTMVN kém hiệu quả; Dịch vụ phi tín dụng còn chưa phát triển; Các NHTMVN sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn ở mức thiếu an toàn.
An toàn nguồn vốn của các NHTMVN rất thấp. Biểu hiện rõ ràng nhất là huy động vốn quá cao so với vốn chủ sở hữu và hệ số CAR đã quá thấp lại đang có nguy cơ tiếp tục giảm nếu tín dụng vẫn tăng trưởng nóng; Việc quản lý vốn khả dụng của các NHTMVN chưa đúng nghĩa. Chưa có một ngân hàng quản lý theo mô hình trực tuyến, để sau mỗi ngày biết được mức thừa, mức thiếu vốn của toàn hệ thống ngân hàng mình. Sự yếu kém này làm cho vai trò “người cho vay cuối cùng “ của NHNNVN bị biến dạng, an toàn hệ thống cũng như tính hiệu quả của toàn hệ thống bị suy giảm; Thương hiệu sản phẩm, uy tín của ngân hàng chưa có vị trí vững chắc trong dân chúng.
Nguồn nhân lực thiếu và yếu: Mặc dù, điểm lợi thế cho các NHTM trong nước, nhất là 4 NHTM Nhà nước là mạng lưới giao dịch rộng khắp cả nước, nhưng lợi thế ấy lại gắn liền vói bất lợi là ngân hàng phải có một số lượng cán bộ quản lý và nhân viên giao dịch khá đông. Số lượng nhân viên đông trong khi khả năng sinh lời còn thấp làm cho một số NHTM trong nước luôn có xu hướng mở rộng thị phần, tăng trưởng dư nợ để bù đắp chi phí. Song trong bối cảnh một bộ phận đội ngũ nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến tăng rủi ro cho các ngân hàng này.
2.2.5. Tính liên kết hợp tác giữa các ngân hàng lỏng lẻo
Trong thời gian qua, tinh thần hợp tác của các NHTM trong nước chưa cao.
Một số ngân hàng quá chú trọng đến lợi ích riêng, thiếu sự quan tâm cần thiết đến
lợi ích của toàn hệ thống.Thậm chí ngay trong cùng một NHTM nhưns các chi nhánh cũng cạnh tranh với nhau gay gắt. Trong huy động vôn. thiếu một chiên lược mang tính hợp tác chặt chẽ trong việc xác định mặt bằng lãi suấi dản đốn ngân hàng này tuỳ tiện nâng lãi suất để ngân hàng kia không thể huy động vói lãi suất thấp hơn. Trong cho vay, do cạnh tranh thiếu lành mạnh nên một sô ngân hàng hạ thấp lãi suất và điều kiện vay vốn để giành giật thị phần. Lợi dụng sơ hở trong quản lý cho vay và sự thiếu hợp tác giữa các ngân hàne (thậm chí eiữa các chi nhánh trong cùng một ngân hàng), một số khách hàng có thể vay của ngân hàng này để trả nợ cho ngân hàng kia. Trong việc cung cấp các dịch vụ nsân hàng khác, đặc biệt là các dịch vụ mới (chẳng hạn dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo lãnh...) vẫn đang xảy ra hiện tượng ”mạnh ai nấy làm” và “ mỗi ngân hàng mỗi cách” mà chưa có sự đồng thuận hợp lác để đưa ra giải pháp.
2.2.6.Năng lực công nghệ thông tin bất cập
Cho đến nay, trên 80% giao dịch của ngân hàng với khách hàng đã được xử lý bằng máy tính ở các mức độ khác nhau. Hiện tại, đa số NHTM đã triển khai hệ thống thanh toán tự động Irong thanh toán nội bộ và thanh toán với khách hàng. Cơ sở hạ tầng, phần cứng, phần mềm ứng dụng phục vụ giao dịch và quản lý của hầu hết các ngân hàng này tuy chưa thật hiện đại nhưng đã đáp ứng khả năng tương thích, có tính mở hợp lý.
2.3. Cải cách ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương trình cải cách tổng thể hộ thống ngân hàng VN được chính phủ ohê duyệt năm 2001, với mục tiêutíảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng để thúc đẩy huy động vốn trong nước, mở rộng dịch vụ ngân hàng trong phạm vi cả nước.
Chương trình cải cách các NHTM được triển khai trên các mặt chính sau:
2.3.1. Lành m ạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính
Để đạt được nội dung này vấn đé x ử lý nợ xâu được tập trung hàng đầu trong chương trình cơ cấu lại hệ thống NHTMVN. Tại thời điểm 31/12/2000 tổng số nợ xấu của các NHTMNN là 21.280 tỷ đồng, chiếm trên 15% tổng dư nợ cùng thời điểm.
Thực hiện Quyết định sô' 149/QĐ-TTg của Tliií tướng chính phu. nợ lổn đọnc cua các NHTMNN đóng sổ đến 31/12/2000 được phân thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Nợ tồn đọng có tài sản đảm bảo
Nhóm 2: Nợ tổn đọng không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng đe thu nợ
Nhóm 3: Nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ còn tồn tại đang hoạt độngvà không còn đối tượng để thu nợ.Trên cơ sở phân loại nợ xấu, các NIITMNN đã thành lập các bộ phận chuyên trách xử ]ý nợ lổn đọng. Các NHTMNN có nợ tồn đọng lớn được thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ( AMC).
Các biện pháp thực thi khá đồng bộ và thích hợp với từng nhóm.Nhưng kết quả không cao bởi vấn đề nợ xấu không chỉ liên quan đến các NHTM. Thành công nhất trong xử lý nợ tồn đọng là NHNTVN. Số nợ xấu của VCB lúc này là 4.562 tỷ đồng, trong đó nợ tín dụng là 3.663 tỷ đồng, nợ ngân sách NN là 899 tỷ đồng. Các biên pháp dược ngân hàng thực hiên khá đồng bộ, gồm phát mại tài sản, khai thác tài sản, cho thuê tài sản, trích lập dự phòng rủi ro, đề nghị Chính phủ xử lý các khỏan nợ đọng theo chính sách từ thời bao cấp .. .Đến 3003 VCB đã xử ]ý được 850 tỷ đồng. Đến cuối năm 2006 tỷ lộ nợ xấu của NH chỉ còn 3%. Hiện nay VCB đã xử lý xong nợ xấu, đang triển khai cổ phần hóa. Các NHTMNN khác như NHCTVN, NHNN% PTNTVN.. đều đã tích cực giải quyết vấn đề nợ xấu.
Bức tranh chung về vấn đề này được cải thiện rõ rệt qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn của hệ thống NHTM Việt Nam
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Cả hệ thống Nợ quá hạn/tổng dư nơ
8,5 7,1
1
6,4 2,1 2,6 2,5 :
Nợ quá hạn/tổng tài sản
4,7 4,1 3,67 1,2 2,1 1,98
NHTM NN Nợ quá hạn/tổng dư nơ
8,8 7,6 6,96 3 4,2 4,02 1
Nợ quá hạn/tổng tài sản
4,9 4,4 4,04 1,7
_
2,7 2,78
Nguồn NHNN nơm ỉ 997-2006
Bên cạnh vấn đề xử lý nợ xấu, các NHTM cũng lập trung vào tăng VÓII tự có Để thực hiện được yêu cầu của Đề án CO' cấu lại đã được Chính phu phê duyệt là các NHTM phải đạt tỷ lệ an lòan vốn tối Ihiểu 8% các NHTM đã iriên khai các giải pháp cụ thể khác nhau.
Khối các NHTMNN, một mặt dựa vào nguồn NSNN cấp dưới hình thức phát hành trái phiếu đặc biệt của Chính phủ, mặt khác thí điểm thực hiện để lại 1 phần lợi nhuẠn sau thuế sau khi đã nộp NS. Số được để lại của VCB năm 2004 là 884.7 tỷ đồng. NHĐT& PTVN tãng vốn từ nguồn thu nợ cho vay của Dự án tài chính Nông thốn II do WB tài trợ khỏang 120,2 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2002-2005 cả 5 NHTMNN đã cấp bổ sung vốn điều lộ lên 4 lần với tổng tiền là 12.641,2 tỷ đồng, nhờ đó tỷ lệ an tòan vốn của cả hệ thống đạt 4,1%. Nãm 2006 các NHTMNN phát hành trái phiếu chuyển đổi để tăng vốn điều lên, do vậy, tỷ lộ này đat được ố,77(.
Đặc điểm nổi bật của cải cách khối các NHTM ngoài NN là sự sáp nhập, giảm số lượng ngân hàng. Trong tiến trình cải cách, tính đến 5/2008, trong danh mục các TCTD cổ phần còn lại 36 ngân hàng trong đó có 30 NHTMCP đố thị và 6 NHTMCP nông thôn. Số lượng này có thể còn giảm tiếp do xu hướng sáp nhập của một số NHTMCP nông thôn vào các NHTMCP đô thị vẫn đang tiếp diễn. Đứng thứ nhất về quy 1Ĩ1Ô vốn trong khối các NH này là Sacombank. Năm 2008 vốn của NH này đạt 4.449 tỷ đồng, tiếp theo là ACB với vốn điều lộ đạt 2.630 tỷ đồng.
Nãm 2008 đánh dấu sự ra đời của NHTMCP Liên Việt với số vốn là 3.300 tỷ đồng và NHTM Tiền Phong với 1.000 tỉ đồng. Phần lớn các NHTMCP đạt tỷ lộ an tòan theo thông lộ quốc tế.
2.3.2. Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước:
Tiến hành cổ phần hoá NHTMNN chính là sự thể hiện cụ thể vào thực tiễn phát triển kinh tế những nhận thức đúng đắn của Đảng và nhà nước ta về nền kinh tế thị trường nói chung, về vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tê đa thành phần nói riêng.
Cổ phần hoá NHTM nhà nước còn mang ý nghĩa lớn, không chỉ giúp hộ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, mà đi liền với đó là giúp hình thành cơ chế, tạo môi trường để các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) khác hoạt động hiệu quả hơn, thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các DNNN, vốn đang diễn rất chậm chạp.