Nguyên tắc đổi mới ngành ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng ở việt nam và trung quốc nghiên cứu so sánh và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 121 - 134)

6.2. Một sỗ giải pháp thúc đẩy cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập kỉnh tẽ quốc t ế

6.2.2. Nguyên tắc đổi mới ngành ngân hàng Việt Nam

- Phát triển toàn diện ngành ngân hàng Việt Nam được đặt trong mối quan hệ với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 nhằm giải quyết những vấn đề chiến lược của ngành ngân hàng và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng, đồng thời hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong lừng thời kỳ;

- Mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển ngành ngân hàng được triển khai trên cơ sở đổi mói triệt để, toàn diện trẽn tất cả các mặt từ mô hình tổ chức bộ máy đến chính sách và công cụ thực hiện chính sách; từ cơ chế quản lý, quản trị, điều hành đến nghiệp vụ và công nghệ; từ cơ sở vật chất đến con người, trên cơ sở đường lối quan điểm của Đảng về đổi mói và phát triển nền kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tê quốc tế, đồng ứíời phù hợp với hoàn canh, xu thẽ trong nước và quốc tẽ;

- Mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển ngành ngân hàng gắn liền với chiến lược phát triển tổng thể hệ thống tài chính và phát triẽn thị trường tài chính, trong đó hộ thống ngân hàng và thị trường tiền tệ là bộ phận câu thành quan trọng nhất;

- Cải cách NHNN và hệ thống các TCTD được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, với cải cách toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt la khu vực doanh nghiẹp nhà nước để bảo đảm tính đồng bộ vằ khả năng kiểm soát toàn bộ quá trinh cai cách và phát triển ngành ngân hàng;

- Cải cách hệ thống ngân hàng để phát triển, đ ó n g thời đáp ứne yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và mở cưa thị trường ihị trường tài chính. Vì vậy, cần đổi mới nhanh chóng, căn bản và triệt để hộ thõng ngân hàng đê bao đảm hội nhập quôc tê vững chăc, thành cõng trong lĩnh vực ngân hàng. Phát triên hệ thong ngan hang trơ thanh trơ thành trụ cột của hệ thõng tài chính, vừa chủ động hội nhập kinh tê quôc tê vừa hô trợ đắc lực cho các ngành kinh tê khác tham gia có hiêu quả vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế:

- Phát triẽn hệ thông tiền tệ - ngân hàng Việt Nam ổn định, an toàn và hiệu quả bền vững trên cơ sở phát triển đồng bộ 5 thành tõ chủ yẽu của hộ thống ngân hàng Việt Nam: Năng lực điều hành tiền tệ và giám sát hệ thống TCTD, thị trường tiền tệ của NHNN; năng lực tài chính và hoạt động của hệ thống TCTD: hộ thống pháp luật; hạ tầng công nghệ và hệ thống thanh toán.

6.2.3. Giải pháp đổi mới Ngán hàng Nhà nước Việt Nam

6.2.3.1. Nâng cao tính độc lập, Ịựchủ về hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nâng cao tính độc lập, tự chủ của NHNN là điều cần thiết để bảo đảm NHNN có khả năng thực thi có hiệu quả mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền.

- Nâng cao vị trí của NHNN trong bộ máy C hính phủ: Trong điều kiện thể chế kinh tế - chính trị hiện nay ổn định lâu dài, NHNN phải là cơ quan thuộc bộ máy Chính phủ, song không được đối xử như các cơ quan quản lý nhà nước khác của Chính phủ. Sự đặc thù về vị trí, mục tiêu hoạt động, chức năng và nhiệm vụ của NHNN phải được thể chế hoá ở Luật NHNN như là đạo luật chủ yếu điều tiết toàn diện các mặt của NHNN. NHNN khống thể nằm ngoài tổ chức bộ máy Chính phủ và trực thuộc sự quản lý, giám sát trực tiếp của Quốc hội hoặc NHNN thuộc cơ cấu tổ chức Bộ Tài Chính hay cơ quan quản lý nhà nước khác.

NHNN chỉ có thể trở thành cơ quan độc lập với Chính phủ khi có những thay đổi căn bản về thể chẽ chính trị và kinh tê. Vì vậy, cán có quan điểm và thái độ đối xử đặc biệt đối với NHNN trong bộ máy cơ quan hành chính, trong chi đạo.

điều hành và mối quan hệ hợp tác với các cơ quan thuộc Chính phủ trên nguyên tắc tôn trọng tính độc lập, tự chủ hoạt động của NHNN.

NHNN phải thực sự hoạt động với tư cách NHTW và thực hiện đầy đủ, chủ

yếu các chức năng, nhiệm vụ của NHTW trong nền kinh lế thị trường. NHNN là ngân hàng phát hành, người cho vay cuối cùng, ngân hàng cùa các TCTD. quan lý hệ thống thanh toán. Theo đó, cần phải xoá bò vai trò bộ chủ quán và đại diện chu sở hữu của NHNN đối với các NHTM nhà nước.

- Nâng cao tính độc lập, tự chủ về hoạt động của NHNN:

+ Nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của NHNN trong việc tổ chức thực hiện chiên lược, hoạch định và thực thi CSTT, đồng thời phân định rõ ràng quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp, cơ quan liên quan (Quốc hội, Chính phù, Bộ Tài chính,...) trong quá trình xây dựng và thực thi CSTT, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. NHNN có trách nhiệm xây dựng mục tiêu CSTT hàng năm sau khi đã tham vấn ý kiến của Bộ Tài chính để trình Quốc hội phê duyệt. NHNN phải trực tiếp và hoàn toàn chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện CSTT. NHNN hoàn toàn tự do, chủ động trong việc điều hành các công cụ CSTT, lãi suất và tỷ giá nhằm đạt được các mục tiêu CSTT. NHNN hoàn toàn có quyền quyết định lượng tiền cung ứng bổ sung vào lưu thông hàng nãm theo yêu cầu thực hiện mục tiêu CSTT. Loại bỏ trách nhiệm của NHNN trong việc qui định mức lãi suất đối với các nhóm đối tượng chính sách, chẳng hạn lãi suất cho vay của các NHTMNN đối với các đối tượng ở một số khu vực miền núi và hải đảo. Không một cơ quan, tổ chức nào được phép can thiệp vào quá trình thực thi CSTT, điều hành lãi suất và tỷ giá, điều hành các công cụ CSTT của NHNN để đạt mục tiêu ổn định giá.

+ Hạn chế và tiến tới xoá bỏ việc cấp tín dụng trực tiếp của NHNN cho Ngân sách Nhà nước. Tránh tình trạng lạm dụng vốn phát hành của NHNN để hỗ trợ trực tiếp cho chi tiêu ngân sách nhà nước. Không biến NHNN trở thành cơ quan tài chính thứ hai cho Chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước. NHNN cần phải giải phóng khỏi nhiệm vụ hỗ trợ vốn bằng tiền phát hành cho các NHTM thực hiện cho vay theo các mục tiêu chỉ định cuả Chính phủ, các nghiệp vụ xử lý nợ xấu của doanh nghiệp và lành mạnh hoá tài chính cho các NHTMNN.

+ Nhiêm vụ thực hiện chức năng NHTW của NHNN phải là nhiệm vụ chủ yếu và quan trong nhất. NHNN không nhất thiêt có phai co nghía vụ đoi VƠ I viẹc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cụ thể nào. Chi nhánh NHNN không chịu sự chi phối, chỉ đạo về hoạt động của chính quyên cha phương.

- Nâng cao tính tự chủ của NHNN về tài chính và quản lý lao độn": Khi mà NHTW chịu sự chi phối về mặt tài chính của cơ quan nào đó hay NHTW không có quyền quyết định ngân sách hoạt động của mình thì sẽ chịu sư phụ thuộc về hoạt động. Một NHTW có quyền tự chủ lớn hơn trong việc quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy và chính sách quản lý lao động sẽ giảm bớt được sự phụ thuộc vào cơ quan khác. NHNN cần phải có đủ nguồn lực tài chính và lực lượng lao động có trình độ để thực thi nhiệm vụ. Cần bảo đảm cho NHNN có cơ chế tài chính đặc thù, có đầy đủ nguồn lực tài chính để thực thi các nhiệm vụ của mình. NHNN cần được coi là tổ chức hạch toán kinh tế và có tạo ra thu nhập trong quá trình hoạt động. Song mục tiêu hoạt động của NHNN không phải là vì lợi nhuận mà phải là tối ưu hoá mức ổn định giá, bởi vì NHNN là tổ chức cung cấp các dịch vụ/hàng hoá công cộng mà sự ổn định giá tối ưu đạt được sẽ đem lại lợi ích tất cả các đối tượng của nền kinh tế (không có loại trừ). Chi tiêu của NHNN chủ yếu được bù đắp bằng nguồn thu của chính NHNN. Mức thu nhập để lại cho NHNN được xác định trên cơ sở thu nhập từ hoạt động của NHNN và được bảo đảm trong mọi trường hợp không thấp hơn mức chi theo qui định của Chính phủ. Cơ chế đãi ngộ và hộ thống khuyên khích lao động của NHNN cần phải đổi mới cãn bản để có thể thu hút, duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ giỏi. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách, chế độ quản lý riêng, phù hợp về chính sách cán bộ, cơ chế tài chính - tiền lương chứ không nẽn áp dụng chung chế độ, chính sách của khu vực quản lý hành chính đối với NHNN như hiện nay nhằm khuyến khích cán bộ của NHNN cống hiến và phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động. Theo đó, mức thu nhập của cán bộ NHNN không bị Hạn chế bởi các qui định của Chính phủ về lao động, tiền lương trong lĩnh vực hành chính. Mức thu nhập của cán bộ NHNN không thấp hơn mức thu nhập của cán bộ tại các NHTM. NHNN hoàn toàn có quyền quyết định biên chẽ và chính sách quản lý cán bộ linh hoạt phù hợp với yêu câu thực thi nhiệm vụ. Tổ chức bộ máy của NHNN do Thống đốc NHNN tự quyết định trên cơ sở yêu cầu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của NHNN.

- Xây dựng k huôn khổ thể chẽ và cơ chê thực thi hữu hiệu: Một khuôn khổ thể chế đổng bộ và hoàn thiện sẽ đóng vai trò quan trọng và sự đồng thuận về nhận thức, quan điểm trong hộ thống chính trị và cơ chê thực thi phap luật đoi VƠI

các vấn đề của NHNN còn quan trọng hơn để bảo đảm cho sự độc lập. tự chu và hiệu quả hoạt động của NHNN trên thực tế. Mục tiêu hoạt động, vị trí. tính độc lập, cơ chế đặc thù, chức năng, nhiệm vụ,... của NHNN cần được qui định rõ ràng trong Luật NHNN. Cần phải xây dựng một khuôn khổ thể chế hữu hiệu và bảo đảm tính minh bạch của hoạt động NHNN. Mọi qui định pháp lý xung đột với Luật NHNN cần phải bị vô hiộu bởi qui định tại Luật NHNN để bảo đám cho NHNN có đủ quyền lực cần thiết để thực thi các chức năng, nhiệm vụ. Theo đó cần phải sớm sửa Luật NHNN, xây dựng Luật NHTW mới để tạo nền tảng cho việc cải cách triệt để NHNN và tiến tới một NHTW hoạt động có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời, cần rà soát, chỉnh sửa hợp lý hơn pháp luật liên quan (Luật Ngân sách, Luật Tổ chức Chính phủ...) để tạo ra môi trường pháp lý hài hoà cho hoạt động của NHNN.

- Nâng cao tính minh bạch và bảo đảm khả năng giải trình của NHNN đối với công chúng về m ục tiêu hoạt động của NHNN: Đi đối với việc nâng cao quyền độc lập, tự chủ hoạt động của NHNN, cần tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và yêu cầu kiểm toán đối với NHNN. NHNN phải được kiểm toán độc lập hàng năm và có nghĩa vụ giải trình về việc thực hiện các mục tiẽu của mình, đồng thời định kỳ phải công bố thông tin cho công chúng biết về tình hình hoạt động của NHNN và các TCTD, quan điểm CSTT.

Ó.2.3.2. Cơ cấu lại tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Đổi mới cơ cấu tổ chức của NHNN từ trung ương đến chi nhánh theo hướng tinh gọn và hiện đại, cụ thể: t

- Tại Trụ sở chính NHNN, sắp xếp lại các Vụ, Cục theo hướng tập trung quản lý, điều hành; nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích, dự báo và tính chuyên mõn hoá của các đơn vị; xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quan hộ phối hợp giữa các đơn vị, đặc biệt trong lĩnh vực liên quan đẽn CSTT và thanh tra, giám sát ngân hàng;

- Cơ cấu lại các chi nhánh NHNN theo hướng tập trung và không áp dụng một cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ đồng nhất đối với tất cả các chi nhánh NHNN.

Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh NHNN do Thông đôc NHNN xác định cụ thể đối với từng chi nhánh phù hợp với yêu cầu quản lý tiên tộ - ngán

hàng trẽn địa bàn và phạm vi nhiệm vụ được uỷ quyền cho lừng chi nhánh NHNN Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hình ihành các chi nhánh NHNN khu vưc khỏno nhất thiết bố trí chi nhánh NHNN theo địa giới hành chính (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương);

Kiện toàn tổ chức bộ máy của NHNN từ trung ương đến địa phương theo hướng tinh gọn và gắn liền với tinh giản biên chế, đổi mới cơ chế hoạt động, điều hành và cơ chế làm việc của NHNN. Thực hiện phân cấp quản lý trons hệ thống NHNN, giữa các vụ, cục NHNN trung ương và chi nhánh NHNN đi đôi với việc nâng cao tính tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành của Thống đốc. Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp, đơn vị và cá nhân. Khắc phục tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, đùn đẩy trách nhiệm và chậm trễ trong giải quyết công việc các đơn vị. Cần tiến tới thực hiện mô hình lổ chức chi nhánh NHNN khu vực.

Đối với Ngăn hàng N hà nước Trung ương

(i) Đổi mới bộ máy quản trị NHNN: Thành lập Hội đồng NHTW tại NHNN để lăng cường quyền lực, trách nhiệm và tính độc lập trong hoạt động điều hành tiền tệ của NHNN. Hội đồng NHTW là cơ quan quyền lực cao nhất của NHNN, làm việc theo chế độ tập thể và quyết nghị theo đa số phiếu. Hội đồng NHTW có quyền đưa ra các quyết định điều hành tiền tệ và hoạt động ngân hàng để đạt được các mục tiêu của CSTT và các chính sách, chiến lược phát triển NHNN, hệ thống ngân hàng, đồng thời giám sát toàn bộ hoạt động của NHNN.

- Thành lập B an Kiểm toán nội bộ NHNN: Là cơ quan hỗ trợ cho Hội đổng NHTW, thực hiện các cliức năng kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính của NHNN. Ban Kiểm toán nội bộ NHNN trực thuộc Hội đổng NHTW, báo cáo trực tiếp kết quả hoạt động của mình cho Hội đồng NHTW.

- Khối th a n h tr a , giám sát các TCTD : Để tạo điều kiện cho việc hình thành một hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng có hiệu quả đáp ứng với các chuẩn mực quốc tẽ về thanh tra, giám sát ngân hàng (Basel), nhất là yêu câu vê tính độc lâp tương đôi của Thanh tra NHNN, tổ chức bộ máy thanh tra, giam sat ngân hàng được cơ cấu lại theo hướng thành lập Tông cục Giám sát ngân hang ơ NHNN Trung ương và một sô Cục Giám sát ngân hàng ở địa phương.

(i) - Khối chính sách - chiến lược: Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định và Ihực hiện CSTT, điều hành các công cụ CSTT cũng như kiểm soát chặt chẽ động thái các chỉ tiêu tiền tệ (M l, M2, MB. lãi suất, tỷ giá...) một cách tập trung trong sự phối hợp nhịp nhàng, tránh những tác động ngược chiều nhau của các công cụ lên các chỉ tiêu tiền tệ, cần hạn chế tới mức tối đa các đầu mối điều hành, bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ.

- Khối nghiệp vụ: Cần tăng cường chức năng, nhiệm vụ cho Sở Giao dịch theo hướng tăng cường các nghiệp vụ thị trường trong giao dịch với các TCTD, điều hành thị trường tiền tệ. Chuyển giao các nhiệm vụ tổ chức, điều hành thị trường tiền tệ (thị trường liên ngân hàng nội tệ/ngoại tệ và thị trường mở) cho Sở Giao dịch NHNN để cho Sở Giao dịch trở thành đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm điều hành thị trường.

- Khối hậu cần, hỗ trợ: Cần giảm biên chế lao động ở khu vực này, tăng cường sử dụng dịch vụ thuê khoán bên ngoài, thuê lao động thuê bên ngoài dưới hình thức hợp đồng lao động thời vụ, hợp đồng lao động theo vụ việc.

- Khối các đơn vị sự nghiệp: Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển Học viện Ngân hàng thành Đại học Ngân hàng Hà Nội. Đưa Đại học Ngân hàng Hà Nội và Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để thống nhất quản lý. Hiện tại, NHNN đã thành lập Trung tâm đào tạo, Trung tâm này có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ NHNN và cung cấp một số loại dịch vụ đào tạo cho các tổ chức, cá nhân.

Đối với các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phô

Cơ cấu lại mạng lưới chi nhánh của NHNN tại các tỉnh, thành phõ theo hướng không phân bố theo địa giới hành chính mà căn cứ vào yêu cầu quản lý và cung cấp các dịch vụ của NHNN trên địa bàn;

Mỏ Văn phòng đại diện của Ngân hàng Nhà nước V iệt Nam ỏ nước ngoài

Để tạo điều kiện cho việc điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá trong nước phu hợp với diễn biến tài chính, tiền tộ quốc tê trong điều kiện mở cưa thi trương va hội nhập kinh tê quốc tế, NHNN cần mở văn phòng đại diện tại các thi trường lớn như Mỹ, EU và một số nước ở Châu Á.

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng ở việt nam và trung quốc nghiên cứu so sánh và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 121 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)