Nhũng bất cập chung của hệ thống Ngân hàng Việt Nam và Trung Quốc

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng ở việt nam và trung quốc nghiên cứu so sánh và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 93 - 100)

Chương 4 CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRUNG QUỐC 63

5.2. Nhũng bất cập chung của hệ thống Ngân hàng Việt Nam và Trung Quốc

Nen kinh tế KHHTT chỉ có hệ thống ngân hàng một cấp là Ngân hàng trung ương (Ngân hàng nhà nước) và các chi nhánh địa phương. Trong thời kỳ đầu của đổi mới kinh tế, hệ thống ngân hàng đã có thêm các ngân hàng thương mại và chính sách quốc doanh được tổ chức theo các lĩnh vực kinh tế. Nhà nước chi định các ngân hàng cho vay vốn các xí nghiệp quốc doanh mà không quan tâm đến khả năng thu hồi. Đồng thời các ngân hàng quốc doanh cũng không quan tâm đến vấn đề lợi nhuận. Vì thể hệ thống ngân hàng của Việt Nam và Trung Ọuốc có những khiếm khuyết dai dẳng là di sản của nền kinh tế KHHTT: mức độ tập trung hoá cao vào một số ít các ngân hàng quốc doanh lớn, thiếu các tổ chức tài chính trung gian, lợi nhuận thấp, quản lý yếu kém, hình thức dịch vụ nghèo nàn và tỷ lệ nợ xấu cao (Steinherr, 1997: 107). Trong đó hai vấn đề nổi cộm là mức độ tập trung hoá và tỷ lệ nợ xâu cao. Vân đê thứ nhât liên quan đên hiệu quả kinh tê và lộ trình tự do hoá; vấn đề thứ hai liên quan đến sự ổn định và độ an toàn cùa hệ thống ngân hàng.

+ Hệ thống ngân hàng tập trung hoá dưới sự quản lý của nhà nước

Quy mô lớn của các ngân hàng giống như một con dao hai lưỡi. Một mặt, nó có thể đem lại lợi thế cho các ngân hàng nhờ tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả quản lý (Akhavein và cộng sự, 1997; Bourke, 1989; Molyneux và Thornton, 1992;

Bikker và Hu, 2002; Goddard và cộng sự, 2004). Mặt khác, quy mô quá lớn lại khiến việc quản lý trở nên cồng kềnh, phức tạp và kém linh hoạt. Như vậy, môi

quan hệ giữa quy mô và hiệu quả của các ngân hàne có dạne hình chữ u ngược:

quy mô lớn làm tăng hiệu quả và lợi nhuận chỉ ở một chừne mực nhất dịnh (Eichengreen và Gibson, 2001). Câu hỏi đặt ra là có phải các ngân hàng TMQD lớn của Việt Nam và Trung Quốc đang phát triển quá khổ hay không?

Trong mấy năm trở lại đây khi hoạt động ngân hàng ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, mặc dù thị phần của các ngân hàng TMQD có xu hướng giảm bớt song số lượng chi nhánh và nhân công lại tăng, rinh dến năm 2006, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) có mạng lưới chi nhánh rộng nhất: có gần 1600 chi nhánh cấp I, II, III trên địa bàn 64 tỉnh thành trong cả nước, tiếp cận đến cấp độ xã phường. Các sở giao dịch của Agribank eồm 66 chi nhánh cấp tình.

541 chi nhánh cấp quận huyện, và 958 chi nhánh cấp 4 - cấp dưới xã phường.

Ngân hàng Công thương (Incombank) cũng có hai sở giao dịch, 114 chi nhánh.

139 phòng giao dịch và 383 quỹ tiết kiệm. Tính đến cuối năm 2003, Ngân hàng ngoại thương (Vietcombank) cũng có tổng cộng 25 chi nhánh cấp I, 26 chi nhánh cấp II, 35 văn phòng giao dịch trong nước, một công ty tài chính và 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài. Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) có 3 sở giao dịch, 71 chi nhánh cấp I và 54 chi nhánh cấp II (Đại học ngoại thương, Đề tài, 2006:

92). Những con số này cho thấy, so với các đơn vị hành chính và dân sô thì số lượng chi nhánh của các ngân hàng TMQD hiện nay của Việt Nam không nhiều.

Tuy nhiên, kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy với đà phát triển hiện nay Việt Nam sẽ phải đối mặt với một hệ thống ngân hàng TMQD quá cồng kềnh như nước này đã từng gặp trong quá trình cải cách vào những năm cuối thập kỷ 90 cùa thế kỷ trước. Nhằm nâng cao hiệu quả của bốn ngân hàng TMQD lớn nhât,14 trong vòng bổn năm (1998 - 2002) Trung Quốc đã cắt giảm khoảng 250 nghìn lao động của các ngân hàng này đồng thời cũng đóng cửa 45 nghìn chi nhánh hoạt động kém hiệu quả (China Daily, 2003). Đèn cuôi năm 2002, bôn ngân hàng TMQD này có số vốn khoảng 2000 tỷ USD, 42 nghìn chi nhánh và hơn 700 nghìn nhân

14 là Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc (ABC). Ngân hàng Trung Quốc (BOC). Ngân hàng xây dựng Trung Quốc

cong (Herrero, Cìavila va Santabarbara. 2006). rinh trung bình một nhân viên ngân hàng sẽ quản lý gần 3 triệu USD và đây là mức tương đổi phù hợp.

Theo lý thuyêt vê bán dộc quyên, thị trường tập trung cao aiúp các neân hàng lớn dê dàng phôi hợp với nhau đê chi phối hoạt độna cùa hệ thống neân hàng: huy động vôn với lãi suât tiên gửi thấp, cho vay với lãi suất cao và tăng lợi nhuận (Bikker và Bos, 2005). Hậu quả là cả người đi vay và người eửi tiền đều chịu thiệt thòi. I uy nhiên, điêu này đã không xảy ra dối với các hộ thống ngân hàng của Trung Quốc và Việt Nam do thị trường bị chi phối không phải bởi các ngân hàng tư nhân mà là các ngân hàng TMQD chịu sự chỉ dạo cùa nhà nước về chênh lệch lãi suất.15 Trên thực tế, chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay ờ Việt Nam và Trung Quốc thường chỉ xấp xỉ ở mức 5%, thấp hơn nhiều mức của các nền kinh tế đang chuyển đổi khác (Unteroberdoersler, 2004: 24). Điều đáng chú ý là trong lộ trình tự do hoá lãi suất, mức chênh lệch giữa lãi suất liền gửi và lãi suất cho vay ở Trung Quốc đang có xu hướng tăng còn ở Việt Nam lại có xu hướng giảm.

Tại Việt Nam, vào tháng 5/2002 khi cơ chế điều hành lãi suất được tự do hoá, theo đó các ngân hàng được quyền tự do xác định lãi suất cho vay đồng Việt Nam theo nguyên tắc thoả thuận với khách hàng đã diễn ra một cuộc cạnh tranh lãi suất quyết liệt. Tháng 8/2002, Vietcombank đã châm ngòi cuộc cạnh tranh bàng cách đột ngột nâng mức lãi suất huy động kỳ phiếu Việt Nam Đồng (VNĐ) ở ba kỳ hạn 6, 9 và 12 tháng lên cao hơn tất cả các mức lãi suất huy động trên thị trường vào thời điểm đó. Sau đó một tuần, các ngân hàng khác cũng buộc phải đồng loạt tăng lãi suất huy động VNĐ. Ngày 5/3/2003. Vietcombank lại đưa ra chiến dịch huy động kỳ phiếu với lãi suất bậc thang: kỳ phiếu trị giá trên 50 triệu đồng và thời hạn 6 tháng có lãi suất 0,68%/tháng và 364 ngày có lãi suât 0,71%/tháng. Đây cũng là mức lãi suất cao nhất trên thị trường vào thời điểm đó.

Đáp lại động thái này, Ngân hàng công thương cũng thực hiện chiến dịch huy động 3.000 tỷ đồng với giải thưởng căn hộ cao tầng hoặc xe hơi. Ngân hàng đầu tư

15 ở Việt Nam, ngay cả khi mức lãi suất được tự do hoá Ihì các ngân hàng này vin phải tham khao mức lãi suất cơ bàn của Ngân hàng nhà nước.

và phát triển cũng triển khai đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi trung và dài hạn. Lãi suất huy dộng của các ngân hàng này đưa ra cũng khoảne 0,7 - 0.72%/thảng. Tiếp đó, các ngân hàng cổ phần cũng vào cuộc và thậm chí còn đưa ra mức lãi suất tiền gửi cao hơn khoảng 0,72-0,73%/tháng. Phải đến tháng 9/2003, cuộc cạnh tranh lãi suất mới tạm lắng khi cả bốn ngân hàng TMQD đều đồng loạt giảm lãi suất huy động (Đại học ngoại thương, Đề tài, 2006: 46, 47).

Cùng với cuộc cạnh tranh lãi suât quyêt liệt trong giai đoạn đầu cùa tự do hoá lãi suất là tình trạng thị trường tín dụng phát triển quá nóng. Các chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB) cảnh bảo rằng mặc dù mở rộng tín dụng giúp các ngân hàng có thêm lợi nhuận tích luỹ để bổ sung cho vốn điều lệ nhưng mức bổ sung này thường không đủ lớn để đảm bảo hệ số an toàn vốn (Worldbank. 2002).

Bảng 3.1 cho thấy bình quân tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ của bổn ngân hàng TMQD trong hai năm 2004 - 2006 chỉ đạt 20%, trong khi tỷ ]ệ tăng trưởne tín dụng chỉ riêng mỗi năm đã đạt khoảng 22 - 25% (Ọuế, 2004). Vì thế các ngân hàng TMQD của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất an toàn về vốn. Khó khăn là một mặt tốc độ tăng trưởng tín dụng trên 20% là yêu cầu để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 7%/năm. Mặt khác, chính phủ không muốn và cũng không đủ nguồn lực để tiếp tục bổ sung vốn điều lệ cho các ngân hàng TMQD.

Bảng 3.1 Tăng trưởng vốn điều lệ và tín đụng của bốn ngân hàng TMQD lớn cùa Việt Nam

STT

nnô A

Tên ngân hàng

Tổng vốn điều lệ (tỷ VNĐ)

Tăng trư ở n g vốn điều lệ

%

Năm 2004 Năm 2006 2004 - 2006

--- -—--- 1

1 Agribank 5.19016 6.429 23,9

2 BIDV 3.746,3 4.253 13,5

--- --- 1

3 VCB 3.428,8 4.365 27,3 1

4 ICB 2.940,5 3.444 17,1 !

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam http://www.sbv.gov.vn

Như vạy, sơ hưu nha nưoc lam tăng niêm tin của côns chúng vào tính an toan cua hẹ thong ngan hang (do có sự bảo lãnh tín dụng của nhà nước) và tạo đieu kiẹn cho người dân và doanh nghiệp tiêp cận với dịch vụ naân hàna (do nhà nước quy định mức lãi suất hợp lý). Tuy nhiên, cả hai lợi thế này đều có thể tạo ra băng cách phi tập trung hoá hệ thông ngân hàng. Tự do cạnh tranh vừa có thể làm tăng lãi suât tiêt kiệm và giảm lãi suât cho vay; vừa làm tăng độ tin cậy của hệ thống ngân hàng nhờ các thủ tục cho vay chặt chẽ nhàm hạn chế các khoản nợ xấu tràn lan ở các ngân hàng TMQD do việc cho vay quá dễ dàng, c ổ phần hoá các ngân hàng TMQD cũng sẽ giúp các ngân hàng này có thêm nguồn vốn để đáp ứng nhu cẩu tín dụng. Vì thể nghịch lý ở Việt Nam và Trung Quốc là thay vì để cơ chế thị trường làm tăng lợi ích của toàn xã hội thì nhà nước lại làm thay song đã bóp méo và giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Trong một nghiên cứu về hệ thống ngân hàng của các nền kinh tế chuyển đổi, Stijn Claessens (1997: ii) đã chỉ ra ràng tỷ phần cao về tài sản của năm ngân hàng lớn nhất trong tổng tài sản của toàn bộ hệ thống ngân hàng có ảnh hưởng tiêu cực, còn tỷ phần cao về tài sản của khu vực ngân hàng tư nhân có ánh hưởng tích cực đến chất lượng của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Ngoài ra nhiều nghiên cứu khác cho thấy các ngân hàng nước ngoài cũng có tác động tích cực đến hiệu quả của hệ thống ngân hàng (Tang và cộng sự, 2000; Bonin và cộng sự, 2005; Claessens và cộng sự, 2001;

Athanasoglou và cộng sự, 2006). Bài toán của Việt Nam và Trung Quốc sẽ là lựa chọn tốc độ phi tập trung hoá phù hợp để khỏi gây ra thay đổi lớn trong hệ thống ngân hàng và nhất là để đảm bảo vai trò chủ đạo của hệ thống ngân hàng TMQD trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

+ Vẩn đề nợ xẩu

Hệ thống ngân hàng tốt phải đảm bảo được việc chuyển vốn từ người gửi tiền sang người đi vay hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên đây lại là một trong những thách thức lớn nhất của hệ thống ngân hàng của Việt Nam và Trung Quôc hiện nay do có vấn đề nợ xấu.

Tại Việt Nam và Trung Quốc, các ngân hàng TMQD là người cho vay chính của các doanh nghiệp quốc doanh và phân lớn nợ xâu trong hệ thông ngân

hang lien quan đen các khoản cho vay này. Tại Trung Quốc, mặc dù các doanh nghiẹp quoc doanh chỉ đóng góp khoảng 1 3 sản iượna công nahiệp cua toàn nền kinh te song chiem tơi 90% tông lượng cho vay của của các naân hàng TMQD.

Khoang 25% vôn cho vay của các ngân hàng ĨMQD Trung Quốc là các khoản nợ xấu (Davies, 1997), chiếm khoảng 30% GDP (Sáez, 2001: 239). Dây là nguy cơ bât ôn rât lớn cho nên kinh tê Trung Quốc. Ước tính tỷ lệ nợ khó đòi của toàn bộ hệ thông ngân hàng Trung Quôc tương dương với múc dộ cua Indônêxia Irưức cuộc khủng hoảng tài chính châu A năm 1997. Tỷ trọng cùa các khoản nợ khó đòi trong tổng số nợ của Inđônêxia vào các năm 1992-1993 là khoảng 26% (Lindgren và cộng sự, 1996).

Tình trạng nợ xấu ở Việt Nam cũng ở mức báo động tuy không nehiêm trọng bằng Trung Quốc. Vào thời điểm cuối năm 2000, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng TMQD, ngân hàng thương mại cổ phần và toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại lần lượt là 11,9%; 21,66% và 12,3%. Trong đó. 2/3 số nợ xấu là nợ của các xí nghiệp quốc doanh (Unteroberdoerster, 2004: 3).

Như vậy, nợ xấu liên quan đến hoạt động kinh doanh thua lỗ hoặc kém hiệu quả của các xí nghiệp quốc doanh. Theo phân loại tín dụng thì trong tổng số 30 tổng công ty 90-91 của Việt Nam thì chỉ có 7 tổng công ty thuộc nhóm AA và nhóm A, chiếm 22%; 4 tổng công ty xếp nhóm BB, chiếm 13%; và 19 tổng công ty xếp loại dưới trung bình từ B đến c , chiếm tới 64% (Đại học ngoại thương. Đẻ tài, 2006: 67, 68). Chính vì thế, cải cách hệ thống doanh nghiệp quốc doanh theo hướng cổ phần hoá hoặc bán .lại cho các nhà đầu tư chiến lược trong những năm gần đây là giải pháp chủ đạo nhằm giải quyết nợ xấu của các ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ năm 2006 của các ngân hàng TMQD, ngân hàng thương mại cổ phần và toàn bộ hệ thống ngân hàng chỉ còn lân lượt là 3,22% ; 1,76% và 2,89%. Đây là thành tựu lớn của Việt Nam trong việc giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên nhiều người vẫn còn hoài nghi về khả năng xử lý nợ xấu của Việt Nam vì những con sô nêu trên được tính toán theo tiêu chuân Viẹt Nam va co thế khác xa so với tiêu chuẩn kiêm toán quôc tê. Theo tiêu chuân Viẹt Nam, ty lẹ

nợ xấu trên tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại năm 2005 chỉ là 3.48°0. trong khi theo ước tính của các công ty kiểm toán quốc tế tv lệ nàv khoảna 20.7%

(Đại học ngoại thương, Đề tài, 2006: 60). Sự khác biệt đó là do Việt Nam vần chưa áp dụng hệ thống chuẩn quốc tể về phân loại nợ. Theo Quyết định số 149/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ thì các khoản nợ tồn đọng của các naân hàng TMQD được chia thành ba nhóm: nợ tồn đọng có tài sản đảm bảo; nợ tồn dọng không có tài sàn dảm bảo nhưng con nợ còn tồn íại và hoại dộng; \ à nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng thu hồi nợ.

Trên lĩnh vực này, năm 2004 Trung Quốc đã áp dụng chuẩn quốc tế phân chia nợ xấu thành năm nhóm: nợ hoạt động bình thường (performing); nợ nằm trong danh sách cần chú ý (watch-list); nợ dưới mức chuẩn (sub-standard); nợ có nghi vấn (doubtful); và mất nợ (loss). Trước đó, nước này phân loại nợ theo bổn nhóm: nợ hoạt động bình thường; nợ quá hạn (không trả đúng hạn); nợ xấu (nợ không được trả trong vòng một năm sau sau thời hạn), và mất nợ. Hệ thống phân loại nợ mới dựa trên khả năng trả nợ của người đi vay và đánh giá mức độ rủi ro của nợ bằng cách giám sát liên tục tình trạng tài chính của người đi vay. Hệ thống phân loại nợ cũ dựa trên việc trả nợ đúng hạn là hình thức đánh giá sau khi mọi việc đã xảy ra. Kinh nghiệm của Trung Quốc và của cả Việt Nam cho thấy hệ thống này tạo điều kiện cho nhiều con nợ đi vay nợ mới để trả nợ cũ.

Xu hướng hiện nay cho thấy các ngân hàng TMQD Việt Nam vẫn un tiên tăng khối lượng tín dụng hơn là lợi nhuận và an toàn vốn bằng cách tăng lãi suất huy động vốn và giảm lãi suấí cho vay (Unteroberdoerster, 2004: 11). Tuy nhiên, trong nghiên cứu về thị trường tài chính Mỹ, Jayaratne và Strahan (1996) kết luận rằng cải thiện chất lượng cho vay chứ không phải tăng sô lượng cho vay là nguyên nhân làm cho tăng trưởng kinh tế cao hơn. Mặc dù vân đê nợ xâu ở Việt Nam chưa gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng như ở Inđônêxia và Thái lan năm 1997, Việt Nam đã có bài học nhãn tiền là vụ sụp đổ các quỹ tín dụng nhân dân trong nước vào đâu những năm 90 của thê kỳ trước và tiêp theo đo là cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Một hệ thống ngân hàng có tỷ lệ nợ xâu cao sẽ làm mất niềm tin của người gửi tiên. Tác động của nợ xâu đôi VƠI hẹ thong

ngan hang cung giong như tác dộng của lạm phát: các hộ gia dinh và các côns tv tha nam giư tien mặt đe mua hàng hơn là gửi vào neân hàne. Chắc chắn Việt Nam chưa quen nạn lạm phát vào thời kỳ đâu chuyên sang nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thống ngân hàng ở việt nam và trung quốc nghiên cứu so sánh và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 93 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)