Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình nói chung

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình tại công ty TNHH một thành viên quản lý, khai thác công trình thủy lợi bắc kạn (Trang 54 - 59)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

2.4 C ác nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình

2.4.1 Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình nói chung

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình nguyên nhân do các quy định, pháp lệnh, các luật và nghị định quy định về công tác quản lý chi phí xây dựng còn chưa thống nhất giữa các văn bản luật và nghị định. Các văn bản quy định giữa trung ương và địa phương còn chưa thông nhất, các quy định giữa các ngành cũng xảy ra sự trồng chéo dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng các quy định vào trong công tác quản lý. Chính vì vậy việc áp dụng các văn bản Luật và Nghị định vào công tác quản lý chi phí xây dựng còn gặp nhiều bất cập gây khó khăn trong việc áp dụng, và việc quản lý chi phí dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ trong việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

44

Những chính sách của Nhà nước như tiền lương, bảo hiểm, thuế, nguồn vốn đầu tư...

áp dụng cho lĩnh vực xây dựng cũng làm ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí xây dựng công trình.

2.4.1.2 Nhân tố chất lượng nguồn nhân lực

Việc quản lý nhân sự trong công tác thực hiện dự án là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Có một sự tương đồng khá lớn giữa các bên trong việc nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến chậm trễ và vượt chi phí của dự án trong giai đoạn thi công, trong đó 4 yếu tố hàng đầu là: Yếu kém của Ban/công tác QLDA; tổ chức quản lý và giám sát yếu kém; khả năng tài chính của Chủ đầu tư; khả năng tài chính của nhà thầu được sự đồng ý rất cao giữa các bên. Giữa Chủ đầu tư và nhà thầu có một sự khác biệt giữa yếu tố đứng đầu: Khả năng tài chính của Chủ đầu tư đối với nhà thầu; khả năng tài chính của nhà thầu đối với Chủ đầu tư, điều này cũng là một điều dễ hiểu do mối quan hệ và sự kỳ vọng giữa hai bên trong dự án. Trình độ, kỹ thuật, tay nghề của con người trong việc quản lý và xây dựng ảnh hưởng rõ đến công tác quản lý chi phi xây dựng công trình.

Đối với nhà thầu, vật tư thiếu là một yếu tố quan trọng, Chủ đầu tư lại cho rằng các sai sót trong thiết kế ảnh hưởng lớn đến việc vượt chi phí và chậm tiến độ ở các dự án của họ. Sự khác biệt giữa điều kiện thực tế so với khi khảo sát, thiết kế đối với Chủ đầu tư và nhà thầu là yếu tố quan trọng, tất cả các bên trong dự án cho rằng việc chậm trễ chi trả cho các công việc đã hoàn thành ít hay nhiều đã ảnh hưởng tới việc chậm trễ tiến độ.

Các yếu tố tiếp theo gây chậm trễ và vượt chi phí đó là: Dự toán, các khoản dự trù thiếu chính xác; Hợp đồng không chặt chẽ, thiếu ràng buộc; Sự yếu kém của nhà thầu phụ; Chậm trễ trong việc nghiệm thu công việc đã hoàn thành; Các sai sót trong quá trình thi công; Các công việc phát sinh.

2.4.1.3 Nhân tố khoa học công nghệ

Đối với phương pháp và công nghệ khảo sát thiết kế, thi công lạc hậu, 90% tư vấn và nhà thầu cho rằng nó ảnh hưởng đến tiến độ và chi phí dự án nhưng Chủ đầu tư lại không quan tâm đến vấn đề này.

45

Việc áp dụng khoa học công nghệ vào trong khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình là một trong những giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình, làm giảm chi phí, nhân lực lao động trong thi công. Giúp con người sử dụng máy móc thiết bị vật liệu mới một cách nhẹ nhàng và chính xác cao, giảm được thời gian, nhân lực, chi phí.

Ngày nay việc áp dụng khoa học công nghệ vào trong công tác xây dựng ngày càng được áp dụng rộng dãi, việc sử dụng vật liệu mới có tính hiệu quả cao giảm chi phí giá thành nhân công là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà xây dựng. Khoa học công nghệ, máy mọc thiết bị áp dụng vào xây dựng nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công năng cao chất lượng xây dựng công trình và làm ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí xây dựng công trình.

2.4.1.4 Nhân tố thị trường

Sự biến động về giá cả, tiền lương, vật tư vật liệu thiết bị làm ảnh hưởng không nhỏ đến tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Sự thay đổi về giá cả làm cho việc kiểm soát quản lý chi phí trong xây dựng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra còn một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí xây dựng công trình như: Thay đổi khối lượng; chi phí phát sinh không lường trước; bất khả kháng khác.

2.4.1.5 Yếu tố con người và tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý dự án 1. Yếu tố con ngườitrong công tác quản lý dự án:

Để thực hiện một dự án nào đó thì ngành Nông nghiệp và PTNT đã phân loại công trình, loại hình cấp độ công trình để giao trách nhiệm cho các đơn vị trực thuộc làm chủ đầu tư và thực hiện dự án đó theo đúng chuyên môn nghiệp vụ quản lý của mình.

Ban quản lý dự án làm chủ đầu tư một số dự án của ngành, để hoàn thành tốt công tác quản lý chi phí cần có đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, nắm bắt được công việc và thực hiện đúng đường lối chính sách của nhà nước, và phải thực hiện từ giai đoạn đầu của dự án đến khi kết thúc bàn giao dự án cho đơn vị quản lý sử dụng.

Mặc dù vậy do khối lượng công việc nhiều, một số cán bộ chưa nắm bắt và hiểu hết quy trình thực hiện công việc dẫn đến hiệu quả công việc không cao, công tác quản lý

46

giám sát các khâu của dự án còn chậm tiến độ, chưa kịp thời giải quyết công việc một cách nhanh gọn thỏa đáng, trong quá trình kiểm tra thực hiện còn nhầm lẫn và chưa tính toán kiểm tra lại các hồ sơ thiết kế, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật... và trong quá trình giám sát thi công chưa chặt chẽ, chưa tính toán cụ thể các công việc đang tiến hành thi công dẫn đến quá trình kiểm tra nghiệm thu thanh quyết toán còn sai sót khối lượng so với thực tế hiện trường thi công...

2. Tính chuyên nghiệp trong công tác QLDA:

Để đảm bảo tính chuyên nghiệp cần phân định rõ trách nhiệm từng phòng, bộ phận chuyên môn như GPMB, kiểm soát chất lượng khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu khối lượng và thanh quyết toán công trình. Giữa các phòng, bộ phận chuyên môn phải có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, đồng thời đề cao tính chủ động sáng tạo. Phân cấp mạnh để từng cá nhân, bộ phận tránh thụ động trong việc giải quyết công việc.

Mặt khác phải cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu, trình tự thủ tục rườm rà.

Trang sắm thiết bị phục vụ công tác chuyên môn đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

2.4.1.6 Chế độ chính sách kinh tế thay đổi

Trong thời gian vừa qua một số dự án đã kéo dài không thực hiện được đúng tiến độ đề ra là do tác động của nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản do thiếu nguồn kinh phí thực hiện dự án cũng như không thu hồi được nguồn kinh phí khi hoàn thành dự án theo quy định, trong quá trình thực hiện dự án do biến động của giá nguyên vật liệu tăng cao, chế độ tiền lương thay đổi, việc bố trí nguồn kinh phí thực hiện dự án bị hạn chế, chậm so với tiến độ thực hiện dự án hoặc thay đổi nguồn vốn.

2.4.1.7 Chất lượng công tác lựa chọn các nhà thầu tư vấn lập dự án, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng công trình

Do năng lực của các nhà thầu tư vấn chưa đáp ứng kịp thời với những thay đổi của chế độ chính sách, chưa phân tích được các yếu tố tác động từ bên ngoài cũng như nội lực của dự án, dẫn đến quá trình thực hiện dự án phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế... Công tác lựa chọn nhà thầu thi công còn chưa công bằng xác thực, vẫn còn tình trạng chỉ định thầu hoặc sắp đặt cho các đơn vị thi công có năng lực yếu không đáp ứng được

47

nhu cầu của dự án dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án, đồng nghĩa với chi phí thực hiện dự án sẽtăng cao.

2.4.1.8 Quy định mức chi phí dự phòng chưa phù hợp

Do biến động của cơ chế thị trường và giá trị đồng tiền luôn trượt giá theo thời gian thi công. Một số dự án lại chia làm nhiều giai đoạn thi công khác nhau. Trong quá trình thi công kéo dài dẫn đến chi phí tăng cao nhưng chi phí dự phòng trong công tác lập tổng mức đầu tư dự án ban đầu không đủ để thực hiện dự án, vì vậy phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, một số dự án điều chỉnh còn chậm do thiếu nguồn vốn vì vậy dự án đi vào quản lý sử dụng không đồng bộ dẫn đến hiệu quả của dự án không cao, gây lãng phí nguồn kinh phí của nhà nước đã đầu tư.

2.4.1.9 Công tác giải phóng mặt bằng thi công

Các công trình mà ngành Nông nghiệp & PTNT quản lý phần lớn là các công trình thủy lợi theo tuyến dài như hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất, hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn, các hệ thống đê điều phòng chống lụt bão, các hệ thống kè hộ chân đê và các công trình kè chống sạt lở bờ sông suối, cồn bãi .... Vì vậy công tác giải phóng mặt bằng kéo dài đi qua nhiều địa bàn hành chính khác nhau quản lý, do vậy công tác giải phóng mặt bằng thường xuyên gặp khó khăn trong việc lập hồ sơ, phương án bồi thường giải phóng mặt bằng.

Mặt khác do chế độ chính sách luôn thay đổi hàng năm, giá cả thị trường tăng cao, đơn giá bồi thường đất, cây trồng và các công trình trên đất còn thấp chưa thỏa đáng với nhu cầu thực tế của người dân dẫn đến quá trình giải phóng mặt bằng thường xuyên phải giải quyết những vướng mắc, tồn tại gây ảnh hưởng tới tiến độ giải phóng mặt bằng cũng như thực hiện dự án.

2.4.1.10 Công tác kiểm soát chất lượng khảo sát, thiết kế và giám sát chất lượng thi công công trình

- Kiểm soát chất lượng khảo sát, thiết kế là yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả đầu tư và chất lượng công trình. Chất lượng tài liệu khảo sát tốt sẽ cóhồ sơ thiết kế phù hợp với thực tế, không phải điều chỉnh, bổ sung phát sinh quá trình thi công. Chất lượng hồ

48

sơ thiết kế tốt là yếu tố quan trọng để có thành phẩm là công trình đáp ứng hai yếu tố kinh tế và kỹ thuật.

- Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình. Giám sát thi công xây dựng giúp phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố.Giám sát thi công xây dựng công trìnhcó nhiệm vụ theo dõi - kiểm tra - xử lý - nghiệm thu - báo cáo các công việc liên quan tại công trường. Mặc dù vậy trong công tác giám sát chất lượng công trình một số cán bộ thực sự sát sao với công việc, chưa nắm vững được quy trình quản lý giám sát, mặt khác cũng do điều kiện công trình thi công theo tuyến dài lên cán bộ giám sát không thể có mặt ở tất cả cac điểm đang thi công.

2.4.1.11 Tính khẩn cấp trong thi công xây dựng công trình do yêu cầu đẩy nhanh tiến độ

Các công trình thủy lợi có đặc điểm xây dựng trong môi trường nước, thời gian xây dựng kéo dài, chịu ảnh hưởng tác động mạnh mẽ của các yếu tố điều kiện tự nhiên, đặc biệt là mưa lũ. Khi mùa lũ đến, nếu không có sự tập trung cao độ cho việc thi công vượt lũ, phòng lũ, thì có thể dẫn đến việc đổ vỡ hoặc cuốn trôi của các thành quả đã thi công trong giai đoạn trước. Đối với công trìnhphòng chống sạt lở bờ sông, công trình đê điều,... nếu không xử lý khẩn cấp và kịp thời khi bị lũ và dòng chảy uy hiếp, mà cứ thực hiện theo đúng trình tự đầu tư thì hậu quả thiệt hại về người và tài sản sẽ khôn lường. Tính không trình tự và khẩn cấp trong thi công xây dựng gây nên những khó khăn lớn cho công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình tại công ty TNHH một thành viên quản lý, khai thác công trình thủy lợi bắc kạn (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)