CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TY TNHH MTV QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI BẮC KẠN
3.4 Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án Công ty TNHH một thành viên quản lý, khai th ác công trình thủy lợi Bắc Kạn
3.4.5 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí các công tác tư vấn thiết kế, đền bù bồi thường và hỗ trợ tái định cư, giám sát thi công XDCT
3.4.5.1 Hoàn thiện công tác quản lý công tác tư vấn thiết kế 1. Nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn các nhà thầu tư vấn
- Lựa chọn các tổ chức tư vấn thiết kế có đủ năng lực thực hiện công việc khảo sát, thiết kế. Công tác chọn tư vấn cần được chọn lựa kỹ càng trong đó năng lực của đơn vị tư vấn thiết kế phân theo 2 hạng được quy định cụ thể tại Điều65 Chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình Nghị định Số: 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về việc Về quản lý dự án đầu tư xây dựng:
- Thực hiện công tác đánh giá lựa chọn nhà thầu một cách chính xác công bằng, đảm bảo lựa chọn được đơn vị đủ năng lực về chuyên môn và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu khảo sát thiết kế dự án.
84
- Không nể nang vì các mối quan hệ của các nhà thầu tư vấn này có các mối quan hệ khác nhau để nhận thầu hoặc chủ đầu tư bị ép phải giao thầu cho một nhà thầu nào đó dẫn đến quá trình thực hiện dự án thường xuyên chậm tiến độ, kinh phí thiếu, chất lượng công trình không đảm bảo, kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng phải bổ xung hợp đồng,... làm ảnh hưởng đến chất lượng,tiến độ, hiệu quả giá trị chi phí công trình.
- Thực hiện công tác chấm thầu lựa chọn nhà thầu theo đúng các tiêu chí của hồ sơ mời thầu, đánh giá theo đúng quy định của Nhà nước.
2. Hoàn thiện công tác kiểm soát công việc do các đơn vị tư vấn thực hiện của các cán bộ Ban QLDA
Công tác kiểm soát càng thực hiện chặt chẽ thì sẽ càng nâng cao được công tác quản lý chi phí trong công tác tư vấn thiết kế, tránh được những phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư, hạn chế việc thay đổi tổng mức đầu tư của dự án. Kiểm soát chặt chẽ dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, đơn giá, quy định của Nhà nước và các Bộ ngành, …
+ Trong quá trình thực hiện khảo sát Ban QLDA cần duyệt đề cương khảo sát của đơn vị tư vấn từ đó cho người kiểm tra về nhân sự và máy móc thiết bị sử dụng có đúng theo hồ sơ mời thầu (hồ sơ yêu cầu) hay không? Công tác khảo sát xây dựng công trình cần được quản lý chặt chẽ, khối lượng khảo sát phải tính toán đủ đáp ứng phục vụ cho các bước thiết kế. Công tác giám sát khảo sát được tăng cường để quản lý đơn vị tư vấn thực hiện khảo sát phù hợp với nhiệm vụ, phương án khảo sát được duyệt, quá trình thực hiện cũng như lấy mẫu, làm thí nghiệm và ghi kết quả tránh trường hợp không giám sát đơn vị tư vấn sẽ ghi khống khối lượng khảo sát gây thất thoát kinh phí thực hiện.đảm bảo yêu cầu về khối lượng, chất lượng.
+ Việc kiểm tra hồ sơ thiết kế cán bộ trong Ban cần chú trọng việc kiểm tra hồ sơ thiết kế căn cứ trên kết quả của hồ sơ khảo sát, kiểm tra tính kết cấu, kiểm tra về kiến trúc không gian của công trình, vật liệu sử dụng trong dự án, kết cấu xây dựng có phù hợp với thực tiễn cũng như việc lựa chọn giải pháp công nghệ, thiết bị cho công trình.
85
+ Kiểm tra hồ sơ thiết kế quy mô công trình có phù hợp với yêu cầu sử dụng hay không; thiết kế có đảm bảo chất lượng, sử dụng vật tư, vật liệu có phù hợp với loại công trình; việc chọn hệ số an toàn quá cao, tính toán kết cấu, … hạn chế tối đa việc lãng phí vật liệu xây dựng.
+ Công tác thẩm tra, thẩm định thiết kế - dự toán cần được chú trọng và tăng cường để hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót, phát sinh trong việc triển khai thi công. Phát hiện kịp thời, điều chỉnh hoặc cắt giảm thiết kế các nội dung cần thiết để phù hợp thực tế và nếu thấy mang lại sự hiệu quả tốt hơn. Các nội dung sai sót, tồn tại hoặc các bài học từ việc tổ chức triển khai thực hiện từ các công trình trước đều được xem xét, rút kinh nghiệm để khắc phục hiệu quả. Để làm tốt điều này Ban QLDA cần kiểm soát chặt chẽ các khâu khảo sát, thiết kế lập dự án đầu tư, phối hợp với đơn vị thẩm định, các Sở ban ngành liên quan, UBND huyện, xã nơi xây dựng công trình và các đơn vị liên quan, … để kiểm tra, kiểm soát hồ sơ dự án một cách chặt chẽ nhất, để vừa đảm bảo khả năng phục vụ của công trình, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân mặt khác tiết kiệm tối đa chi phí thực hiện dự án.
3.4.5.2 Hoàn thiện công tác quản lý công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Trong thời gian vừa qua hầu hết những dự án lớn, nhỏ tại các tỉnh, thành trong cả nước đều vướng, phức tạp, bị kéo dài do “tắc” ở khâu đền bù giải phóng mặt bằng, bởi khâu đền bù giải phóng mặt bằng ngày càng phức tạp, khó khăn và rất dễ gây ra nhiều tổn thất, nhất là trong các trường hợp không tự nguyện.
Vấn đề đặt ra là Nhà Nước cần có quy hoạch, kế hoạch để sử dụng đất một cách khoa học, phù hợp, đồng thời cần có những chính sách quy định để vừa đảm bảo quyền lợi chung của xă hội lại vừa đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của người có đất bị Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế, xă hội của đất nước.
Quá trình thực hiện bồi thường, GPMB để thực hiên các dự án xây dựng luôn phải giải quyết dung hoà mâu thuẫn về lợi ích của hai nhóm đối tượng:
Người được giao đất (trong đó có cả cơ quan nhà nước) luôn tìm cách giảm chi phí bồi thường GPMB nhằm hạ giá thành xây dựng, tiết kiệm chi phí sản xuất.
86
Người bị thu hồi đất luôn đòi hỏi được trả một khoản bồi thường “càng nhiều càng tốt”
mà trước hết phải là thoả đáng, mặt khác trong nội bộ những người được đền bù có người chấp hành tốt chính sách pháp luật đất đai của Nhà nước, có người chấp hành chưa tốt, do đó đòi hỏi phải xử lý sao cho công bằng cũng là một việc hết sức khó khăn.
Qua các dự án mà Ban QLDA Công ty đang thực hiện thì các công trình thì công chủ yếu là công trình theo tuyến, ảnh hưởng đến nhiều hộ dân cư nhưng giá trị đền bù lại thấp. Trongkhi chính sách đền bù, GPMB còn nhiều bất cập nhưng dự án mang đến lợi ích thiết thực cho chính người dân bị ảnh hưởng, sự phát triển kinh tế cộng đồng dân cư và xã hội.
Vì vậy muốn có được kết quả triển khai dự án nhanh gọn, được nhân dân đồng tình ủng hộ bàn giao mặt bằng, thì công tác GPMB cần được công khai, minh bạch, được sự chỉ đạo quyết liệt có tình, có lý của lãnh đạo và các cơ quan ban nghành liên quan trong công tác GPMB theo đúng các quy định, pháp luật của nhà nước, bên cạnh đó cũng cần làm tốt công tác dân vận, tuyên truyền vận động để người dân ủng hộ dự án, thấy được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của tập thể, ... tránh công tác cưỡng chế để GPMB, một việc làm không bên nào mong muốn. Như vậy làm tốt công tác GPMB sẽ đẩy nhanh tiến độ của dự án và nâng cao được hiệu quả quản lý chi phí thực hiện dự án.
Cần quản lý tốt công tác đo đạc bản đồ GPMB, hạn chế tối đa các thiếu sót và diện tích đền bù, đền bù thiếu, thừa cho các hộ dân. Ban QLDA cần yêu cầu các đơn vị thiết kế đo đạc thực hiện nghiêm túc, chính xác.
Cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phân tích và vận động người dân và lắng nghe tâm tư nguyên vọng của người dân trong vùng dự án. Kiểm tra diện tích thiết kế tổng mặt bằng so với diện tích đền bù thực tế, lên danh sách các hộ nằm trong vùng dự án, tổng hợp và thống kê diện tích và hoa mầu cần đền bù, thống nhất đơn giá và thông báo với người dân trong vùng dự án, lấy ý kiến người dân để thống nhất phương án, tiến hành cùng người dân và cơ quan nhà nước tiến hành kiểm kê diện tích và hoa màu cần đền bù và ghi biên bản xác nhận đầy đủ.
87
3.4.5.3 Hoàn thiện công tác quản lý công tác giám sát thi công XDCT
Quản lý chi phí các công tác tư vấn thiết kế, đền bù bồi thường hỗ trợ tái định cư, giám sát thi công XDCT tác giảxin đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước với hoạt động TVGS cụ thể như sau:
+ Cơ quản quản lý nhà nước cần hoàn thiện và đưa vào vận hành trang thông tin điện tử quản lý cơ sở dữ liệu về thông tin của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TVGS, kể cả nhà thầu và cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (bao gồm thông tin về chữ ký cá nhân, hồ sơ lý lịch, quá trình học tập và công tác, vi phạm pháp luật, kỷ luật, khen thưởng của cá nhân hành nghề TVGS; thông tin về năng lực của tổ chức hành nghề TVGS...) Yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải bắt buộc đăng ký trước khi tham gia hành nghề TVGS. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để các chủ đầu tư căn cứ kiểm tra thông tin và lựa chọn được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực phù hợp thực hiện công tác TVGS.
+ Cần quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hành nghề TVGS, từ đó ban hành chế tài xử lý vi phạm cụ thể, trong đó quy định rõ các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt đủ mạnh (bao gồm phạt tiền, cấm hành nghề, các trường hợp xử lý hình sự đối với tổ chức, cá nhân TVGS) và có biện pháp tổ chức thực hiện nghiêm để đảm bảo tính răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát công trình xây dựng.
+ Có cơ chế thích hợp như khen thưởng, ưu tiên nhận thầu,... để khuyến khích các tổ chức, cá nhân TVGS thực hiện tốt quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình; thực hiện giám sát các công trình đạt chất lượng cao.
+ Điều chỉnh lại định mức chi phí cho công tác TVGS. Hiện nay chi phí TVGS cho các dự án được thực hiện giám sát bởi các đơn vị tư vấn trong nước, nhất là công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách phần lớn được thực hiện theo quyết định số 957/QĐ- BXD ngày 29/9/2009. Nhìn chung mức thu nhập của các cá nhân tham gia công tác giám sát còn thấp, dẫn đến phát sinh các hiện tượng tiêu cực. Nên đối với lĩnh vực TVGS cần tăng định mức chi phí.
88
+ Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ tư vấn giám sát công trình xây dựng, đảm bảo thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của mình, không vì những lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt mà làm sai, gian lận, … gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình làm thất thoát kinh phí đầu tư của Nhà nước.
+ Tăng cường rà soát, kiểm tra công tác đào tạo TVGS. Đổi mới việc cấp chứng chỉ hành nghề theo hướng tổ chức sát hạch để công tác cấp chứng chỉ hành nghề đảm bảo thực chất và tránh tiêu cực.
+ Tổ chức các lớphọc tư vấn giám sátđể đạo tạo ra đội ngũ TVGS có chất lượng + Để giải quyết được những vấn nêu trên, cần tuân thủ nghiêm túc Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số:121/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, ...
Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng các cấp cần tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động TVGS trong hoạt động xây dựng hiện nay.
+ Ban QLDA cần xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong quá trình thi công xây dựng công trình để kiểm soát chi phí.