Giải pháp quản lý TMĐT XDCT

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình tại công ty TNHH một thành viên quản lý, khai thác công trình thủy lợi bắc kạn (Trang 87 - 91)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TY TNHH MTV QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI BẮC KẠN

3.4 Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án Công ty TNHH một thành viên quản lý, khai th ác công trình thủy lợi Bắc Kạn

3.4.3 Giải pháp quản lý TMĐT XDCT

Hầu hết các dự án của Ban QLDA Công ty đều vượt tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu, việc vượt mức đầu tư ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ và hiệu quả của dự án. Vì vậy để quản lý chi phí Tổng mức đầu tư Ban QLDA cần quản lý chặt chẽ từ khâu chủ trương đầu tư, công tác tư vấn lập dự án đầu tư.

- Về Chủ chương đầu tư: Trong vài năm vừa qua Công ty đã thực hiện được các dự án đã và đang phục vụ những nhu cầu cấp thiết của người dân địa phương. Tuy nhiên chính sự nóng vội mong muốn sớm triển khai dự án mà hầu hết các công việc ở bước chuẩn bị đầu tư được chuẩn bị sơ sài, chưa đánh giá và xem xét thấu đáo nên đã gây ảnh hưởng rất lớn tới quá trình thi công sau này. Vì vậy ngay từ khi chuẩn bị cho Chủ chương đầu tư Công ty cần xem xét và phân tích một cách thấu đáo để khi trình và thực hiện sau này đảm bảo hiệu quả tránh như trường hợp các dự án khi bắt đầu triển khai thực hiện thì phải thực hiện điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh tổng mức và điều chỉnh quy mô của dự án để phù hợp với tình hình thực tế, nhu cầu của nhân dân trong vùng dự án.

- Về kiểm soát công tác tư vấn lập dự án đầu tư: Nắm được việc kiểm tra, kiểm soát tốt từ khâu lập đề cương nhiệm vụ và phương án khảo sát kỹ thuật mới xác định được giải pháp thiết kế. Để có tài liệu phục vụ thiết kế chính xác thì công tác giám sát khảo sát và phương án khảo sát kỹ thuật phải được thực hiện môt cách nghiêm túc mới có thể đánh giá được thực trạng của công trình. Lập dự án là bước đánh giá sơ bộ công trình muốn triển khai, mặc dù số liệu trong bước này chỉ mang tính tương đối, tuy nhiên nó lại rất quan trọng đối với nhà đầu tư, họ quyết định có nên đầu tư hay không ở bước này.

77

Vì vậy để thuận tiện cho các bước tiếp theo Ban quản lý cần phải đánh giá nghiêm túc ở bước này. Việc quản lý chi phí lúc này là quản lý tổng mức đầu tư của công trình, việc lập tổng mức đầu tư tức là lập chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. Cụ thể các loại chi phí như sau:

+ Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công;

+ Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có), chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh, chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế và các loại phí liên quan khác;

+ Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm: chi phí đền bù nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí khác, chi phí thực hiện tái định cư, chi phí tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng, nếu có, chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;

+ Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí đểtổ chức thực hiện công việc quản lý dự án từ khi lập dự án đến đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.

+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: chi phí tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng, tư vấn thẩm tra và các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khác.

+ Chi phí khác bao gồm: vốn lưu động trong thời gian sản xuất thử và sản xuất không ổn định đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng và các chi phí cần thiết khác;

+ Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.

Việc lập TMĐT công trình có thể được thực hiện một trong các bước sau:

78

+ Tính theo thiết kế cơ sở của dự án. Trong đó, chi phí xây dựng được tính theo khối lượng chủ yếu từ thiết kế cơ sở, các khối lượng khác dự tính và giá xây dựng phù hợp với thị trường; chi phí thiết bị được tính theo số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với thiết kế công nghệ, giá thiết bị trên thị trường và các yếu tố khác, nếu có; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư được tính theo khối lượng phải đền bù, tái định cư của dự án và các chế độ của nhà nước có liên quan; chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị; chi phí dự phòng được xác định.

+ Một số công trình có thể tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp theo bộ phận kết cấu, theo diện tích, công năng sử dụng (sau đây gọi là giá xây dựng tổng hợp), suất vốn đầu tư xây dựng công trình tương ứng tại thời điểm lập dự án có điều chỉnh, bổ sung những chi phí chưa tính trong gía xây dựng tổng hợp và suất vốn đầu tư để xác định tổng mức đầu tư;

+ Tính trên cơ sở số liệu của các dự án có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện. hi áp dụng phương pháp này phải tính quy đổi các số liệu của dự án tương tự về thời điểm lập dự án và điều chỉnh các khoản mục chi phí chưa xác định trong tổng mức đầu tư;

+ Việc lập tổng mức đầu tư là rất quan trọng nên tùy theo quy mô yêu cầu công trình mà Ban cần có các phương án thích hợp, tuy nhiên theo tác giả phương án 1 tức là tính theo thiết kế cơ sở là phương án tin cậy nhất.

Ngay sau khi có tổng mức đầu tư Ban quản lý cần kiểm soát lại với nội dung trong tổng mức đầu tư. Tổng mức đầu tư phải được xác định theo đúng phương pháp; áp dụng định mức, đơn giá phù hợp; đảm bảo tính đúng đắn và đầy đủ nội dung các mục chi phí; số liệu tính toán đủ mức chi tiết để nâng cao tính chính xác; giá trị tổng mức đầu tư phải hợp lý để đảm bảo tính hiệu quả và khả thi của dự án, đồng thời phù hợp cho việc triển khai các bước tiếp theo. Chi phí bồi thường trong giai đoạn lập dự án cũng phải được lập, kiểm soát dự toán chi tiết phù hợp với yêu cầu thực tế.

+ Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư với đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của dự án đầu tư xây dựng công trình;

79

+ Tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế thị trường của các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư;

+ Các tính toán về hiệu quả đầu tư xây dựng công trình, các yếu tố rủi ro, phương án tài chính, phương án hoàn trả vốn, nếu có;

+ Xác định giá trị TMĐT bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

Bộ phận thẩm định của Ban QLDA và các đơn vị liên quan tiến hành xem xét, đánh giá, thẩm định lại toàn bộ hồ sơ lập dự án đầu tư xây dựng sau đó báo cáo, tham mưu để người quyết định đầu tư có cái nhìn tổng thể trước khi phê duyệt. Khi đó tổng mức đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư là cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả của dự án. Đối với các dự án của Ban đều là các dự án sử dụng vốn nhà nước nên tổng mức đầu tư là giới hạn chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép để sử dụng xây dựng công trình. Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án phải do người quyết định đầu tư cho phép và cần được thẩm định lại đối với phần thay đổi so với tổng mức ban đầu đã phê duyệt.

Việc kiểm soát lại các nội dung trong TMĐT trước khi trình thẩm định cần được các cán bộ trong Ban QLDA kết hợp với đơn vị tư vấn thiết kế kiểm soát tốt hồ sơ khối lượng các khâu khảo sát, thiết kế, phương án, nhiệm vụ thiết kế phảiphù hợp với hiện trường thực tế và phù hợp với chủ trương đầu tư, tránh trường hợp phải thay đổi tổng mức đầu tư nhiều lần do phải điều chỉnh thiết kế, tính thiếu khối lượng, khớp nối giữa thiết kế mới và các công trình cũ vẫn chưa được quan tâm sát sao. Mặc dù việc điều chỉnh TMĐT có liên quan trực tiếp đến thời gian thực hiện dự án bởi vì cơ chế chính sách liên tục thay đổi dẫn đến việc phải thay đổi tổng mức đầu tư nhiều lần là điều khó tránh khỏi.

Tuy nhiên hiện nay công tác thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư được thực hiện chặt chẽ, các dự án cần phải được tính toán cụ thể đặc biệt là các dự phòng cho những thay đổi về cơ chế chính sách, tránh trường hợp chuẩn bị sơ sài, chưa đánh giá và xem xét thấu đáo nên đã gây ảnh hưởng rất lớn tới quá trình thi công sau này, sẽ giúp khắc phục sự thay đổi TMĐT nhiều lần khi triển khai thực hiện dự án.

80

Sau khi dự án được phê duyệt bởi người quyết định đầu tư, Ban quản lý dự án tiếp tục triển khai các bước tiếp theo, đây là những bước ảnh hưởng rất lớn tớiquá trình quản lý chi phí của dự án sau này.

- Để quản lý tốt chi phí trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư thì việc lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế lập hồ sơ dự án đầu tư là vô cùng quan trọng, điều này sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng hồ sơ lập dự án.Vì vậy tổ chuyên gia chấm thầu cần làm việc một cách nghiêm túc và yêu cầu nhà thầu làm rõ bất cứ nội dung gì chưa rõ ràng để xác định nhà thầu tiềm năng thực hiện gói thầu tư vấn khảo sát, thiết kế lập dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình tại công ty TNHH một thành viên quản lý, khai thác công trình thủy lợi bắc kạn (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)