Nội dung của quản lý nhà nước về đất đai

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội đến năm 2020 (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

1.2 Quản lý nhà nước về đất đai

1.2.4 Nội dung của quản lý nhà nước về đất đai

1.2.4.1 Đối tượng, mục đích, và yêu cầu quản lý của QLNN về đất đai a. Đối tượng của quản lý đất đai

Theo Điều 2, Luật Đất đai năm 2013, đối tượng áp dụng bao gồm:

1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai,thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.

2. Người sử dụng đất.

3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.

Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai là điều kiện quyết định để tập hợp, thống nhất tất cả các loại đất ở mọi vùng của tổ quốc thành vốn tài nguyên quốc gia, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đóng vai trò người chủ sở hữu.

Chỉ giao cho các đơn vị cá nhân khác nhau để sử dụng đất: trong điều 4 luật đất đai 2013 ghi “Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữư và thống nhất quản lý”. Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế,đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội (gọi chung là tổ chức), hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định vàlâu dài dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền sử dụng đất.Nhà nước còn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận quyền sử dụng đất từ người khác trong luật này gọi chung là người sử dụng đất.

b. Mục đích yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai - Mục đích

+ Bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng.

+ Bảo đảm sử dụng vốn đất hợp lý của nhà nước.

+ Tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất.

+ Bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường sống.

c. Yêu cầu:

Phải đăng ký thống kê đất để nhà nước nắm chắc được toàn bộ diện tích, chất lượng đất đai ở mỗi đơn vị hành chính từ cơ sở đến trung ương.

1.2.4.2 Nội dung QLNN về đất đai.

Theo Điều 22 Luật Đất đai 2013 quy định nội dung của quản lý nhà nước về đất đai như sau:

Điều 22. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai

1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.

2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.

4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,chuyển mục đích sử dụng đất.

6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

8. Thống kê, kiểmkê đất đai.

9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.

11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.

14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.

15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.

1.2.4.3 Nội dung phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Theo Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:

Điều 24. Cơ quan quản lý đất đai

Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địaphương.

Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và huyện, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.

Điều 25. Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn

Xã, phường, thị trấn có công chức làm công tác địa chính theo quy định của Luật cán bộ, công chức.

Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý đất đai tại địa phương.

Căn cứ Nghị định số 21/NĐ-CP ngày 21/3/2016 của Chính Phủ về việc Phân cấp Quản lý nhà nước giữa Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 4/4/2017 của Chính Phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Quyết định số 705/QĐ-BTNMT ngày 4/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 của Chính Phủ về Phân cấp Quản lý nhà nước giữa Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Phân cấp quản lý Nhà nước giữa Trung ương và địa phương trong lĩnh vực quản lý đất đai về thựchiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai như sau:

+ Quốc hội ban hành luật, nghị quyết về đất đai; quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.

+ Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông qua bảng giá đất, việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật đất đai; giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương.

- Phân cấp thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai giữa Trung ương và địa phương, gồm các nội dung:

+ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.

+ Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính;

+ Điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất;

+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: tập trung ở công việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt, thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai;

+ Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

+ Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khithu hồi đất;

+ Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+ Tài chính về đất đai và giá đất;

+ Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

+ Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

+ Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.

- Đánh giá việc thực hiện các quy định phân cấp thực hiện và năng lực thực thi của các cơ quan Trung ương và địa phương; tác động của việc phân cấp quản lý nhà nước hiện nay đến hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý, sử dụng đất.

b) Nghiên cứu và đề xuất hoàn thiện cơ chế phân cấp, tăng cường sự theo dõi, đánh giá, giám sát của các cơ quan Trung ương trong thực hiện thẩm quyền đã được phân cấp trong quá trình đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật đất đai tập trung vào các vấn đề:

- Đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật về đất đai nhằm tăng cường hơn vai trò của Trung ương trong việc quyết sách các chủ trương phát triển quan trọng của đất nước, đồng thời có cơ chế giám sát và quản lý việc thực hiện các thẩm quyền của chính quyền địa phương.

- Thực hiện rà soát, chuẩn hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai để công bố, công khai theo quy định.

- Tổ chức giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định liên quan đến phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai để đảm bảo quyền quản lý thống nhất của Trung ương và phát huy quyền chủ động củađịa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội đến năm 2020 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)