CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ ĐẾN NĂM 2020
3.3 Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Chương Mỹ đến năm 2020
3.3.2 Xây dựng và chuẩn hóa hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin địa chính
a. Cơ sở của giải pháp: Giải pháp đưa ra để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai
Tuy nhiên, để triển khai thực hiện, UBND huyện Chương Mỹ còn bắt gặp một số rào cản như: kinh phí thực hiện (Mua sắm thiết bị máy móc, hỗ trợ cài đặt các phần mềm quản lý nhà nước về đất đai, tập huấn nâng cao trình độ cán bộ…).
Việc áp dụng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin địa chính ở cấp huyện đã được UBND huyện quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác quản lý dễ dàng quản lý được thông tin địa chính. UBND huyện đã thuê các đơn vị tư vấn cài đặt phần mềm (CiLIS, ViLIS...) phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai đối với 32 xã, thị trấn trên toàn huyện; tuy nhiên, do chất lượng máy tínhcũng như khả năng tiếp nhận ứng dụng công nghệ của một số cán bộ còn kém, dẫn đến tình trạng người quản lý không sử dụng phần mềm quản lý mà vẫn ghi số liệu pheo phương thức thủ công;
việc thất thoát hồ sơ không thể tránh khỏi.
Xây dựng và chuẩn hóa hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin địa chính là một giải pháp cấp thiết, nhưng muốn đạt kết quả cao UBND Chương Mỹ cần đẩy mạnh việc hoàn thiện tổ chức đội ngũ cán bộ.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong CSDL đất đai là cơ sở để lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm lập quy hoạch. Mặt khác có thể khai thác lợi thế của GIS là phân tích không gian để đánh giá biến động sử dụng đất. Với công cụ chồng xếp các lớp bản đồ ở các thời điểm khác nhau, chúng ta dễ dàng có được kết quả bản đồ biến động sử dụng đất trong 1 giai đoạn nhất định. Trên cơ sở đó tiến hành thống kê, phân tích số liệu và dự báo, định hướng phát triển của các loại hình sử dụng đất Phục vụ xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt có thể đánh giá định lượng đa chỉ tiêu để tìm vị trí tối ưu
CSDL đất đai cung cấp thông tin cho việc xây dựng phương án quy hoạch, dữ liệu nền để lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Ngoài ra từ những dữ liệu đất đai và các yếu tố liên quan có thể áp dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu kết hợp với GIS để tìm vị trí tối ưu cho các đối tượng quy hoạch.
Từ trước đến nay, việc giải các bài toán quy hoạch thường nghiêng về mặt định tính hơn định lượng. Với kiến thức chuyên môn sâu rộng, các chuyên gia có thể chỉ ra dễ dàng những vị trí phù hợp, tuy nhiên việc định lượng các yếu tố để xem xét mức độ
phù hợp hay ảnh hưởng bao nhiêu cũng rất cần thiết và quan trọng. Khi sử dụng CSDL đất đai và áp dụng GIS thì chúng ta có thể tính toán dễ dàng hơn mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu. Các giá trị này được phân tích, hiển thị trên bản đồ để tiến hành chồng xếp giữa các chỉ tiêu cho ra kết quả cuối cùng. Khu vực nào có giá trị đánh giá cao nhất thì được lựa chọn.
- Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội, môi trường
Đây có thể coi là một bài toán phân tích ngược lại của việc tìm địa điểm. Giả sử chúng ta có 1 phương án quy hoạch thì cần phải tính xem mức độ ảnh hưởng của phương án đối với các yếu tố xung quanh là như thế nào. Câu hỏi dự báo “Nếu có một điều gì đó xảy ra thì sẽ ra sao?” cũng là một chức năng phân tích của GIS. Dựa trên mối quan hệ giữa các thực thể theo tính chất hệ thống của CSDL đất đai, GIS sẽ cho chúng ta những số liệu về mức độ ảnh hưởng.
- Hỗ trợ tính toán bồi thường, giải phóng mặt bằng
Tính toán bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong những yếu tố tác động đến lựa chọn phương án quy hoạch. Để xác định được tổng chi phí bồi thường cần phải biết được diện tích đất cần thu hồi và đơn giá đất theo từng mục đích sử dụng là bao nhiêu.
Công việc này lại đòi hỏi cần chồng xếp lớp dữ liệu quy hoạch và cáclớp dữ liệu liên quan như giao thông, thửa đất,...
b, Mục tiêu của giải pháp: phải phát huy và áp dụng triệt để quy chế dân chủ. Cần công khai công bố dự thảo các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trước khi thông qua HĐND quyết định.
Hỗ trợ công tác quản lý truy nhập với nhiều người sử dụng, năng suất cao hơn; chức năng sao lưu dữ liệu nhanh chóng, thuận tiện di chuyển, bảo quản; Chức năng bảo mật tốt; Chức năng tra cứu, thống kê, phân tích xử lý số liệu.
c. Nội dung
Sử dụng hệ thống thông tin đất đai làm công cụ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Hệ thống thông tin đất đai cho phép thu thập, nhập và lưu trữ các thông tin đất đai ban đầu như: Thông tin về thửa đất, thông tin về chủ sử dụng, thông tin về loại đất, thông tin về giá đất, thông tin về các bất động sản trên đất.
Hệ thống thông tin đất đai có khả năng tìm kiếm thông tin theo các yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin đất đai. Hiện nay các thông tin thường để tra cứu trong hệ thống là: Mã đơn vị hành chính (từ tỉnh đến xã), mã bản đồ, số thửa trên mảnh bản đồ, số thửa phụ…
Hệ thống thông tin đất đai có chức năng trao đổi thông tin với các hệ thống thông tin khác, đảm bảo tính hòa hợp, tương thích về dữ liệu.
Hệ thống thông tin đất đai có chức năng phát triển các ứng dụng theo các đặc thù của công tác quản lý nhà nước về đất đai làm cho hệ thống mềm dẻo hơn và phục vụ tốt hơn cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại các địa phương.
d. Dự kiến kế hoạch thực hiện.
Giải pháp này rất quan trọngđối với UBND huyện Chương Mỹ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trong thời gian đổi mới nền kinh tế như hiện nay. Việc áp dụng hệ thống thông tin đất đai trong công tác quản lý nhà nước về đất đai sẽ đảm bảo tính công khai, minh bạch trong công tác quản lý; hạn chế đơn thư, khiếu nại; nâng cao chất lượng quản lý.
Để triển khai thực hiện các phần mềm UBND huyện cần chuẩn hóa các dữ liệu về đất đai trên địa bàn.
Sử dụng phần mềm phù hợp đủ sức để quản lý. Sử dụng thống nhất 1 loại hệ quản trị.
Các thông tin chi tiết được quản lý ở các địa phương. Tiếp đó chúng sẽ được phân loại, thống kê theo một số chỉ tiêu đặc trưng nghiệp vụ quản lý và được gửi lên cấp Trung ương.
Xây dựng phương án tổ chức cơ sở dữ liệu tập trung dữ liệu tổng hợp, phân tán dữ liệu chi tiết