CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
1.4 Kinh nghiệm và bài học thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai
1.4.1 Kinh nghiệm QLNN về đất đai Quận Gò Vấp- TP Hồ Chí Minh
Quận Gò Vấp là một trong những huyện mới chuyển đổi từ huyện thành huyện từ cuối những năm 2000, có diện tích đất lớn của thành phố Hồ Chí Minh. Không phải sau khi nguyên chủ tịch Trần Kim Long bị bắt thì "các vấn đề về đất" ở đây mới được chú ý. Thực tế là trước đó rất lâu, việc QLĐĐ tại địa bàn này đã có rất nhiều điều để nói.
Lật lại hồ sơ, theo kết quả kiểm tra về tình hình QLĐĐ (tháng 12/2016) của UBND Thành phố Hồ Chí Minh thì trên địa bànQuận Gò Vấpcó khoảng 20 dự án phân lô hộ lẻ để bán cho người dân.
Đáng chú ý là trong số này, nhiều dự án tại phường 12, chủ đầu tư đã lợi dụng chủ
trương phân lô bán nền để đầu cơ đất và xây dựng nhà trái phép. Về vấn đề này, trước đó, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã có Chỉ thị số 05 yêu cầu chấm dứt chủ trương trên nhưng UBNDQuận Gò Vấpđã "bỏ ngoài tai" và hậu quả là để xảy ra vụ sai phạm về QLĐĐ nghiêm trọng nhất từ trước tới nay có liên quan đến Công ty Địa ốc Gò Môn. Song đó chỉ là "bề nổi" của vụ việc, đằng sau những dự án "phân lô bán nền" là những dự án "biến đất công thành đất tư" với quy mô lớn của chính quyền huyện do Chủ tịch Trần Kim Long đứng đầu. Ở làng hoa tại P.11, ban đầu UBNDQuận Gò Vấp quy hoạch diện tích 24,5 ha nhưng sau khi quy hoạch, UBNDquậnlại đưa ra nhiều lý do để... không thực hiện. Và cuối cùng cũng có trên 9.000 m2 là đất công nằm trong quy hoạch đó được một cá nhân sử dụng để kinh doanh... quán ăn. Chưa hết, một khu vực đất khác tại P.12, dù đã được Văn phòng Kiến trúc sư trưởng thành phố phê duyệt làm khu dân cư và khu công nghiệp nhưng sau đó 2,3 ha tại đây đã rơi vào tay đầu nậu, bị chuyển đổi mục đích sử dụng rồi biến thành 110 căn nhà bất hợp pháp. Để cho các đầu nậuđất thao túng thị trường đấtđai, các cơ quan chức năng của Quận Gò Vấp gần như bó tay trước tình hình QLĐĐ củaquậnmột thời kỳ dài. Có những dự án, chủ đầu tư "quỵt" tiền chuyển nhượng quyền SDĐ, chẳng hạn như Công ty cổ phần Dệt may Quyết Thắng đã không nộp cho Nhà nước số tiền lên đến 3,6 tỉ đồng. Rồi đến vụ việc liên quan đến vụ án "vi phạm về QLĐĐ" tại Công ty địa ốc Gò Môn... Tất cả đều có vẻ như chỉ là "vấn đề năng lực quản lý" theo kiểu thiếu trách nhiệm hoặc cùng lắm là cố ý làm trái... của chính quyền địa phương. Cho đến khi nguyên Chủ tịch Trần Kim Long bị bắt giam về một tội danh tham nhũng thì dư luận mới hay rằng lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ của Công an thành phố Hồ Chí Minh đã "đánh sập" một đường dây tham ô "cỡ bự", chuyên khai thácđấtđai ở địa phương để chia chác nhau làm giàu một cách trái pháp luật. Và người ta còn biết rằng từ lâu, Chủ tịch Trần Kim Long đã trở thành "người nhà" của Công ty địa ốc Gò Môn, có trách nhiệm che chở và đổi lại, được DN này chia sẻ quyền lợi, từ việc thanh toán những hóa đơn điện thoại "nhỏ" cho đến những thương vụ đất đai giá trị lớn 1.4.2 Kinh nghiệm QLNN về đất đai quận Lê Chân- Hải Phòng
Đối với vụ việc cấp đất sai thẩm quyền, chia chác đất đai tại quận Lê Chân là một huyện mới chuyển thànhquận, đang trong giai đoạn đô thị hoá mạnh. Công tác QLNN về đất đai bị buông lỏng trong nhiều năm. Vụ việc chính quyềnquậntự ý chia chác đất
đai cho những người quen, người thân mới đây bị phát hiện. Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hải Phòng, Nguyễn Xuân Bình cho biết: Hải Phòng bước đầu đã quyết định thu hồi 148 lô đất của 146 hộ trong số 868 hộ được cấp đất tại đây, trong đó có 9 người tự giác trả lại 11 lô (có 1 trường hợp trả 2 lô); 7 lô của các trường hợp không có hộ khẩu tại Hải Phòng và 130 lô của các trường hợp không thực hiện kê khai theo quy định của thành phố. Đối chiếu với tiêu chuẩn được giao đất làm nhà ở do UBND thành phố ban hành, hiện vẫn còn một số cán bộ lãnh đạo các sở, ngành, địa phương không thuộc diện được cấp đất tại đây sẽ buộc xử lý thu hồi lại đất sau khi thẩm định từng trường hợp (kể cả trường hợp nhượng quyền SDĐ trước đó). Được biết, quỹ đất thu hồi này sẽ được thành phố Hải Phòng quản lý, sử dụng đúng mục đích hoặc đấu giá quyền sử dụng, góp phần mang lại nguồn thu cho ngân sách thành phố.
Mặt khác, thành phố còn quyết định thu hồi 1, 278 tỷ đồng quyết toán sai trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng của dự án, nộp vào ngân sách nhà nước. Cùng với việc khẩn trương rà soát, thực hiện các giải pháp thu hồi lại diện tích đất giao không đúng đối tượng, Hải Phòng còn kiên quyết xử lý kỷ luật một số cán bộ mắc sai phạm. Đồng thời, thành phố tập trung chỉ đạo kiểm điểm và rút ra bài học kinh nghiệm trong việc quản lý, chỉ đạo thực hiện dự án. Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, dự án cấp đất làm nhà ở tại Quán Nam (quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) có nhiều sai phạm, như: Phá vỡ quy hoạch, giao đất sai đối tượng, xác định sai chủ đầu tư, vi phạm nghiêm trọng các thủ tục xây dựng cơ bản và chế độ báo cáo..., gây dư luận xấu trong nhân dân.
1.4.3 Những bài học rút ra cho huyện Chương Mỹ
Thông qua một số thực tế quản lý nhà nước về đất đai của một số huyện nêu trên, có thể đưa ra những bài học mà huyệnChương Mỹcần lưu ý đó là:
Một là,QLNN về đất đai đất đai là một lĩnh vực phức tạp dễ dẫn đến những sai phạm cũng như tham nhũng với mức độ lớn. Đối tượng sai phạm có thể cả những cán bộ đã có nhiều năm rèn luyện, cán bộ giữ vị trí chủ chốt hàng đầu của huyện. Do vậy công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ cần phải được coi trọng. Bên cạnh việc giáo dục cần tăng cường sự kiểm tra giám sát thường xuyên của chính quyền thành phố, cấp uỷ Đảng, HĐND, các tổ chức chính trị- xã hội, của doanh nghiệpvà người dân.
Hai là, trong QLNN về đất đai khi đã phát hiện ra những sai phạm thì chính quyền các cấp cần phải kiên quyết xử lý triệt để, bất kể đối tượng đó là ai, cấp nào, nếu sai phạm thì đều bị pháp luật trừng phạt. Đối với những cán bộ thực hiệnkhông hết chức trách, trách nhiệm cũng cần bị xử lý và nên có chế độ bồi thường thiệt hại bằng vật chất.
Hàng năm huyệncần thực hiện nghiêm túc việc thống kê, kiểm kê đất đai, các trường hợp về hưu, chuyển công tác cần có sự bàn giao trách nhiệm quản lý cụ thể, tránh buông lỏng trong quản lý.
Ba là, huyện cần coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân, đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý. Nhận thức của người dân, trình độ cán bộ được nếu được quan tâm bồi dưỡng, nâng cao sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong QLNN về đất đai.
Bốn là, công tác lập và quản lý quy hoạch cần được coi trọng, Huyện cần thường xuyên rà soát tránh tình trạng quy hoạch “treo”. Quy hoạch khi đã được duyệt cần được công bố, cắm mốc và quản lý chặt chẽ nhằm tránh lãng phí tiền của Nhà nước và người dân do phảiđền bù, dỡ bỏ khi di chuyển khi giải phóng mặt bằng.
Trong công tác quản lý quy hoạch cần phân công trách nhiệm cho đơn vị cá nhân trực tiếp quản lý, có quy chế thưởng phạt rõ ràng.
Năm là, Huyện cần nghiên cứu để đẩy mạnh việc cấp giấy CNQSDĐ, cấp phép xây dựng nhằm tạo thuận lợi cho quản lý và sử dụng. Nhằm hạn chế tiêu cực trong QLNN về đất đai cần thực hiện hình thức đấu giá QSDĐ, đấu thầu thuê đất. Cần xây dựng các quy trình, quy chế, tiêu chuẩn đấu thầu, đấu giá một cách khoa học và công khai rõ ràng để thực hiện và giám sát. Sáu là, Huyện cần kiểm tra thu hồi những diện tích đất đã giao hoặc cho thuê nhưng không sử dụng hoặc sử dụng hoặc không bảo đảm tiến độ, SDĐ không đúng mục đích được giao hoặc cho thuê, đất nông nghiệp của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang dùng cho sản xuất cải thiện đời sống để đấu thầu, đấu giá cho các đối tượng sử dụng có hiệu quả hơn.
Tóm lại: Sau khi xem xét một số hoạt động quản lý và vụ việc tiêu cực đã xảy ra, những mặt đạt được và tồntại trong QLNN về đất đai của một sốquậntại 2 thành phố lớn của Việt Nam. Qua đó có thể đưa ra những kinh nghiệm hữu ích mà QLNN về đất
đai của Huyện Chương Mỹcần học tập hoặc tránh lập lại, nhằm hoàn thiện QLNN về đất đai trên địa bàn.