Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp huyện

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội đến năm 2020 (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

1.2 Quản lý nhà nước về đất đai

1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp huyện

Đánh giá, có thể thực hiện trong các giai đoạn: trước, trong và sau quá trình thực hiện QLNN. Trong đó: (i) đánh giá trước với mục đích đưa ra các lời khuyên hữu ích cho các nhà hoạch định, nhằm hoàn thiện phương án chính sách và ra quyết định; (ii) đánh giá trong giai đoạn thực hiện quản lý nhằm xem xét tính phù hợp của các hình thức tổ chức, xác định những khó khăn vướng mắc để tháo gỡ; (iii) đánh giá sau quá trình thực hiện nhằm tìm ra bài học kinh nghiệm cho những chính sách tiếp theo, chi tiết tại (Hình 1.1).

Nghiên cứu của Luận văn phù hợp với giai đoạn (ii) nêu trên. Sau khi tham khảo tài liệu trong, ngoài nước, được biết hiện chưa có sự thống nhất mang tính quốc tế về phương pháp và tiêu chí sử dụng cho đánh giá QLNN về đất đai. Nguyên nhân có thể

là do hệ thống QLNN về đất đai của các nước đang tiếp tục đổi mới. Những cũng có thể do sự khác nhau về quan niệm xã hội đối với đất đai như: một số nước coi đấtđai là tài nguyên, trong khi đó một số nước coi đất đai là của cải, hoặc hàng hoá hoặc là nguồn lực khan hiếm và cuối cùng là coi đất đai là nguồn lực khan hiếm của cộng đồng.

Hình 1.1 Các giai đoạn đánh giá kết quả trong quản lý nhà nước

Để đánh giá QLNN về đất đai của huyện, luận vănsử dụng mô hình kết quả trung gian (Outcome Model) được mô tả tại (Hình 1.2) và 5 tiêu chí đánh giá chính sách KT – XH được Ngân hàng thế giới sử dụng.

Hình 1.2 Mô hình OUTCOME, áp dụng đánh giá QLNN về đất đai Trong đó:

Các yếu tố đầu vào là các yếu tố tài chính, các quy định của hệ thống pháp luật về đất đai, năng lực của cán bộ công chức và các nguồn lực vật chất khác được sử dụng trong quá trình quản lý;

Đánh giá trước khi ban hành và thực hiện chính

sách quản lý

Thu thập thông tin phục vụ đánh giá đối

với quản lý Đánh giá trong giai đoạn tổ chức thực hiện

chính sách quản lý

Đánh giá sau giai đoạn tổ chức thực hiện chính sách quản lý

Các yếu tố đầu

vào

Các hoạt động

Các yếu tố đầu ra

Các kết quả trung

gian

Các kết quả tác

động

Các hoạt động là những nhiệm vụ của công chức nhằm chuyển những yếu tố đầu vào thành những yếu tố đầu ra. Cụ thể là các hoạt động quản lý theo nội dung QLNN về đất đai của huyện;

Các yếu tố đầu ra là những hàng hóa có tính chất vốn, số lượng giấy chứng nhận QSDĐ được cấp, các quyếtđịnh hành chính của QLĐĐ..., sản phẩm và dịch vụ mà kết quả từ sự can thiệp có liên quan đến kết quả trung gian, có tác động trong ngắn hạn hoặc trung hạn;

Các kết quả trung gian là những tác động trung gian của đầu ra, đó là thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ, hoạt động lành mạnh của thị trường BĐS, các hoạt động đầu tư sản xuất của cá nhân, DN.

Các kết quả tác động là sự cải thiện, sự mở mang, sự cải tiến rộng rãi trong xã hội, được định trước hoặc không định trước trong dài hạn mà QLNN về đất đai đem lại, còn được gọi là kết quả cuối cùng.

Từ những lý luận về đánh giá chính sách đã nêu trên, Luận vănxây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá QLNN về đất đai của huyện theo năm tiêu chí như sau:

• Tiêu chí phù hợp: sự phù hợp giữa các yếu tố đầu vào QLNN về đất đai tại địa phương như: các quy định của Luật pháp, mối quan hệ và cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật, tài chính, công cụ, mục tiêu lựa chọn của quản lý có phù hợp với địa phương không? Xem xét tính phù hợp giữa mục tiêu cấp dướivới mục tiêu bậc cao hơn.

• Tiêu chí hiệu lực: thể hiện sức mạnh và năng suất làm việc của bộ máy QLNN về đất đai. Biểu hiện của hiệu lực là hiệu năng của của các quyết định hành chính, là cách ứng xử mạch lạc dứt điểm trước các vụ việc, là việc tuân thủ luật pháp và chấp hành mệnh lệnh cấp trên, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong hệ thống. Hiệu lực của huyện thể hiện được uy quyền của Nhà nước và sự ủng hộ tín nhiệm của người dân, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong quản lý và SDĐ, chỗ dựa tin cậy cho nhân dân.

• Tiêu chí hiệu quả: phản ánh năng suất lao động, hiệu suất sử dụng kinh phí của bộ máy. Hiệu quả QLNN về đất đai của huyện được đánh giá thông qua kết quả hoạt động với mức tối đa, và chi phí (nhân lực, vật lực) cho chính quyền phấn đấu ở mức tối thiểu; kết quả hoạt động được đánh giá bằng các thành tựu KT- XH của huyện trong QLĐĐ đạt tới mức độ nào so với các mục tiêu quản lý.

• Tiêu chí bền vững: dựa trên 3 yếu tố quan trọng là: sự ổn định về mặt kỹ thuật công nghệ, sự ổn định về mặt tài chính và sự đảm bảo về việc tham gia của cộng đồng.

Nhằm tạo ra được kết quả bền vững theo thời gian, đảm bảo 4 mục tiêu của phát triển bền vững: (i) phát triển KT- XH nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống; (ii) tiết kiệm nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên không tái tạo được và giữ gìn sự cân bằng sinh thái; (iii) phân phối bình đẳng sản phẩm của sự phát triển, nhất là sự công bằng xã hội giữa cácnhóm xã hội; (iv) không tổn hại đến tương lai, nhất là gìn giữ các di sản tự nhiên và lịch sử.

• Tiêu chí tác động: đây là cách tiếp cận tổng quát hơn nhằm xem xét những tác động mà QLNN về đất đai đem lại. Nó hướng tới những kết quả đạt được cuối cùng của mục tiêu mang lại những hệ quả chung gì cho xã hội và chỉ ra những tác động theo kiểu số nhân (hoặc tác động đòn bẩy). Một kết quả đánh giá tác động tốt sẽ là một công cụ rất hữu ích cho chính quyền trong việc điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch trong QLNN về đất đai.

1.3 . Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn cấp huyện.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội đến năm 2020 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)