CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ, TP. HÀ NỘI
2.1 Giới thiệu khái quát về huyện Chương Mỹ
Chương Mỹ là một huyện lớn của thành phố Hà Nội có toạ độ địa lý từ 20023’ đến 20045’ độ vĩ Bắc và từ 105030’đến 105045’ độ kinh Đông, có vị trí nằm về phía Tây và cách cách trung tâm Hà Nội 20 km theo Quốc lộ 6, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông giáp huyện Thanh Oai.
- Phía Nam giáp huyệnỨng Hoà và huyệnMỹ Đức.
- Phía Tây giáp huyệnLương Sơn tỉnh Hoà Bình.
- Phía Bắc giáp huyệnHoài Đức và huyệnQuốc Oai vàhuyệnHà Đông.
Huyện Chương Mỹ nằm trong Dự án quy hoạch chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây và nằm trong vùng quy hoạch phát triển hành lang của thủ đô Hà Nội về phía Tây.
Trên địa bàn huyện có tuyến đường Quốc lộ 6, Quốc lộ 21A (nay là đường Hồ Chí Minh) chạy qua nối liền huyệnvới tỉnh Hoà Bình, thủ đô Hà Nội và các huyện, huyện thị khác trong thành phố và các tỉnh lân cận.
2.1.1.2 Địa hình địa mạo
Do đặc điểm cấu tạo tự nhiên Chương Mỹ có địa hình vừa mang đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng vùa mang đặc trưng của vùng bán sơn địa. Địa hình được phân bố thành 3 vùng rõ rệt: vùng bán sơn địa, vùng bãi ven sông Đáy và vùng đồng bằng thuộc khu vực trung tâm của huyện, cụ thể như sau:
a,Vùng bán sơn địa
Vùng này có 12 xã, thị trấn ven đường Quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh, là thị trấn Xuân Mai, các xã Đông Phương Yên, Đông Sơn, Thanh Bình, Thuỷ Xuân Tiên, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc.
Địa hình khu vực khá phức tạp, có độ dốc từ Tây sang Đông với đặc điểm chính của vùng đất là địa hình bị chia cắt bởi đồi gò và ruộng trũng. Đồi gò ở đây chủ yếu là đồi thấp với độ dốc trung bình từ 50 đến 200. Địa hình có xu hướng thấp dần từ dãy núi Lương Sơn thấp về phía sông Bùi, sông Tích.
b, Vùng bãi ven sông Đáy
Vùng bãi gồm 6 xã là Phụng Châu, Chúc Sơn, Lam Điền, Thụy Hương, Thượng Vực và Hoàng Diệu, thích hợp để trồng lúa và rau màu, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.
c,Vùng đồng bằng thuộc khu vực trung tâm của huyện
Vùng này gồm 15 xã phân bố ở vị trí trung tâm của huyện. Về địa hình vùng đồng bằng không bằng phẳng, có độ dốc từ bắc xuống nam, từ tây sang đông xen những ô trũng. Địa hình bị chia cắt bởi các tuyến đê bao, các bờ kênh, đường giao thông, làng mạc tạo nên những khu vực trũng thấp, xen kẹp rất khó khăn cho việc tiêu thoát úng.
Đây là vùng chuyên canh cây lúa chủ yếu của huyện. 2.1.1.3 Khí hậu
a, Nhiệt độ: Chương Mỹ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Bắc Bộ, là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa vùng núi Tây Bắc với vùng đồng bằng.
Nhiệt độ trung bình từ tháng 11 đến tháng 4 khoảng 200C, tháng 1 và đầu tháng 2 nhiều ngày có nhiệt độ thấp từ 8 - 120C, từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiệt độ trung bình là 27,400C, tháng 6 - 7 nhiệt độ cao nhất là 380C, mùa hè có mưa nhiều, mùa đông mưa ít và đôi khi có sương muối.
b, Lượng mưa: Lượng mưa trên địa bàn huyện Chương Mỹ bình quân 1500 - 1700 mm/năm. Bình quân đạt 129,0 mm/tháng. Lượng mưa tập trung cao độ vào mùa hè đạt trung bình 1300 mm, chiếm 84% tổng lượng mưa cả năm. Mùa đông lượng mưa đạt khoảng 400 mm.
Mùa mưa ở huyện Chương Mỹ thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10.
Mưa nhiều thường tập trung vào các tháng 6, 7 và 8. Độ ẩm trung bình trong 3 tháng là 89% - 91%, từ tháng 10 - 12 độ ẩm trung bình là 81% - 82%. Độ ẩm trung bình cả
năm là 82% - 86%.
c, Chế độ gió: Mùa đông có nhiều đợt gió mùa Đông Bắc, mùa hè có gió Đông Nam (mát và ẩm). Song trên địa bàn huyệnmỗi mùa thường có 4 - 5 đợt gió Tây Nam (nóng và khô) thổi qua. Đối với vùng đồi gò khi có gió Tây Nam thường làm cho mặt đất bị nóng và gây ra các ảnh hưởng đối với cây trồng hàng năm và các loại cây có bộ rễ chùm.
2.1.2 Điều kiện văn hóa- xã hội
Theo số liệu của Phòng thống kê huyện Chương Mỹ dân số toàn huyện đến tháng 12 năm 2016 là 326.539 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,18%, dân số sống ở nông thôn chiếm 90,56%, ở thành thị chiếm 9,44%.
Dân tộc Kinh là dân tộc chủ yếu ở Chương Mỹ chiếm 99,84%. Người Mường chỉ có 97 hộ ở xã Trần Phú với 400 người chiếm 0,15% dân số toàn huyện. Ngoài ra còn có một số dân tộc khác ở nơi khác chuyển đến song số lượng chỉ có vài chục người.
Chương Mỹ là huyệncó nhiều di tích lịch sử, mật độ di tích lịch sử khá cao, khoảng 18 di tích/100 km2 (cả nước chỉ có 2,2 di tích/100 km2). Huyệncó khu thắng cảnh chùa Trầm, chùa Trăm gian, một quần thể danh lam di tích lịch sử văn hoá gần đường Quốc lộ 6.
Ngoài ra còn có dải núi rừng và hồ phía Tây đường 21A cũng có tiềm năng rất lớn về du lịch. Hiện nay đã xây dựng xong dự án bảo tồn tôn tạo và phát triển khu di tích núi Trầm, chùa Trăm gian.
Chương Mỹ có 374 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 17 di tích lịch sử đã được xếp hạng (có 12 di tích lịch sử văn hoá đã được UBND thành phố khoanh vùng bảo vệ, 2 di tích lịch sử cấp Quốc gia). Tuy nhiên hiện nay có nhiều công trình cần phải trùng tu hoặc sử chữa song không có kinh phí. Việc khai thác mới chỉ nằm trong phạm vi làng xã và mục đích về văn hoá, tôn giáo mà chưa đạt hiệu quả kinh tế.
2.1.3 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Giai đoạn từ năm 2006-2010, huyện Chương Mỹ đã có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ do các dự án đầu tư được triển khai mạnh. Đến những giai đoạn tiếp theo sự biến động diễn ra không đáng kể.
Biểu2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Chương Mỹ qua một số năm
Biểu2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Chương Mỹ qua một số năm Tỉ lệ %
(Phòng thống kê huyện Chương Mỹ, 2006, 2016).
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng, so sánh năm 2006 với năm 2016, nhóm ngành nông-lâm-thuỷ sản giảm từ 32.6% xuống 18, 0%; Công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng từ 34,5% lên 44%; Thương mại và dịch vụ tăng từ 32,9% lên 38%.
Thu nhập bình quân đầu ngườităng từ 7,6 triệu đồng lên 36 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10,3% xuống còn 2,3% (Huyện ủy huyện Chương Mỹ, 2006, 2016).
Trong những năm qua nền kinh tế của huyệnđã vượt qua nhiều khó khăn và có những bước phát triển mới, đã tạo được sự tăng trưởng khá, tạo tiền đề cho phát triển tương lai.
Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân trong 5 năm trở lại đây của huyệnkhông đồng đều giữa ba khu vực kinh tế.