Hoàn thiện tổ chức đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội đến năm 2020 (Trang 83 - 88)

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ ĐẾN NĂM 2020

3.3 Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Chương Mỹ đến năm 2020

3.3.1 Hoàn thiện tổ chức đội ngũ cán bộ

Trên thực tế Chất lượng đội ngũ cán bộ trên địa bàn huyện Chương Mỹ còn nhiều yếu kém, bất cập chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới cả trong lĩnh vực xây dựng Đảng,quản lý Nhà nước.

Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…. Điều đó làm giảm uy tín của Đảng, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào chế độ.

Giải pháp này đưa ra để đáp ứng nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai từ cấp cơ sở trở lên.

Cụ thể hóa, thể chế hóa nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ. Bổ sung, hoàn thiện các quy định, quy chế về sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức

thành viên khác trong hệ thống chính trị; tiếp tục nghiên cứu cải tiến quy trình công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội.

b. Mục tiêu của giải pháp

Đào tạo đội ngũ cán bộ địa chính, nâng cao năng lực của họ sẽ làm cho việc giải quyết các quan hệ đất đai được hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đất đai hiện nay.

Để xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân;

Phải làm cho mọi cán bộ, đảng viên nhận biết rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới; quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lớn của Đảng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới công tác cán bộ đáp ứng những yêu cầu mới đang đặt ra.

Đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục có hiệu quả những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ.

- Tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng nâng cao chất lượng, bảo đảm sự đồng bộ, kế thừa và phát triển.

c. Nội dung

-Đổi mới công tác cán bộ, nâng cao trình độ năng lực của người làm công tác địa chính. Bởi vì cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân cho nên cần phải đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ địa chính là yêucầu cấp bách.

Đặc biệt chú trọng công tác địa chính ở cấp xã, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ địa chính ở cấp này. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành công vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thông chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ CBCC cấp xã. Vì vậy, việc nâng cao chất

lượng đội ngũ CBCC cấp xã vững vàng về chính trị, văn hóa, có đạo đức lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực thi chức năng, nhiệm hiệm vụ theo đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và phục vụ nhân dân... là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị.

- Cải thiện môi trường làm việc để tạo động lực cống hiến, phấn đấu vươn lên của cán bộ. Nâng cao chất lượng công tác đánh giá, quản lý cán bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; hoàn thiện cơ chế, chính sách cán bộ.

- Tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ; hoàn thiện chế độ bầu cử, cơ chế tuyển chọn cán bộ, công chức; cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm và từ chức của cán bộ; cơ chế sàng lọc, thay thế những người kém phẩm chất và năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ; cơ chế đảng viên và nhân dân tham gia giám sát cán bộ và công tác cán bộ. Mở rộng quyền đề cử, tự ứng cử và giới thiệu nhiều phương án nhân sự để lựa chọn.

- Cải cách chế độ tiền lương, tiền tệ hóa tiền lương và các chế độ theo lương bảo đảm sự hợp lý, công bằng; phấn đấu để tiền lương là nguồn thu nhập cơ bản, bảo đảm cho cán bộ có đời sống ổn định, chuyên tâm vào công việc, góp phần hạn chế tệ tham ô, nhận hối lộ, tham nhũng; tạo động lực, kích thích sự phấn đấu vươn lên và góp phần thu hút người có đức, có tài vào bộ máy lãnh đạo, quản lý các cấp.

- Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, theo chức danh, coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện chiến lược cán bộ giai đoạn mới. Củng cố, nâng cao chất lượng các học viện, trường, trung tâm chính trị - hành chính. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học trong cả nước và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị. Huy động mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Nghiên cứu xây dựng chươngtrình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế.

- Công tác giáo dục, quản lý cán bộ phải gắn liền với công tác kiểm tra, giám sát cán bộ về chất lượng, hiệu quả công việc, về tư tưởng, lập trường, mối quan hệ xã hội của bản thân và gia đình cán bộ. Hoàn thiện các quy định về quyền hạn, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chứcđảng và người đứng đầu các cấp trong giáo dục, quản lý cán bộ; gắn xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ với thực hiện tốt việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, với công tác phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, tiêu cực.

Tăng cường công tác kiểm tra của cấp ủy cấp trên đối với cấp dưới trong việc giáo dục, quản lý đảng viên và thực hiện công tác cán bộ; kịp thời kiểm tra, kết luận các vụ việc có liên quan đến cán bộ có vấn đề lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay.

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ làm công tác địa chính có phẩm chất đạo đức chính trị và trình độ năng lực chuyên môn. Việc xây dựng và tiêu chuẩn hoá cán bộ có ý nghĩa lớn đối với việc đào tạo bồi dưỡng, lựa chọn và sử dụng có hiệu quả cán bộ công chức địa chính trong quản lý nhà nước về đất đai, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý.

- Đào tạo và đào tạo lại cán bộ địa chính, trang bị kiến thức quản lý đất đai trên bình diện rộng, làm cho cán bộ địa chính thấy vai trò vô cùng quan trọng của đất đai đối với nền kinh tế - chính trị - xã hội.

d. Dự kiến kê hoạch thực hiện

Để đạt được những nội dung nêu trên, UBND huyện Chương Mỹ cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Một là,cần rà soát, tổng hợp đội ngũ CBCC cấp xã không đạt tiêu chuẩn theo quy định, CBCC đạt chuẩn về trình độ nhưng có độ tuổi cao, năng lực hạn chế chưa đủ điều kiện nghỉ hưu để xem xét từng trường hợp cụ thể;

Hai là, đề xuất, vận dụng hợp lý chính sách khuyến khích đối với cán bộ cấp xã không đạt tiêu chuẩn theo quy định, cán bộ có độ tuổi cao, năng lực hạn chế chưa đủ điều kiện nghỉ hưu tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc;

Ba là, đề nghị cấp có thẩm quyền quy định chế độ tiền lương và định mức biên chế đối

với CBCC phù hợp với từng khu vực, vùng, miền và phân loại đơn vị hành chính các cấp; đề xuất ban hành quy chế, chính sách thu hút cán bộ, sinh viên giỏi có trình độ Đại học, trên Đại học về công tác tại xã;

Bốn là,phối hợp thực hiện tốt việc bố trí, bổ nhiệm cán bộ cấp xã; đặc biệt quan tâm và thực hiện tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng và bổ nhiệm lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước;

Năm là,thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu bầu cử các vị trí cấp trưởng của các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước phải đảm bảo yêu cầu về trình độ (Đại học trở lên, ưu tiên học chính quy), năng lực tốt và có trình bày đềán, kế hoạch hoặc giải pháp tốt phát triển ngành, lĩnh vực liên quan (điều kiện đặc biệt có thể miễn);

Sáu là, đổi mới và nâng cao chất lượng đánh giá, phân loại CBCC (có sự tham gia nhận xét của các cơ quan, đơn vị cấp huyện đối với đánh giá CBCC cấp xã và có sự tham gia nhận xét của cấp xã, cơ quan cùng cấp có liên quan theo từng ngành tương ứng đối với đánh giá CCVC cấp huyện); nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị cấp huyện trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, đánh giá đội ngũ CBCC; xây dựng kế hoạch, quy hoạch, làm tốt công tác quy hoạch CBCC; kiên quyết xử lý đối với CBCC trì trệ, không hoàn thành nhiệm vụ, kịp thời thay thế, luân chuyển và mạnh dạn đề bạt công chức trẻ có năng lực, đủ sức đảm đương nhiệm vụ theo yêu cầu mới;

Bảy là,phối hợp thực hiện tốt công tác lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã bầu hoặc phê chuẩn theo quy định tại Nghị quyết số 35/2012/NQ-QH13;

Tám là, phối hợp thực hiện tốt việc giao ban định kỳ (theo tháng hoặc quý) giữa cơ quan cấp huyện và cán bộ, công chức cấp xã để nhận xét, đánh giá, hướng dẫn kịp thời công tác chuyên môn; xây dựng quy chế và tăng cường công tác điều động, luân chuyển CBCC cấp huyện về làm việc tại xã, thị trấn và CBCC cấp xã lên làm việc ở huyện; thực hiện tốt quy định về điều động, luân chuyển CBCC cấp xã thành công chức cấp huyện (điều động, bổ nhiệm công chức lãnh đạo, chuyên viên cấp huyện có năng lực, phẩm chất tốt làm cán bộ lãnh đạo cấp xã; điều động, bổ nhiệm CBCC cấp

xã có năng lực, phẩm chất tốt làm lãnh đạo, chuyên viên cấp huyện; từng bước khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ địa phương, tạo động lực cho CBCC tích cực làm việc, nỗ lực học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên, vừa củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở vừa tạo sự liên thông trong đội ngũ CBCC ở các cấp.

Chín là, xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC, đảm bảo công tác đào tạo, bồi dưỡng phải xuất phát từ quy hoạch, gắn với sử dụng, đúng với ngạch và chức danh cán bộ, chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm giải quyết những tình huống theo từng chức danh CBCC cụ thể. Cử CBCC tham gia đào tạo;

Mười là,cụ thể hóa các quy định của từng địa phương, trung ương áp dụng vào tình hình cụ thể ở địa phương để hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ CBCC;

Mười một là, đổi mới mạnh mẽ, một cách đồng bộ tác phong và tư duy làm việc của các tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận và toàn thể nhân dân, đặc biệt là ở cơ sở; kiên quyết loại trừ tư tưởng cục bộ, không ủng hộ cái mới, chậm chuyển biến, đổi mới phong cách lãnh đạo và nề nếp làm việc trì trệ của đội ngũ CBCC;

Mười hai là, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về công vụ; mạnh dạn xử lý CBCC nhũng nhiễu, hách dịch, gây khó khăn cho công dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội đến năm 2020 (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)