Công tác quản lý các nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội đến năm 2020 (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ, TP. HÀ NỘI

2.4 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Chương Mỹ trong giai đoạn 20 14-2017

2.4.8 Công tác quản lý các nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai

Quản lý tài chính luôn là nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai vì nó là quản lý các nguồn tài chính trực tiếp liên quan đến đất đai nhưng lúc đầu chỉ đơn thuần là quản lý thuế đất. Chính vì thế, trong lịch sử phát triển ở nước ta đã có lúc ngành quản lý đất đai nằm trong Bộ Tài chính. Đến khi Luật Đất đai 1993 quy định quyền sử dụng đất có giá trị, mọi hoạt động giao dịch về đất đai như: giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục lịch sử dụng đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, thu thuế khi chuyển quyền sử dụng đất... đều dựa trên cơ sở giá trị củaquyền sử dụng đất thì quản lý tài chính đất không chỉ đơn thuần là quản lý thuế đất mà là quản lý tất cả những gì thuộc lĩnh vực tài chính liên quan trực tiếp đến đất đai. Quản lý tài chính về đất đai bao gồm quản lý giá đất và quản lý các nguồn thu ngân sách từ đất đai.

Nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai bao gồm: tiền sử dụng đất trong các trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê; thuế sử dụng đất; thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai; tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;

phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai. Như vậy tiền thu ngân sách từ đất đai có nhiều khoản, nhưng có thể quy lại thành bốn loại sau:

* Tiền sử dụng đất

* Tiền thuế từ đất

* Tiền lệ phí đối với các công việc liên quan đến đất

* Tiền phạt đối với các hoạt động vi phạm pháp luật về đất đai

Nguồn thu từ đất bao gồm lệ phí giao đất thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thuế trước bạ, tiền thuê đất…được thu nộp vào kho bạc theo đúng quy định về tài chính.

Bảng 2.5. Thu ngân sách nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Chương Mỹ Đvt: triệu đồng

Khoản thu 2014 2015 2016 2017

Phí, lệ phí 985 1,279 1,251 1,175

Thuế thu nhập cá nhân 758 914 1,165 1,128

Tiền sử dụng đất 50,237 50,171 105,970 119,801

Thuế nhà đất 6,395 6,696 6,519 7,278

Tiền thuê đất 11,896 12,000 25,115 21,282

Tiền xử phạt vi phạm về đất đai 53 96 109 112

Tổng 70,982 71,948 141,094 151,694

(Nguồn: Chi Cục thuế huyện Chương Mỹ) Tính đến hết năm 2017, UBND huyện đã thu ngân sách về đất đaiđạt 151 tỷ 694 triệu đồng chiếm 36% tổng thu ngân sách toàn huyện. Vượt mức 102,7% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với việc thu tiền xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn huyện Chương Mỹ phần lớn là các trường hợp không đóng hoặc chậm nộp các khoản tiền không đúng thời hạn như: tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền nộp phí trước bạ.

Trường hợp thu tiền xử lý vi phạm hành chính về đất đai (vi phạm như: xây dựng lấn chiếm đất công, đất nông nghiệp, sử dụng đất sai mục đích...) chiếm tỉ lệ rất ít. Khi Thanh tra xây dựng phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm tra, rà soát, nếu phát hiện bất cứ trường hợp vi phạm ở địa phương nào thì địa phương đó chịu trách nhiệm làm việc, tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, cá nhân vi phạm.

Việc tuyên truyên truyền vận động đã đạt kết quả cao vì đa số các trường hợp vi phạm đã tự động tháo dỡ công trình vi phạm, trả lại mặt bằng theo đúng hiện trạng ban đầu.

Một số trường hợp cố tình không tự động tháo dỡ, không chịu nộp phạt xử lý vi phạm hành chính, UBND huyện Chương Mỹ ban hành Quyết định cưỡng chế đối với các công trình xây dựng vi phạm, trả lại đúng hiện trạng ban đầu.

2.4.9 Giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm

(Từ năm 2014 đến hết Quý III/2017)

Huyệnđã lập nhiều đoàn thanh tra, nhiều cuộc kiểm tra đã phát hiện 6304 trường hợp vi phạm luật đất đai với diện tích 125,68 ha. Trong đó: Lấn chiếm đất đai là 1814 trường hợp với diện tích 19,33 ha , tự chuyển đổi mục đích sử dụng là 715 trường hợp với diện tích là 19,94 ha, giao đất trái thẩm quyền 3737 trường hợp với diện tích 85,75 ha, giao sai vị trí so với quy định là 38 trường hợp với diện tích là 0,66 ha. Tính đến tháng hế quý III/2017 UBND huyệnChương Mỹ đã xử lý 200 hộ với diện tích 37.209 m2 để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã sử lý trách nhiệm hình sự 1 chủ tịch UBND xã, 2 cán bộ địa chính xã, kỷ luật cảnh cáo 3 đảng bộ, xử lý kỷ luật từ cách chức tới cảnh cáo nhiều cán bộ có vi phạm.

Trên địa bàn huyệnChương Mỹ hiện nay còn 04 quy hoạch treo còn chưa có hướng xử lý đó là: Chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc theo quyết định số 372/QĐ- TTg ngày 02/6/1997 của Thủ tướng chính phủ; Khu Du lịch Chùa Trầm diện tích 49,5 ha tại xã Phụng Châu theo quyết định số 922/QĐ-UB ngày 04/8/2000 của UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt tổng thể khu du lịch Tâm Linh Chùa Trầm huyện Chương Mỹ đến năm 2010; Điểm CN-TTCN xã Lam Điền diện tích 7,8 ha và điểm công nghiệp xã Hoà Chính diện tích 10,5 ha theo quyết định số 225/QĐ-UB ngày 20/3/2005 của UBND tỉnh Hà Tây.

Đối với các dự án chậm thực hiện gồm, 06 dự án: Công ty TNHH Apoloo tech; Công ty Sông Đà 9 (Phú Nghĩa), Công ty Mây tre lá Á Đông (Trường Yên); Công ty TNHH Phú Cường (xã Tân Tiến), Công ty CP XNK Thăng Long (xã Đông Sơn), Công ty TNHH Hùng Hợp (Phú Nghĩa), Công ty CP kinh doanh vật tư và xây dựng (thị trấn Chúc Sơn). Đề nghị UBND huyện, UBND thành phố thu hồi đất giao cho các dự án

khác thuê.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện chương mỹ thành phố hà nội đến năm 2020 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)