Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ cán bộ công chức

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cán bộ công chức tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ) (Trang 26 - 29)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ cán bộ công chức

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ cán bộ công chức

Các yếu tố khách quan ảnh hướng tới quản lý đội ngũ CBCC nhà nước bao gồm hàng loạt nhóm các yếu tố như: yếu tố con người; yếu tố lịch sử; yếu tố thể chất; tình hình kinh tế chính trị, xã hội của đất nước; yếu tố đường lối kinh tế, chính trị và quan điểm sử dụng cán bộ; các yếu tố về môi trường; tiến độ phát triển khoa học công nghệ

Yếu tố về môi trường chính trị: Bất kỳ tổ chức nào cũng đều tồn tại và phát triển trong những môi trường cụ thể, trong đó có môi trường chính trị.

Môi trường chính trị chi phối mục tiêu cũng như định hướng hoạt động của tổ chức đó, bởi chế độ chính trị quy định mục tiêu, yếu tố chính trị là yếu tố lãnh đạo, định hướng toàn xã hội, nhiệm vụ của nhà quản lý là làm sao để hoạt động của tổ chức đó vừa hợp pháp, hợp lý và hiệu quả. Việt Nam là một quốc gia có tính nhất nguyên một đảng có tính ổn định cao về chính trị, do đó cần đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cần có phương hướng điều hành, lãnh đạo phù hợp với thể chế, chính trị ở nước ta, phù hợp với tinh thần của Hiến pháp như tăng cường cơ chế kiểm soát, kiêm tra, giám sát tạo hiệu quả trong công tác quản lý, lãnh đạo.

Yếu tố về môi trường xã hội: Như đất đai, vị trí địa lý, khí hậu, khung cảnh làm việc…. là bộ phận quan trọng có liên quan chặt chẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý điều hành đon vị, ảnh hưởng đến đời sống của CBCC, là một trọng những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, sự phát triển, cũng như quyết định đến hiệu quả công tác của CBCC. Thực tế cho thấy, CBCC sống, công tác ở những môi trường xã hội lành mạnh, trình độ dân trí cao, truyền thống văn hóa, phong tục tốt đẹp được phát huy, cộng đồng dân cư đoàn kết, hăng say lao động, phát triển kinh tế - xã hội…có tác động tích cực đến nhận thức của cán bộ, đòi hỏi cán bộ phải tự nâng cao trình độ

năng lực để có đủ kiến thức, năng lực giải quyết công việc.

Sống trong môi trường xã hội không lành mạnh, cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt nói riêng thường xuyên chứng kiến, tiếp xúc với mặt trái của xã hội, những cám dỗ đời thường, nếu họ không có bản lĩnh, kiến thức công tâm trong công việc sẽ dễ lâm vào tình trạng bằng lòng với chính mình, hoặc nảy sinh những tiêu cực, sao nhãng công việc, tha hóa biến chất.

Yếu tố văn hóa: Trong việc quản lý, điều hành công sở yếu tố văn hóa công sở có vai trò quan trọng, có thể coi đó là một bộ mặt của nền hành chính, là văn hóa của mọi tổ chức cần noi theo. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nội dung cốt nõi của giá trị đạo đức cách mạng (theo quan điểm của Chủ tịch HCM). Đặc biệt mỗi cán bộ, đảng viên cần phải xây dựng đạo đức cách mang, có đầy đủ đức và tài đó là yêu cầu quan trọng trong công tác cán bộ giai đoạn hiện nay. Mỗi cán bộ đảng viên cần nêu cao ý thức, trách nhiệm, dù ở bất cứ lĩnh vực nào cũng đều phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ, tránh lộng quyền, hách dịch, sách nhiễu nhân dân.

1.1.6.2. Các yếu tố chủ quan - Yếu tố con người:

Để có hiệu quả điều hành tốt ngoài việc đầu tư thời gian và nguồn lực cho việc thiết lập các quy trình và xây dựng hệ thống văn bản thì yếu tố con người trong việc quản lý, điều hành là vấn đề tổ chức không thể xem nhẹ, một tổ chức dừ được thiết kế tốt, xây dựng công phu nhưng đội ngũ CBCC không quan tâm và nghiêm túc thực hiện sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn. Mọi tổ chức đều có nguồn lực vật chất do con người vận hành nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả cao. Hiệu quả đạt được của tổ chức là phụ thuộc vào con người, con người là nguồn gốc của các nguồn lực khác là cơ sở thành công hay thất bại của tổ chức đó.

- Quan điểm, nhận thức tích cực của ban lãnh đạo về quản lý đội ngũ cán bộ công chức:

Ban lãnh đạo nhận biết tầm quan trọng của việc quản lý đội ngũ CBCC trong tổ chức và mối quan hệ của nó với sự phát triển của tổ chức. Ban lãnh đạo có kinh nghiệm tích cực về đào tạo và phát triển: đào tạo được nhìn nhận là đã cải thiện tình hình kinh doanh và chi phí đào tạo sẽ được bù đắp.

Họ hiểu biết kỹ năng phân tích nhu cầu đào tạo và lập kế hoạch đào tạo. Họ mong muốn thực hiện hoạt động đào tạo và không sợ nhân viên được đào tạo sẽ rời bỏ tổ chức mình.

- Tăng cường sự đổi mới, công nghệ mới của tổ chức:

Những tổ chức tăng trưởng nhanh hoặc có mục tiêu phát triển đều cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tổ chức áp dụng công nghệ mới đòi hỏi phải đào tạo nhân viên nắm bắt được các kỹ năng mới. Tổ chức luôn đổi mới thực hiện nhiều biện pháp đổi mới trong quản lý và cần đào tạo nhân viên.

- Chính sách, chiến lược/kế hoạch phát triển đội ngũ CBCC:

Chính sách phát triển đội ngũ CBCC cần nêu rõ tại sao lại cần phát triện đội ngũ CBCC, nội dung của quản lý đội ngũ CBCC là gì, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, người chủ tổ chức trong việc quản lý CBCC. Chính sách rõ ràng sẽ khuyến khích người lao động học tập để làm việc tốt hơn, và nó cũng chỉ rõ cam kết cần thực hiện để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của người đứng đầu tổ chức.

Tổ chức cần có chiến lược phát triển đội ngũ CBCC gắn với chiến lược/kế hoạch phát triển của mình. Các hoạt động đào tạo cần phản ánh tầm nhìn, chiến lược của tổ chức. Tổ chức cần có khả năng phân tích quan hệ rõ ràng giữa quản lý đội ngũ CBCC với kết quả công việc của đơn vị, sự phát triển của tổ chức.

- Khả năng tài chính:

Khả năng tài chính của tổ chức cũng ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện hoạt động đào tạo. Nhiều tổ chức dù biết mình cần đào tạo nhân viên, nhưng khả năng tài chính không cho phép họ gửi người đi đào tạo tại các cơ sở đào

tạo có uy tín. Bên cạnh những nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển đội ngũ CBCC trong tổ chức, còn có thêm những nhân tố khác cũng có ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ CBCC.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cán bộ công chức tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)