Hoàn thiện cơ chế, chính sách về công tác cán bộ

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cán bộ công chức tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ) (Trang 92 - 96)

Chương 4. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC BẮC KẠN

4.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý đội ngũ cán bộ công chức tại KBNN tỉnh Bắc Kạn

4.2.6. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về công tác cán bộ

- Tăng cường các biện pháp nhằm thu hút và giữ được cán bộ công chức có trình độ và năng lực làm lâu dài trong KBNN tỉnh Bắc Kạn

Tình trạng "chảy máu chất xám" trong thời gian gần đây đối với ngành KBNN diễn ra tương đối nghiêm trọng, đó có nhiều công chức, kể cả công chức lãnh đạo sau một thời gian được đào tạo bài bản đó chuyển công tác ra khỏi ngành. Cần phải xem một một cách nghiêm túc và đánh giá đúng mức những ảnh hưởng, tác động của việc "chảy máu chất xám"

đối với từng đơn vị và cả hệ thống KBNN.

Cần nhận thức một cách toàn diện về vấn đề này, việc tăng lương, tăng thưởng, bổ nhiệm, cải thiện mối quan hệ làm việc trong một chừng mực nào đó vẫn không mang lại mong muốn giữ chân công chức giỏi. Việc giữ chân công chức giỏi là chiến lược, không phải là biện pháp đối phó nhất thời. Cần thực hiện chiến lược này từ 4 khâu: thu hút, tuyển dụng, hội nhập và cộng tác. Một điểm yếu hiện nay là đến khi công chức nộp đơn xin chuyển công tác hoặc nghỉ việc lúc đó, mới tìm cách níu chân họ. Trong khi việc giữ chân họ, đúng ra, phải thực hiện ngay từ khi bước chân vào cơ quan, phải có những chỉ dẫn chi tiết để công chức mới được tuyển dụng hội nhập được với môi trường công tác; quá trình công tác cần phải luôn minh bạch, nhất quán trong chính sách nhân sự, công bằng trong đánh giá năng lực làm việc, tạo cơ hội phát triển như nhau với mọi công chức, tạo môi trường làm việc tích cực.

Trong rất nhiều công chức, cần phải có những tiêu chí để nhận ra đâu là những công chức giỏi để có những chính sách, chiến lược giữ chân họ.

Nhưng tiêu chí về định tính để nhận ra công chức giỏi:

+ Luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;

+ Đảm nhận những công việc đòi hỏi kỹ năng, kiến thức quản lý nhà nước, tài chính, NSNN sâu sắc;

+ Những thành công của cá nhân đóng góp vào thành quả chung của đơn vị;

+ Không ngừng tìm tòi, nghiên cứu cải tiến, nâng cao hiệu quả làm việc;

+ Tâm huyết với sự phát triển của ngành.

Những tiêu chí định lượng:

+ Thành tích trong công tác;

+ Sản phẩm công việc đó hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định như: số công văn dự thảo, số báo cáo, số bút toán, số dự án được kiểm soát,…

Người lãnh đạo phải có nhận xét, đánh giá đúng đắn để tìm ra những công chức giỏi trong tổ chức của mình. Nhưng cũng cần lưu ý là đơn vị không phải giữ chân tất cả những công chức giỏi mà thực hiện theo thứ tự ưu tiên

- Hoàn thiện công tác đánh giá công chức, viên chức:

Việc đánh giá cán bộ là khâu rất quan trọng của công tác cán bộ nên cần thiết phải xây dựng tiêu thức đánh giá cán bộ phù hợp, sát thực làm cơ sở cho công tác quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng; bổ nhiệm; bổ nhiệm lại; thi đua, khen thưởng và kỷ luật cán bộ, công chức. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, xây dựng bản mô tả công việc đối với từng vị trí công tác cụ thể;

xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá cán bộ, bảo đảm tính rõ ràng, khách quan trong đánh giá cán bộ. Quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất của cán bộ trên từng vị trí công tác.

Việc đánh giá, phân loại công chức được thực hiện theo 1 trong 4 mức sau:

- Mức 1: Hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ.

- Mức 2: Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ.

- Mức 3: Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ.

- Mức 4: Không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ.

Biểu dương những công chức có thành tích xuất sắc, sau khi đánh giá thực hiện công việc. Kết quả của cuộc đánh giá cần được công bố kịp thời đến các Phòng, đơn vị. KBNN tỉnh Bắc Kạn nên có một cuộc họp biểu dương các cá nhân điển hình, tiên tiến. Khích lệ họ bằng vật chất, tinh thần. Đây cũng là điều

kiện để nâng lương trước hạn cho công chức có thanh tích xuất sắc.

- Bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp nhằm phát huy được năng lực, sở trường của từng cán bộ, công chức:

Xây dựng nguyên tắc bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với khả năng, trình độ của công chức, viên chức là khâu rất quan trọng, công chức có được bố trí đúng khả năng, trình độ mới có điều kiện phát huy khả năng để hoàn thành nhiệm vụ được giao, để nhận được thù lao xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Từ đó, tạo nên sự thoải mái trong lao động, tạo động lực cho công chức, viên chức hăng say làm việc, là tiền đề sáng tạo trong công việc.

Việc bố trí sắp xếp cán bộ, công chức phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, phù hợp với năng lực, sở sở trường của từng cán bộ, công chức; Phải căn cứ vào nhu cầu công tác của từng đơn vị và trình độ, chuyên môn, năng lực của từng cán bộ, công chức. Thực hiện quản lý cán bộ theo khối lượng và chất lượng công việc được giao.

- Đổi mới và hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức:

Xây dựng cơ chế chính sách đãi ngộ về vật chất, tinh thần nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, tiền lương và các khoản thu nhập khác là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất để thúc đẩy công chức, viên chức làm việc với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Chú trọng đến chế độ lương, thưởng, trợ cấp khó khăn; chế độ khuyến khích những người tích cực tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác; có chính sách sử dụng công chức, viên chức sau khi đào tạo... Thực hiện chính sách đãi ngộ theo vị trí công tác và mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.

Cải thiện môi trường làm việc tạo động lực để CBCC hăng say với công việc như: Quan tâm đến các hoạt động phong trào, xây dựng văn minh, văn hóa nghề Kho bạc; tạo cảnh quan, môi trường làm việc tại cơ quan, đơn vị; xây dựng bầu không khí thân mật, dân chủ, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau;

động viên, khen thưởng kịp thời và tạo điều kiện để người giỏi có cơ hội thăng tiến...

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả bộ máy quản lý công tác cán bộ:

Rà soát sắp xếp lại đội ngũ công chức, viên chức làm công tác tổ chức cán bộ theo hướng nâng cao năng lực về chuyên môn, có phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống để tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị trong công tác tổ chức cán bộ nhằm sử dụng có hiệu quả đội ngũ công chức, viên chức;

Tuyển chọn các cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm thực tiễn, hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ của KBNN điều động về phòng Tổ chức cán bộ.

- Nâng cao giá trị đạo đức của cán bộ, công chức KBNN:

Theo đó, sớm tập trung và triển khai các nội dung mới của Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức trong ngành; xác định rõ giải pháp đồng bộ và lộ trình thực hiện, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả; Tập trung xây dựng ví trí làm việc và cơ cấu công chức theo ngạch và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong các bộ phận của KBNN tỉnh Bắc Kạn; Giai đoạn tới cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện việc xác định vị trí, việc làm và cơ cấu công chức, viên chức theo yêu cầu công việc để phân công, bố trí cán bộ, công chức, viên chức phù hợp, rõ trách nhiệm, thẩm quyền của từng cá nhân trong thực thi công vụ; Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ theo từng lĩnh vực công tác, từng vị trí công việc, bảo đảm tính chuyên nghiệp để có căn cứ đánh giá, phân loại và bồi dưỡng cán bộ. Tạo tiền đề quy hoạch, luân chuyển, sử dụng, đánh giá, đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong KBNN tỉnh Bắc Kạn. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh CBCC làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh công tác xây dựng ngũ cán bộ, công chức, có năng lực, trình độ, có phẩm chất đạo đức, nhiệt tình trong công việc và có tình thần trách nhiệm, thái độ tận tụy phục vụ nhân dân.

Thực hiện tốt kỷ luật, kỷ cương công vụ trong KBNN tỉnh Bắc Kạn sẽ góp phần đạt được các nhiệm vụ và mục tiêu của đơn vị và đặc biệt là để thực hiện việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương khi thi hành công vụ trong KBNN tỉnh Bắc Kạn tới toàn thể cán bộ, công chức. Các giải pháp cần thiết đó là: tăng cường thực hiện các biện pháp giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện quy chế làm việc, đạo đức, nghề nghiệp, quy tắc ứng xử; nâng cao vai trò và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn được giao; Tiếp tục rà soát, bổ sung sửa đổi các quy định về quy trình, thủ tục hành chính không còn phù hợp; tăng cường cơ chế phối hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao giữa các đơn vị trong nội bộ ngành, vơi các sở ngành địa phương; nâng cao chất lượng công việc, xây dựng đồng bộ các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ;

đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát hoạt động công vụ.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cán bộ công chức tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ) (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)