7. Kết cấu đề tài
1.1. Một số khái niệm và đặc trưng cơ bản
1.1.6. Dịch vụ hành chính công
Về mặt pháp lý, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ xác định: “Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý”. Tuy nhiên, Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ lại xác định: “Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý”.“Như vậy,“khái niệm dịch vụ hành chính công trong Nghị định số 64/2007/NĐ-CP có nội hàm rộng hơn trong Nghị định số 43/2011/NĐ-CP vì Nghị định số 43/2011/NĐ-CP xác định chủ thể cung ứng dịch vụ hành chính”công là “cơ quan nhà nước có thẩm quyền”, trong khi đó Nghị định số 64/2007/NĐ-CP xác định chủ thể cung ứng dịch vụ hành chính công là “cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền”.
Dịch vụ hành“chính công được tác giả tiếp cận theo cách hiểu của Nghị định số 43/2011/NĐ-CP, tức là tiếp cận dịch vụ hành chính công dưới góc độ
những dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nước, chỉ do cơ quan nhà nước thực hiện, không bao gồm dịch vụ hành chính công do các tổ chức được Nhà nước ủy quyền thực”hiện, đồng thời “mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân”. Do đó, dịch vụ hành chính công cấp quận/huyện cũng được hiểu từ góc độ tiếp cận này.
Từ những“phân tích trên, có thể hiểu Dịch vụ hành chính công ở cấp quận/huyện là những dịch vụ liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện, do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở cấp huyện thực hiện nhằm cung cấp cho các tổ chức, cá nhân các loại giấy tờ pháp lý. Các dịch vụ hành chính công tại cấp huyện gắn liền với các loại thủ tục hành chính được thực hiện tại”cấp huyện.”
Đặc trưng của dịch vụ hành chính công
Dịch vụ hành“chính công do các cơ quan hành chính nhà nước cung ứng đáp ứng các đặc trưng của dịch vụ công nêu trên. Bên cạnh đó, dịch vụ hành chính công cũng có những nét đặc thù riêng, phân định với các loại hoạt động khác
- Một là, việc cung ứng dịch vụ hành chính công luôn gắn với thẩm quyền hành chính - pháp lý của các cơ quan hành chính nhà nước. Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền lập quy và thẩm quyền hành chính - pháp lý. Lập quy là quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật nhằm cụ thể hóa luật và đưa ra các quy chế hành chính nội bộ. Ở nước ta, thẩm quyền lập quy chủ yếu có ở các cơ quan hành chính như Chính phủ, các bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh. Do dịch vụ hành chính công gắn liền với thẩm quyền hành chính pháp lý của bộ máy nhà nước nên loại dịch vụ này do các cơ quan hành chính nhà nước”thực hiện.
- Hai là, dịch vụ“hành chính công là các hoạt động phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước. Dịch vụ hành chính công xuất phát từ yêu cần của
quản lý nhà nước và được tiến hành để phục vụ quản lý nhà nước. Tuy đây là những hoạt động phục vụ trực tiếp nhu cầu đòi hỏi của khách hàng nhưng những nhu cầu, đòi hỏi này không phải là nhu cầu tự thân của họ, mà là nhu cầu phát sinh xuất phát từ quy định của Nhà nước. Nói cách khác, dịch vụ hành chính công là những dịch vụ mà Nhà nước bắt buộc”và khuyến khích công dân phải làm để đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
- Ba là, dịch vụ“hành chính công là những hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận, nếu có thu tiền thì thu dưới dạng lệ phí (chỉ dành cho những người cần dịch vụ) nộp ngân sách nhà nước. Nơi làm dịch vụ không trực tiếp hưởng lợi từ nguồn thu này. Dịch vụ hành chính công do các cơ quan hành chính nhà nước đảm nhận không nhằm mục tiêu lợi nhuận, mà là nghĩa vụ có tính pháp lý của Nhà nước trước nhân dân. Nhà nước trang trải chi phí thực hiện các hoạt động này bằng ngân sách”có nguồn thu từ thuế.
- Bốn là, mọi“người có quyền ngang nhau trong việc tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ này với tư cách là đối tượng phục vụ của chính quyền. Cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm và nghĩa vụ phục vụ cho mọi người dân, không phân biệt đó là người như thế nào. Vai trò của Nhà nước là đảm bảo sự ổn định, công bằng và hiệu quả của xã hội, vì vậy Nhà nước phục vụ quyền lợi của tất cả mọi người trên nguyên tắc đối xử công bằng đối”với mọi công dân.
Các loại hình cơ bản của dịch vụ hành chính công
Cách nhìn nhận dịch vụ công và phạm vi của dịch vụ công có sự khác biệt giữa các nước khác nhau trên thế giới, do đó sự phân định dịch vụ công và liệt kê các loại dịch vụ công cụ thể cũng không có sự đồng nhất. tuy nhiên xét trong điều kiện cụ thể của nước ta, căn cứ vào khái niệm và các đặc trưng nêu trên của dịch vụ hành chính công, có thể thấy các hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công của cơ quan hành chính nhà nước ở nươc ta hiện nay bao gồm các loại hình cơ bản như: Các hoạt động cấp các loại giấy phép, các hoạt động cấp các loại giấy xác nhận, chứng thực; các hoạt động cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề; hoạt động thu các khoản đóng góp vào ngân sách và các quỹ của Nhà nước; các hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và xử lý các vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, căn cứ khái niệm, đặc trưng và phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả đề cập đến 02 loại dịch vụ hành chính công như sau:
- Hoạt động cấp các loại giấy phép
Giấy phép là một loại văn bản do các cơ quan hành chính nhà nước (ở đây là UBND các cấp) cấp cho các tổ chức và công dân để thừa nhận về mặt pháp lý, thể hiện quyền của các chủ thể này được tiến hành một hoạt động nào đó phù hợp với các quy định của pháp luật trong lĩnh vực được cấp phép.
Giấy phép là một công cụ để Nhà nước quản lý và điều tiết hoạt động của các chủ thể theo chính sách và pháp luật trong các lĩnh vực có ảnh hưởng đáng kể đến đời sống xã hội, mà nếu nhà nước không kiểm soát được các hoạt động này thì có thể dẫn đến những hậu quả cho xã hội. Chẳng hạn, nếu nhà nước không quản lý việc xây dựng nhà của các tổ chức và công dân thông qua việc cấp giấy phép xây dựng thì nhà cửa sẽ mọc lên ồ ạt, bất chấp quy hoạch trên địa bàn, không bảo đảm về hệ thống kết cấu hạ tầng, không tính đến mỹ quan thành phố…
Có thể có loại giấy phép cấp cho một hoạt động chỉ diễn ra một hoặc một số lần nhất định (giấy phép xây dựng, giấy phép xuất, nhập cảnh, giấy phép bản lẻ rượu…), song có những loại giấy phép cho phép hoạt động lâu dài trong một lĩnh vực nào đó (giấy phép hành nghề, giấy phép đầu tư…)
Theo quy định của Nhà nước, để được cấp giấy phép, người xin cấp giấy phép phải có đủ các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, để được phép tiến hành một hoạt động nào đó trong phạm vi quản lý của Nhà nước, chủ thể phải có đầy đủ căn cứ xác nhận chủ thể có đủ khả năng và điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động đó theo quy định của pháp luật.
Tại UBND cấp huyện (quận) có các loại giấy phép sau: Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể, Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép bán lẻ sản phẩm rượu, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm thủy sản. Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá…
- Hoạt động cấp các loại giấy xác nhận, chứng thực
Các hoạt động chứng thực do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện như: Công chứng, Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận sinh, giấy xác nhận tử…
Như vậy, để được cấp các loại giấy tờ này, người xin cấp giấy phải có đủ bằng chứng chứng minh sự đúng dắn của sự việc hoặc hành vi nhất định.
Việc các cơ quan có thẩm quyền cấp các loại giấy xác nhận, chứng nhận nói trên là nhằm tạo điều kiện cho công dân sử dụng các bằng chứng này để thực hiện các hoạt động và giao dịch có liên quan. Điều đó tạo điều kiện cho việc quản lý nhà nước ở các khâu sau được thuận lợi.
Các yếu tố cấu thành dịch vụ hành chính công
- Thủ tục hành chính trong giải quyết các công việc của tổ chức và công dân.
Thủ tục hành chính là những quy tắc, chế độ , quy định chung phải tuân theo khi giải quyết các công việc của tổ chức và công dân. Thực tế, khi giải quyết các công việc nhất định, các cơ quan hành chính nhà nước cần phải thực hiện theo những nguyên tắc được pháp luật quy định một cách cụ thể, gồm những quy định về thẩm quyền giải quyết, quy định về các loại giấy tờ cần thiết, điều kiện, trình tự và cách thức thực hiện để giải quyết công việc đó.
Các dịch vụ hành chính công nêu trên là những hoạt động phục vụ quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân, do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện dựa vào thẩm quyền hành chính - pháp lý của nhà nước.
Quá trình giải quyết công việc nói trên trước hết phải tuân thủ các quy định pháp luật về thủ tục hành chính. Các thủ tục đó cấu thành một bộ phận của dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính nhà nước.
- Quy trình thực hiện cung ứng dịch vụ hành chính công.
Mọi hoạt động trong xã hội đều diễn ra theo quy trình nhất định. Quy trình này có thể được tiến hành một cách tự giác tùy thuộc vào nhận thức của những người thực hiện hoạt động đó hoặc được hình thành thông qua sự thừa nhận chung của cộng động. Trong các cơ quan hành chính nhà nước, các hoạt động giải quyết công việc của tổ chức và công dân đang từng bước được chuẩn hóa theo một quy trình nhất định và được thể chế hóa trong văn bản pháp quy.
- Mô hình cung ứng dịch vụ hành chính công
Việc cung ứng dịch vụ hành chính công trước đây được thực hiện theo cách tản mạn, qua nhiều khâu và không thống nhất - mỗi nơi, mỗi thời điểm làm theo một kiểu. Đến nay, hoạt động này đang dần hoàn thiện ở mô hình
"một cửa" và chuyển tiếp sang mô hình "một cửa liên thông". Đây là xu hướng phát triển chung ở nhiều nước.
- Chủ thể cung ứng dịch vụ hành chính công
Ở đây cần phân biệt chủ thể chịu trách nhiệm với chủ thể trực tiếp cung ứng dụng vụ công nói chung và dịch vụ hành chính công nói riêng. Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương chịu trách nhiệm đảm bảo dịch vụ công cho xã hội. Còn chủ thể trực tiếp cung ứng dịch vụ công gồm các tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ ở cả ba khu vực
(khu vực công : như UBND các cấp, khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ).
- Phương tiện trực tiếp tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công.
- Các yếu tố vật chất tham gia vào quá trình này bao gồm các loại hồ sơ, giấy tờ, mẫu biểu, trụ sở cung ứng dịch vụ, thiết bị phục vụ như: máy tính, máy photo, máy fax, đường truyền tín hiệu điện tử, mạng internet, phần mềm... mang tính chất hỗ trợ cho những hoạt động cung ứng dịch vụ hành chính công. Hay các thiết bị phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của tổ chức, cá nhân như: bố trí chỗ ngồi chờ làm việc, nước uống, quạt điện, điều hòa, bút viết, bàn kê khai…
Có thể khẳng định, chất lượng của dịch vụ hành chính công phụ thuộc rất nhiểu vào sự phù hợp, thống nhất của năm yếu tố cấu thành nêu trên.