Đẩy mạnh việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào cải cách hành chính

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại ủy ban nhân dân quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 115 - 118)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND quận Bắc Từ Liêm

3.2.4. Đẩy mạnh việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào cải cách hành chính

UBND quận Bắc Từ Liêm là một trong những cơ quan nhà nước đi đầu về tiếp ứng cho hạ tầng công nghệ thông tin tại Hà Nội. Kết quả đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân và cơ quan của mình. Tiên phong đó là các ứng dụng chương trình phục vụ hỗ trợ cho bộ phận một cửa của UBND quận Bắc Từ Liêm như: cấp phép kinh doanh qua mạng, cấp phép xây dựng qua mạng, trích lục hộ tịch qua mạng, đánh giá chất lượng dịch vụ qua mạng...

Tuy nhiên, tỷ lệ người dân và tổ chức có sử dụng dịch vụ qua mạng này chưa đạt ở mức cao, thể hiện trong 3 năm qua tỷ lệ số hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng có tăng lên theo từng năm nhưng chưa đạt như kì vọng.

Người dân có sử dụng dịch vụ hành chính công qua mạng như mong muốn của lãnh đạo UBND quận Bắc Từ Liêm hay không hoàn toàn còn tuỳ thuộc vào tinh thần tự nguyện của người dân. Bởi vì người dân vẫn luôn tin tưởng trung thành với dịch vụ hành chính công truyền thống hơn là qua mạng.

Chính vì lẽ đó, công tác tuyên truyền thuyết phục người dân khai thác sử dụng dịch vụ hành chính công qua mạng rất cần được quan tâm sâu sát của lãnh đạo UBND quận Bắc Từ Liêm, để làm sao dịch vụ hành chính công qua mạng trở thành lựa chọn đầu tiên khi người dân muốn giao dịch hành chính với quận Bắc Từ Liêm. Tác giả đề xuất hướng thực hiện với các giải pháp như sau:

- Gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với công tác cải cách hành chính; gắn kết chỉ tiêu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào tiêu chí đánh giá thi đua trong đơn vị và yêu cầu bắt buộc trong công tác cán bộ;

- Tăng cường sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ trong việc giám sát, kiểm tra quy trình thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức như: máy chấm công bằng vân tay, camera giám sát.

- Xây dựng Trang thông tin điện tử Quận theo hướng lấy công dân là tâm điểm, xây dựng các kênh thông tin là các vệ tinh xung quanh, thông tin gồm các nguồn chính như: các TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp

(TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của TW, Thành phố, cấp Quận và cấp Phường); niêm yết công khai các TTHC liên quan đến sổ hộ khẩu, căn cước công dân, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; các hình thức tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân về giải quyết TTHC; các thông tin chính thức về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng-an ninh, giáo dục, y tế trên địa bàn các đơn vị.

- Triển khai có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến: Ứng dụng hiệu quả Cổng dịch vụ công trực tuyến (http://egov.hanoi.gov.vn/); duy trì, đẩy mạnh việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ

bưu chính công ích;

- Tiếp tục duy trì thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), quản lý chất lượng theo hệ thống ISO điện tử .

- Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin toàn Quận, phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4.

- Cần xây dựng thêm các dịch vụ hành chính công qua mạng phải đảm bảo phù hợp tương xứng với số lượng dịch vụ hành chính công truyền thống.

- Nâng cấp, phát triển tiếp các dịch vụ hành chính qua mạng đã có (Lĩnh vực cấp phép, kinh tế, hộ tịch). Đồng thời những lĩnh vực công nào phù hợp với thực tiễn sẽ được ứng dụng triển khai xây dựng mới đáp ứng nhu cầu giao dịch hành chính người dân qua môi trường mạng (Lĩnh vực Lao động, tài nguyên môi trường)

- Chất lượng dịch vụ hành chính công qua mạng phải đảm bảo yêu cầu chuyên môn theo đúng pháp luật như phương thức truyền thống. Các quy trình thụ lý hồ sơ qua mạng sẽ giống như phương thức truyền thống về thủ tục, giấy tờ theo quy định của pháp luật. Nhưng đầu vào sẽ khác nhau ở chỗ giấy tờ điện tử sẽ giảm thiểu số lần đi lại của người dân mỗi khi bổ sung thay đồi hồ sơ.

- Nên phối hợp thêm với các tổ chức đoàn thể khác như: Đoàn Thanh niên, tổ chức Công đoàn, tổ dân phố, Đài phát thanh, truyền thông báo chí,

…, liên tục tuyên truyền giới thiệu quảng bá rộng rãi các dịch vụ hành chính công qua mạng để người dân nắm bắt thông tin theo nhu cầu. Do đó người dân sẽ chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian của mình đồng thời sẽ làm giảm đi lượng người dân đến lấy số giao dịch tại Bộ phận tiếp nhận.

- Hạ tầng công nghệ thông tin cần phải đảm bảo ổn định, đồng thời chọn lọc trang bị nâng cấp thiết bị công nghệ kịp thời hiệu quả cho từng giai đoạn phát triển phù hợp với yêu cầu chuyên môn thực tế. Hàng tháng cần có kiểm tra đánh giá các thiết bị tin học tại bộ phận một cửa nhằm hạn chế rủi ro hư hỏng thiết bị trong khi đang phục vụ giao dịch hành chính cho người dân.

- Với xu hướng phát triển của điện thoại thông minh ngày càng nhiều, nên ưu tiên nghiên cứu phát triển, khai thác mở rộng nhiều dịch vụ hành chính công qua mạng trên thiết bị đi dộng.

- Cần thành lập một tổ (bộ phận phụ trách) công nghệ thông tin để tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn, khắc phục kịp thời các sự cố kỹ thuật, bảo trì, nâng cấp mạng và các thiết bị kỹ thuật khác, Đồng thời, bộ phận kỹ thuật sẽ hỗ trợ nhanh chóng kịp thời cho người dân trong việc sử dụng các dịch vụ hành chính công qua mạng, đảm bảo sự hài lòng tối đa của người dân khi sử dụng dịch vụ,

Công“nghệ thông tin được xem là công cụ hỗ trợ ưu việt cho công tác cải cách hành chính và là tiền đề thuận lợi cho các đơn vị xây dựng và hình thành văn phòng điện”tử (chương trình phần mềm Văn phòng điện tử đã triển khai vận hành chính thức trong năm 2015 theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm về việc ứng dụng CNTT vào công việc). Tại UBND quận Bắc Từ Liêm,“từ năm 2014 đã áp dụng hệ thống xếp hàng điện tử, đọc và phát hành số thứ tự giải quyết hồ sơ hành chính tại phòng tiếp nhận và trả hồ sơ. Hệ thống tra cứu hồ sơ hành chính của người dân và tổ chức thông qua điện thoại đã được triển khai vào năm 2015 giúp cho người dân có thể kiểm tra hồ sơ hành chính của mình bằng máy tính tại nhà hoặc bằng điện thoại di động nhằm giảm thời gian đi lại của công”dân rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ hành .

Như vậy,“ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ hiện đại, mọi người dân đều có thể khai thác, tìm hiểu được nhiều thông tin cần thiết, được cung cấp một số dịch vụ về hành chính với chất lượng cao. Ðồng thời kiểm soát được tiến độ, kết quả, trách nhiệm của công chức và lãnh đạo chính quyền trong việc giải quyết các yêu cầu của người dân; qua đó tạo sự gần gũi, thân thiện giữa chính quyền với người dân và ngược lại. Bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước nhằm từng bước chuẩn hoá quy trình luân chuyển hồ sơ trong nội bộ để đảm bảo thời gian và tiến độ của từng loại công việc; khắc phục sự chậm trễ ở từng bộ phận, kể cả bộ phận lãnh đạo trong suốt quá trình luân chuyển hồ sơ, xử lý văn bản các loại theo trình tự khoa học, rõ”thẩm quyền“và trách nhiệm thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm đạt yêu cầu ngày càng cao công tác quản lý toàn diện các mặt đời sống kinh tế xã hội.”

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại ủy ban nhân dân quận bắc từ liêm, thành phố hà nội (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w