CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON THÔNG QUA SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
1.1.2.1. Nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ
Ở Việt Nam những công trình nghiên cứu của các chuyên gia giáo dục về phát triển ngôn ngữ rất đa dạng, phong phú: Các nhà giáo dục đã nghiên cứu quá trình phát triển của trẻ theo từng giai đoạn khác nhau 12 - 24 tháng, 24 - 36 tháng, 1 - 3 tuổi, 3 - 4 tuổi, 3 - 5 tuổi, 4 - 5 tuổi, … như tác giả Lưu Thị Lan (1986), Bùi Việt Anh (1989), …
Nghiên cứu sự phát triển các thành phần ngôn ngữ (vốn từ, ngữ pháp, hiểu từ, ngôn ngữ mạch lạc) của trẻ em các độ tuổi khác nhau có thể nói đến công trình nghiên cứu của những tác giả sau: Lưu Thị Lan (1996) [19], Dương Thị Diệu Hoa [13], Nguyễn Thị Mai (1998), Nguyễn Minh Huệ (1989), Hồ Minh Tâm (1989), Đỗ Thị Xuyến (2000), Nguyễn Thị Oanh (2000), Bùi Thị Thanh (2005), …
Nghiên cứu đề ra các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Nhà trẻ - Mẫu giáo qua các công trình nghiên cứu của những tác giả trong nước như
Nguyễn Xuân Khoa [17], Trần Nguyễn Nguyên Hân [12], Trần Thị Mai – Đinh Hồng Thái [26], Nguyễn Thị Băng Tâm (2000), Nguyễn Thị Yến (2004), Nguyễn Thị Hằng (2008), …
Tác giả Lưu Thị Lan (1989), Võ Phan Thu Hương (2006), … đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ (sức khỏe, giáo dục gia đình, môi trường sống, …)
Ngày nay, việc sử dụng ngôn ngữ cho trẻ càng đƣợc xã hội quan tâm hơn nhất là việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong các trường mầm non. Vì thế ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đi sâu vào nghiên cứu quá trình phát triển lời nói của trẻ 5 - 6 tuổi. Đây là độ tuổi chuyển tiếp giữa trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị vào học lớp 1, độ tuổi rất quan trọng về tất cả các mặt mà quan trọng nhất là tiếng mẹ đẻ của trẻ.
Tác phẩm “Phương phát phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” của tác giả Nguyễn Xuân Khoa [17] cũng đề cập rất nhiều về các mặt của quá trình phát triển ngôn ngữ, đồng thời ông cũng đưa ra các phương pháp, biện pháp giúp trẻ phát triển tốt ngôn ngữ hay: dạy trẻ nghe và phát âm đúng, phương pháp dạy trẻ cách đặt câu hỏi, phương pháp phát triển lời nói mạch lạc, phát triển từ ngữ, chuẩn bị để trẻ học đọc, học viết, …
Nhóm tác giả Nguyễn Kim Đức, Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội/2005 trong phẩm “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi” thì xoáy sâu vào việc tìm hiểu các vấn đề luyện phát âm cho trẻ các lứa tuổi. [28]
Tác phẩm “Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ em” do tác giả Đinh Hồng Thái biên soạn cũng đề cập đến những vấn đề chung dạy nói cho trẻ trong ba năm đầu, dạy nói cho trẻ tuổi mẫu giáo, chuẩn bị dạy trẻ nói tiếng Việt ở trường phổ thông. [31]
Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phương Nga “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non” bà cũng đã đƣa ra các mặt phát triển của ngôn ngữ giống nhƣ tác giả Nguyễn Xuân Khoa tuy nhiên công trình này được bổ sung nhiều tài liệu và hướng nghiên cứu mới ở lĩnh vực giúp trẻ phát triển vốn từ. Công trình nghiên cứu đã xác định nhiệm vụ cần phát triển:
dạy trẻ nghe và phát âm đúng, nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc, phát triển vốn từ, chuẩn bị cho trẻ học ngôn ngữ viết, … [27]
Nói chung các vấn đề về phát triển ngôn ngữ của trẻ đƣợc các nhà giáo dục nghiên cứu ở nhiều lứa tuổi, nhiều lĩnh vực khác nhau. Có nghiên cứu về cấu trúc đặc biệt của ngôn ngữ, có nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ, một số tác giả khác lại nghiên cứu những biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, … Những nghiên cứu trên đều chứng tỏ sử dụng ngôn ngữ là một điều kiện vô cùng quan trọng để giúp trẻ tiếp xúc với môi trường mới lạ ở các cấp bậc học, giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức mang tính chất khoa học của các môn học ở trường mầm non,… Do đó, vấn đề nghiên cứu về ngôn ngữ của trẻ mầm non về ngữ pháp, ngữ điệu, vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc, ngữ âm, … là hết sức cần thiết. Tuy nhiên chƣa có nhà nghiên cứu nào đề cập đến phát triển ngôn ngữ thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động kể chuyện sáng tạo trong trường mầm non.
Đây chính là khoảng trống bỏ ngỏ mà chúng tôi đi vào. Vì thế, chúng tôi lựa chọn đề tài “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non” với mong muốn hoàn thiện hơn nữa những vấn đề mà các tác giả trước đây đã nghiên cứu.
1.1.2.2. Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tƣ duy là một công cụ tổ chức tƣ duy nền tảng, là bản đồ các kế hoạch trong ngày. Mỗi nhánh chính đƣợc phát triển từ hình ảnh trung tâm có liên quan tới các việc cần phải làm trong ngày.
Ví dụ: Đi siêu thị mua thức ăn, đi thăm ông bà vào cuối tuần, đi học vẽ, đi bơi, …
Sơ đồ tư duy là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó. Bản chất của sơ đồ tƣ duy chính là sự sơ đồ hóa mạch tƣ duy logic. Chính vì điều này tạo sự khác biệt rõ nét giữa sơ đồ tư duy với các loại sơ đồ thông thường khác.
Tất cả các sơ đồ tƣ duy đều giống nhau ở một số điểm. Chúng đều sử dụng màu sắc, có một cấu trúc cơ bản đƣợc phát triển rộng ra từ trung tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một sơ đồ tƣ duy, một danh sách dài những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ, đƣợc tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế hoạt động tự nhiên của não bộ. Sử dụng sơ đồ tƣ duy không yêu cầu về tỉ lệ, có cách thức xây dựng nhất định, linh hoạt trong khi thiết kế đường nét, dùng hình ảnh, màu sắc, từ ngữ, cách bố trí, … người dùng nó có thể thêm hoặc bớt các nhánh không cần thiết, thể hiện độ đậm nhạt màu sắc, kích cỡ to nhỏ lớn bé, … miễn sao phù hợp với từng đối tƣợng, độ tuổi và khả năng tƣ duy khác nhau của mọi người.
Ngày nay, rất nhiều người đều biết khi đề cập đến sơ đồ tư duy và họ vận dụng chúng vào công việc của chính mình nhằm giúp công việc cũng nhƣ cuộc sống thú vị và đơn giản hơn. Nó góp phần rất lớn trong việc giúp giảng viên, học sinh, trẻ hệ thống hóa kiến thức, tăng cường khả năng tư duy, ghi nhớ, phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề, họ sẽ nhớ nhanh nhớ lâu, hiểu sâu những kiến thức trọng tâm, liên kết liên tưởng hệ thống kiến thức có liên quan với nhau và quan trọng là có thể nhớ kiến thức ngay tại lớp, tự tin, sáng tạo và tập trung đƣợc sức mạnh tập thể. Do đó, sử dụng sơ đồ tƣ duy không
chỉ giúp các cháu nhớ lại nội dung các câu chuyện mà còn giúp trẻ phát triển tƣ duy sáng tạo khi các cháu kể lại câu chuyện theo ngôn ngữ riêng của mình.
Với bất kì vận dụng nào khi sử dụng sơ đồ tƣ duy thì nó luôn mang lại cho chúng ta những lợi ích thiết thực, chính đáng để kiểm soát đƣợc những công việc đã đề ra.