Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non (Trang 117 - 121)

CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO Ở TRƯỜNG MẦM NON

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.1. Kết quả trước thực nghiệm

Chúng tôi lựa chọn kết quả đầu năm học để làm kết quả trước thực nghiệm.

- Về mặt định lƣợng

Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm

Lớp Số trẻ

Kể đúng yêu cầu Kể không đúng yêu cầu Kể hay Biết kể Không

kể đƣợc Kể hay Biết kể Không kể đƣợc SL % SL % SL % SL % SL % SL % Lớp TN 40 20 50 15 37,5 5 12,5 0 0 0 0 0 0

Lớp

ĐC 41 21 51,2 16 39 4 9,8 0 0 0 0 0 0 Khi quan sát trên bảng số liệu giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng chúng ta đều thấy kết quả tương đồng nhau.

- Về mặt định tính

Phần lớn trẻ đều lĩnh hội đƣợc kiến thức giáo viên truyền thụ nhƣng số

lượng trẻ kể hay vẫn chưa nhiều, trẻ ghi nhớ tác phẩm và bắt chước theo một cách rập khuôn, chƣa sáng tạo vì thế mức độ trẻ biết kể vẫn còn nhiều. Có một số ít trẻ chƣa kể đƣợc bởi vì chƣa thật sự tập trung, chƣa thể ghi nhớ hết trình tự tình tiết trong câu chuyện, còn chưa tự tin, rụt rè khi thể hiện trước đám đông, vì thế các cháu bị động, lúng túng không diễn đạt đƣợc.

3.4.2. Kết quả sau thực nghiệm - Về mặt định lƣợng

Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của bài kiểm tra số 1 (1)

Lớp Số trẻ

Kể đúng yêu cầu Kể không đúng yêu cầu Kể hay Biết kể Không

kể đƣợc Kể hay Biết kể Không kể đƣợc SL % SL % SL % SL % SL % SL % Lớp TN 39 22 56,4 17 43,6 0 0 0 0 0 0 0 0 Lớp ĐC 41 20 48,8 19 46,3 2 4,9 0 0 0 0 0 0

Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của bài kiểm tra số 2 (2)

Lớp Số trẻ

Kể đúng yêu cầu Kể không đúng yêu cầu Kể hay Biết kể Không

kể đƣợc Kể hay Biết kể Không kể đƣợc SL % SL % SL % SL % SL % SL % Lớp TN 40 24 60 16 40 0 0 0 0 0 0 0 0 Lớp ĐC 42 15 35,7 25 59,5 2 4,8 0 0 0 0 0 0

Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của bài kiểm tra số 3 (3)

Lớp Số trẻ

Kể đúng yêu cầu Kể không đúng yêu cầu Kể hay Biết kể Không

kể đƣợc Kể hay Biết kể Không kể đƣợc SL % SL % SL % SL % SL % SL % Lớp TN 41 27 65,9 14 34,1 0 0 0 0 0 0 0 0 Lớp ĐC 38 21 55,3 17 44,7 0 0 0 0 0 0 0 0

Dựa vào bảng số liệu số 2, 3, 4 chúng ta nhận thấy tỉ lệ trẻ kể hay, không kể đƣợc theo đúng yêu cầu giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chênh lệch rất nhiều. Nhƣ thế, càng cho chúng ta thấy đƣợc hiệu quả tốt khi sử dụng SĐTD vào hoạt động kể chuyện sáng tạo cho trẻ.

Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của lớp đối chứng

Lớp Số trẻ

Kể đúng yêu cầu Kể không đúng yêu cầu Kể hay Biết kể Không

kể đƣợc Kể hay Biết kể Không kể đƣợc SL % SL % SL % SL % SL % SL % TTN 41 21 51,2 16 39 4 9,8 0 0 0 0 0 0 STN (1) 41 20 48,8 19 46,3 2 4,9 0 0 0 0 0 0 STN (2) 42 15 35,7 25 59,5 2 4,8 0 0 0 0 0 0 STN (3) 38 21 55,3 17 44,7 0 0 0 0 0 0 0 0 Nhìn vào bảng số liệu 3.5 chúng ta thấy số lƣợng trẻ kể hay, biết kể, không kể được của lớp đối chứng trước và sau khi thực nghiệm chưa ổn định, đạt hiệu quả.

Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm

Số trẻ

Kể đúng yêu cầu Kể không đúng yêu cầu Kể hay Biết kể Không

kể đƣợc Kể hay Biết kể Không kể đƣợc SL % SL % SL % SL % SL % SL % TTN 40 20 50 15 37,5 5 12,5 0 0 0 0 0 0 STN (1) 39 22 56,4 17 43,6 0 0 0 0 0 0 0 0 STN (2) 40 24 60 16 40 0 0 0 0 0 0 0 0 STN (3) 41 27 65,9 14 34,1 0 0 0 0 0 0 0 0 Dựa vào số liệu bảng 3.6 chúng ta nhận thấy kết quả của các cháu tính theo tỉ lệ % sau khi sử dụng SĐTD của lớp trước thực nghiệm và sau thực nghiệm đã có sự chênh lệnh nhau rõ ràng. Tỉ lệ % số lƣợng trẻ kể hay tăng, không còn các trẻ không biết kể. Qua đây chứng minh cho chúng ta nhận định rõ hơn công dụng của phương pháp sử dụng SĐTD vào hoạt động kể chuyện sáng tạo cho trẻ trong trường mầm non là rất thiết thực.

- Về mặt định tính

Cho ta thấy khi không kết hợp SĐTD vào dạy trẻ thì kết quả thu đƣợc từ lớp đối chứng chưa ổn định so với tình trạng trước khi tổ chức thực nghiệm. So sánh với lớp thực nghiệm thì kết quả lĩnh hội của trẻ tiến bộ rõ rệt, hiệu quả tốt hơn, cụ thể:

Đề cập đến khả năng khái quát: Các cháu bắt đầu biết cách tóm tắt, sắp xếp đúng trình tự nội dung các câu chuyện và thể hiện chúng qua sơ đồ tƣ duy mà giáo viên chuẩn bị sẵn. Giúp trẻ tăng thêm vốn từ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong khi sắp xếp, luyện tập với sơ đồ, đồng thời các cháu còn phải suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo ra từ ngữ thích hợp để diễn đạt trình bày ý chính.

Với kĩ năng trình bày và diễn đạt: So sánh với tình hình trước khi tổ chức thực nghiệm thì chúng ta thấy rằng kĩ năng trình bày, diễn đạt, cách sử dụng câu từ, ngữ điệu của trẻ đã thay đổi tiến bộ lên rất nhiều. Những từ ngữ

trẻ sử dụng khi kể chuyện bắt đầu trau chuốt, diễn đạt và thể hiện theo hành động suy nghĩ của riêng mình chứ không rập khuôn theo tác phẩm nữa. Khả năng đó đƣợc nhìn rõ ở chỗ các cháu biết cách tổ chức, giới thiệu, dẫn dắt người nghe, người xem đến với tác phẩm nhẹ nhàng, đi đến kết thúc tác phẩm sáng tạo mới lạ hơn văn bản gốc. Thông qua quá trình thực nghiệm chúng ta còn thấy một điều nữa là trẻ rất hứng thú, chú ý tập trung vào câu chuyện khi cô kết hợp sử dụng sơ đồ tƣ duy khi kể chuyện làm cho không khí tiết học sôi động, thú vị hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)