Phát triển ngôn ngữ trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non (Trang 33 - 40)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON THÔNG QUA SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO

1.4. Đặc điểm tâm lí, sinh lí và phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi

1.5.1. Phát triển ngôn ngữ trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay

Mầm non là bậc học nền tảng đầu tiên trong hệ thống giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng và phải phối kết hợp chặt chẽ cùng gia đình trong quá trình chăm sóc, nuôi dƣỡng và giáo dục trẻ. Bậc học này sẽ giúp trẻ phát triển, bộc lộ các khả năng vốn có của bản thân, trẻ có nhiều cơ hội, trải nghiệm trong cuộc sống thực tế với nhiều điều may mắn chào đón. Qua đó, trẻ sẽ phát triển toàn diện, hài hòa, cân đối tất cả các mặt, là tiền đề xây dựng cho mỗi trẻ một nền tảng nhân cách vững chắc vừa mềm mại, vừa khỏe khoắn, tràn đầy sức sống cả về thể chất lẫn tinh thần.

Theo chương trình giáo dục mầm non hiện nay tại các trường mầm non tập trung phát triển cho trẻ những kĩ năng: nghe, nói, tiền đọc và tiền viết.

Chính vì vậy, chúng ta cần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, thích hợp cho từng độ tuổi. Xây dựng môi trường ngôn ngữ tại lớp học với đầy đủ về cơ sở vật chất hiện đại bên cạnh đó có các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ. Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nhanh và hiệu quả tốt nhất thì trong các trường mầm non nên đầu tư xây dựng thư viện. Bên cạnh đó cần tạo ra cơ hội, môi trường hoạt động để trẻ đƣợc trải nghiệm, giao tiếp, kết nối sự trao đổi thân thiện giữa trẻ với những người xung quanh. Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa khuyến khích trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng nhau có cả cô giáo.

Để tạo ra môi trường phát triển ngôn ngữ hiệu quả cần phải tạo ra:

- Vận dụng ngôn ngữ khi trẻ hoạt động trong phòng, trong lớp

Trang trí, sắp xếp phòng, lớp các góc chơi đảm bảo thẩm mĩ, thân thiện, an toàn, thích hợp gắn liền với nội dung chủ đề giáo dục. Có các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ, tạo môi trường ngôn ngữ để trẻ tương tác và phát triển các kĩ năng.

Kĩ năng đọc sớm: Nhận biết các kí hiệu, chữ viết có ý nghĩa; quy luật đọc sách (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ trang đầu đến trang cuối);

sự liên tục của câu chuyện.

Kĩ năng vận động tinh: Mở sách, lật từng trang, chỉ theo tranh hoặc dòng chữ.

Kĩ năng giao tiếp: Lắng nghe cô hoặc bạn kể chuyện; bắt chước những từ hoặc câu nói trong truyện; tự kể lại truyện; trả lời những câu hỏi theo truyện; học từ mới.

Kĩ năng nhận thức: Nhớ cốt truyện và tự kể lại; dự đoán diễn biến sẽ xảy ra tiếp theo của câu chuyện; giải quyết vấn đề nảy sinh trong câu chuyện; liên hệ câu chuyện với những kinh nghiệm khác.

Tùy vào vị trí của lớp mà giáo viên bố trí góc thƣ viện gần nơi có nhiều ánh sáng, yên tĩnh, ít người qua lại. Ở đó có thảm, đệm sẽ làm cho góc này trở nên ấm cúng hơn và mời gọi hơn với trẻ .Trẻ có thể theo đuổi các hoạt động đọc viết do trẻ tự khởi xướng hoặc tự thực hiện các kĩ năng phát triển của trẻ.

Hình thành góc đọc hấp dẫn nơi mà có những cuốn sách yêu thích của trẻ luôn có sẵn. Khuyến khích trẻ mang những cuốn sách hay từ nhà đến lớp để cùng chia sẻ.

Đặt một cái radio ở góc đọc, có những chiếc băng đọc chuyện và những cuốn truyện tương ứng trong góc này. Có thêm những chiếc bút chì màu và bút màu với giấy cho trẻ tự do viết một mình.

Hãy làm cho lớp học của trẻ tràn ngập sách. Để sách ở những nơi vừa tầm với của trẻ. Có những cuốn sách mà cả lớp có thể đọc cùng nhau, những cuốn sách mà trẻ “có thể đọc đƣợc” và những cuốn tạp chí, sách nhiều tranh ảnh.

Ngoài ra, với sự sáng tạo của giáo viên và của trẻ cùng làm những đồ dùng tự tạo để trang trí góc sách. Những khung rối làm từ các vỏ thùng catton, những cuốn sách làm từ những bìa lịch cũ, những con rối que, rối bóng, rối ngón tay cho trẻ diễn rối, tập đóng kịch, … cũng sẽ góp phần làm cho góc sách trở nên ngộ nghĩnh và sinh động hơn rất nhiều.

Khuyến khích trẻ cùng cô trang trí, sắp đặt các đồ dùng trong góc theo ý thích phù hợp dễ lấy, dễ cất, dễ sử dụng. Trong lớp học, chúng ta cũng có thể tạo môi trường chữ viết xung quanh trẻ.

Ví dụ: Ghi tên các góc chơi, tên các đồ dùng đồ chơi, ghi tên trẻ trên các sản phẩm, …

Việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ sẽ càng có hiệu quả hơn khi trong các giờ hoạt động học có một hệ thống các trò chơi về ngôn ngữ nhƣ:

Các trò chơi luyện kĩ năng nghe - nói

Nói chuyện vòng tròn; Đối tác chuyện trò; Bảng “nói chuyện” hàng ngày (Ngày/tháng/thời tiết/sinh nhật); Xúc xắc kì diệu; Trò chơi đóng vai;

Bàn cờ chữ cái; Cánh cửa kì diệu; Tập làm phóng viên; … Các trò chơi luyện kĩ năng đọc - viết

Ngân hàng từ; Sách ngân hàng từ; Biểu đồ vần; Tạo chữ; Viết sáng tạo;

Những ô cửa bí mật; Hòm thƣ của lớp; Chiếc thảm kỳ diệu; Tôi thấy; Tôi nghĩ; Tôi muốn biết,…

Các bài tập thực hành cuộc sống giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nhƣ: Xâu chữ cái thành tên, xếp hột hạt tạo thành các chữ, tìm và kẹp các chữ cái, gắp hạt, xâu vòng tạo thành các nét chữ, …

- Môi trường ngôn ngữ cho trẻ hoạt động ngoài lớp học Xây dựng thư viện của nhà trường cho trẻ hoạt động

Thư viện của bé trong trường mầm non có vai trò quan trọng. Đó là nơi tạo cơ hội cho trẻ đƣợc khám phá, tìm tòi, trải nghiệm, phát triển khả năng sáng tạo. Thƣ viện có thể tạo ra sự thay đổi tích cực đối với sự tự tin của trẻ, khả năng học tập độc lập và tinh thần trách nhiệm về việc học của bản thân trẻ, góp phần giúp nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện mầm non.

Xây dựng thƣ viện của bé với hệ thống “Giá sách - Truyện thân thiện” nhằm tạo môi trường giúp trẻ tích cực, chủ động làm quen với “văn hóa đọc”, làm quen với cách “đọc” sách, làm quen với các câu chuyện, bài thơ… một cách tự nhiên và hứng thú hơn, ngoài ra nơi đây trẻ còn đƣợc tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm những sáng tạo của bản thân, đƣợc hoạt động với đồ vật, đồ chơi, … tạo cơ hội để trẻ tích cực hoạt động.

Thƣ viện đƣợc bố trí sắp xếp thuận tiện, hợp lí, đủ ánh sáng, tạo không gian mở cho trẻ dễ dàng tiếp cận các nguồn thông tin, tƣ liệu trong thƣ viện.

Việc trang trí góc sách, đồ dùng đồ chơi nên hợp lí tránh trình bày quá rườm rà, nhiều quá. Tăng cường tổ chức, tạo cơ hội, điều kiện cho trẻ tích cực tham gia hoạt động cá nhân và theo nhóm nhỏ. Trẻ đƣợc rèn luyện khả năng quan sát, cảm thụ, giúp trẻ yêu thích văn học, phát triển năng khiếu.

Thƣ viện thân thiện của bé đƣợc bố trí đa dạng các góc, nhƣ: góc “đọc”, góc vẽ, góc “viết”, góc nghệ thuật, góc cha mẹ đọc cùng con,…

Thƣ viện thân thiện cần hội tụ các yếu tố sau:

Yếu tố khoa học: Các loại giá sách truyện đƣợc thiết kế khoa học, trẻ có thể đứng về các phía khác nhau để lựa chọn sách truyện, tranh ảnh, ... bìa sách đƣợc bày ngay trên mặt giá thuận tiện cho việc lựa chọn và là nơi trƣng bày các sản phẩm hoặc tranh truyện, ảnh tƣ liệu, chữ số, chữ cái, ... của cô và trẻ sưu tầm.

Yếu tố sư phạm, thẩm mỹ: Màu sắc sơn gỗ và vải tự nhiên đảm bảo an toàn thân thiện, chính xác, hấp dẫn trẻ, dẫn dắt trẻ trong hoạt động, giúp trẻ có những khoảng không gian, thời gian đẹp trong thƣ viện và góc sách truyện.

Yếu tố sáng tạo: Sáng tạo trong thiết kế, chức năng sử dụng đa dạng với mọi hoạt động của trẻ.

Yếu tố thực tiễn: Hệ thống giá, túi để sách, truyện, học liệu sưu tầm được làm bằng chất liệu dễ kiếm tìm, an toàn, giá thành hợp lý, có thể phổ biến ở tất cả các cơ sở giáo dục khác. Ngoài ra cũng cần thêm một số phương tiện, học liệu, đồ dùng do giáo viên và trẻ tự làm đã bổ sung nguồn tƣ liệu cho thƣ viện phong phú, đa dạng hơn tạo môi trường tốt nhất cho trẻ trong thời gian tham gia trải nghiệm ở thƣ viện.

- Môi trường xã hội để trẻ phát huy về ngôn ngữ

Chú trọng tạo môi trường xã hội thuận lợi để cho trẻ thường xuyên được giao tiếp, tương tác, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ, giữa trẻ với những người xung quanh.

Chúng ta cần tạo môi trường giao lưu ngôn ngữ tích cực cho trẻ. Để phát triển khả năng nghe nói cho trẻ, không gì nhanh chóng và tích cực bằng việc thường xuyên cho trẻ nghe - nói. Người giáo viên cần thường xuyên trò chuyện với trẻ và khuyến khích trẻ nói. Khi trẻ có khó khăn hay có tâm lí ngập ngừng, nhút nhát, cô cần khích lệ, hỗ trợ, động viên để trẻ tích cực trò chuyện.

Cô cần tạo ra các kênh giao tiếp thường xuyên, được tiến hành giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô và giữa trẻ với mọi người xung quanh.

Khi giao tiếp với trẻ, cô chú ý đến giọng nói và thái độ, giọng nói dịu dàng, ánh mắt trìu mến, tình cảm nồng ấm của cô sẽ khiến trẻ tự tin hơn rất nhiều. Ngoài ra, cô tạo cơ hội để trẻ đƣợc nghe các âm thanh khác nhau từ môi trường.

Ví dụ: Tiếng kêu của các con vật, tiếng đàn, tiếng mƣa rơi, âm thanh của các phương tiện giao thông, … Âm thanh từ các môi trường khác nhau có tác dụng kích thích thính giác cũng nhƣ các giác quan của trẻ rất lớn.

Bên cạnh đó, tổ chức cho trẻ hoạt động kết hợp với lời nói trong các trò chơi, bài hát, đóng kịch kết hợp sử dụng các con rối que, rối bông, rối bóng,

… là cơ hội để trẻ trải nghiệm, vận dụng vốn ngôn ngữ đã tích lũy đƣợc vào hoạt động của bản thân, là điều kiện rất tốt để trẻ phát huy tối đa khả năng vận dụng ngôn ngữ. Khuyến khích các cháu cố gắng vận dụng ngôn từ hay để lưu lại những ý tưởng và suy nghĩ của mình. Giáo viên phải có tác phong sư phạm và lời nói chuẩn mực, với ngôn ngữ giao tiếp trong sáng luôn biết lắng nghe một cách trí tuệ và trân trọng trẻ.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa khuyến khích trẻ tham gia

Hoạt động ngoại khoá ở trường mẫu giáo là sân chơi mà ở đó trẻ được hoạt động với sự tham gia của cô giáo, ông bà, cha mẹ trẻ. Các hoạt động ngoại khoá đƣợc thiết kế đa dạng, phong phú, gắn với các nội dung, chủ đề học và chơi của trẻ giúp thay đổi trạng thái cho trẻ giữa hoạt động động và hoạt động tĩnh. Tăng cường cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, khắc phục việc trẻ ở nhiều thời gian trong không gian ở lớp còn hạn chế.

Thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trẻ học đƣợc rất nhiều kĩ năng sống cần thiết cho bản thân, trẻ đƣợc mạnh dạn, tự tin thể hiện bản thân mình, trẻ phát triển hài hòa các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - kĩ năng xã hội và thẩm mĩ theo mục tiêu của chương trình Giáo dục mầm non.

Tùy theo các lứa tuổi của trẻ mà chúng ta tổ chức các hoạt động khám phá, trải nghiệm nhƣ: thăm làng Gốm Bát Tràng, thăm nhà bạn, thủy cung, xem xiếc, tham quan trường Tiểu học, đi Siêu thị, tham quan khu phố cổ, thăm khu hướng nghiệp tại Vince, Kinder Park, thăm doanh trại quân đội, thăm Lăng Bác, hoặc mời Phụ huynh đến trò chuyện với trẻ. Thông qua các buổi tham quan dã ngoại trẻ sẽ vẽ, kể lại cho mọi người nghe về những chuyến đi, nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân để nâng cao khả năng diễn đạt làm cho ngôn ngữ phát triển ngày càng phong phú, hoàn thiện hơn.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tổ chức các ngày hội, sự kiện của trường và của lớp nhƣ chúc mừng sinh nhật; Mừng ngày của Bà của Mẹ (8/3), Chào đón năm mới, Noel, Tết Nguyên đán, ... khuyến khích cho trẻ làm người dẫn chương trình, cùng nhau thỏa thuận, bàn bạc các tiết mục phân công sắp xếp công việc chuẩn bị, … qua đó trẻ nghe hiểu lời nói và sử dụng chúng trong giao tiếp cuộc sống hàng ngày mạch lạc, trôi chảy và hiệu quả hơn.

Việc xây dựng môi trường ngôn ngữ tại các trường mầm non chặt chẽ, phối hợp tốt và hiệu quả sẽ tạo ra những đứa trẻ mạnh dạn, tự tin, năng động, sáng tạo, ham hiểu biết, có suy nghĩ và biết giao tiếp.

Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ đạt kết quả cao thì giáo viên phải chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động, vì môi trường đóng vai trò rất quan trọng.

Môi trường có phù hợp, đa dạng, phong phú thì sẽ gây hứng thú cho trẻ. Đây cũng là nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” mà những năm gần đây Bộ Giáo dục, Phòng Mầm non Sở GD&ĐT đã triển khai.

Xây dựng môi trường nhằm tạo điều kiện để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là công việc hết sức có ý nghĩa góp phần nâng cao chất lƣợng thực hiện đổi mới chương trình giáo dục mầm non hiện nay, tăng cường đổi mới các hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng và giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm đáp ứng xu thế chung của xã hội hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)