Lồng ghép, tích hợp kể chuyện sáng tạo với các môn học khác

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non (Trang 80 - 83)

CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO Ở TRƯỜNG MẦM NON

2.2. Một số điều kiện cần đảm bảo khi sử dụng sơ đồ tƣ duy

2.2.3. Lồng ghép, tích hợp kể chuyện sáng tạo với các môn học khác

Giọng kể chuyện truyền cảm, nhẹ nhàng của giáo viên sẽ gây chú ý, sự rung động đến người nghe. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể lồng ghép, tích hợp thêm những môn học khác vào trong tiến trình thì tác phẩm đó càng hay hơn vì nó góp phần làm biến đổi tâm trạng người nghe, không khí nghiêm túc khi cô và trẻ cùng kể chuyện. Chúng ta có thể lồng ghép, tích hợp các môn học âm nhạc, tạo hình, thể chất, trò chơi, toán học, ca dao đồng dao, … vào các tác phẩm.

Âm nhạc là môn bổ trợ hữu ích khi trẻ tiếp xúc các tác phẩm văn học, dễ dàng đem lại dấu ấn, ấn tượng cho người nghe: “Thương con mèo; Một con vịt; Đố biết con gì; gà trống, mèo con và cún con, …” giúp trẻ mở rộng kiến thức khi kể chuyện về các con vật miễn sao phù hợp với nội dung, chủ đề câu chuyện.

Ví dụ: Trong truyện “Nhổ củ cải” có thể lồng ghép, tích hợp môn âm nhạc với bài hát “Củ cải trắng” hoặc tác phẩm “Gà trống, mèo con và cún con” được kết hợp khi dạy bé khám phá khoa học về môi trường xung quanh chủ điểm “Thế giới động vật” nhằm mở rộng cho trẻ về tên gọi, đặc điểm, nơi sống, lợi ích của một số con vật nuôi trong gia đình. Hay khi kể câu chuyện

“Cây khế” trong phần củng cố kết hợp trò chơi “Cao hơn – thấp hơn” giúp trẻ biết so sánh đặc điểm về ngoại hình của hai anh em.

Hình thức chuyển tiếp giữa các lần kể chuyện hay củng cố câu chuyện thường là các trò chơi nhỏ. Ở đây cô nên tổ chức cho trẻ hoạt động dưới dạng vận động: Mèo và chim sẻ; gà gáy vịt kêu; trời nắng trời mưa; cáo và thỏ; ô tô và chim sẻ, … để thay đổi không khí sau khi học và trẻ có cơ hội hoạt động tích cực hơn.

Ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là biện pháp giúp trẻ ổn định, thông qua hoạt động tổ chức lễ hội: trẻ đóng kịch, kể chuyện theo chủ đề, chương trình biểu diễn văn nghệ mà trong đó 100% trẻ đƣợc tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú khi tiếp xúc, làm quen văn học.

Giáo viên cần linh hoạt lựa chọn nội dung tác phẩm khi lồng ghép, tích hợp với các môn học sao cho phù hợp, hài hòa với chủ đề chủ điểm. Thu hút sự tham gia tích cực của trẻ để ngôn ngữ mà trẻ cần học phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn chúng tôi đề xuất các biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua sử dụng sơ đồ tƣ duy trong hoạt động kể chuyện sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi.

Trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, khi tổ chức hoạt động kể chuyện sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua sử dụng sơ đồ tư duy sẽ là một phương tiện thú vị, thu hút, hấp dẫn giúp trẻ tập trung chú ý, phát triển khả năng tƣ duy, luyện phát âm, phát triển khả năng biểu đạt, phát triển vốn từ phong phú, chủ động sáng tạo trình bày ý kiến ngôn ngữ của mình, …làm cho hoạt động đƣợc khắc sâu và không gây cho trẻ sự buồn chán, mệt mỏi.

Khi nghe kể chuyện trẻ sẽ hình dung, liên tưởng, tưởng tượng liên hệ với những sự việc, sự vật hiện tƣợng diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội, thông qua đó trẻ sẽ được định hướng, giáo dục, tích lũy kĩ năng sống, kinh nghiệm đối nhân xử thế giữa con người với con người. Bên cạnh giáo dục thì những câu chuyện cũng sẽ góp phần vun đắp, chắp cánh cho trẻ các ƣớc mơ, khát vọng trong tương lai, từng bước giúp trẻ tiếp thu những khái niệm mới lạ và mở rộng vốn kinh nghiệm sống ở trẻ.

Ở chương 3, chúng tôi sẽ tiến hành thử nghiệm để làm sáng tỏ quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua sử dụng sơ đồ tƣ duy trong hoạt động kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non.

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Thực nghiệm sƣ phạm

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)