Đặc điểm tâm lí, sinh lí của trẻ 5 - 6 tuổi

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON THÔNG QUA SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO

1.4. Đặc điểm tâm lí, sinh lí và phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi

1.4.1. Đặc điểm tâm lí, sinh lí của trẻ 5 - 6 tuổi

Tƣ duy trực quan hình tƣợng ở trẻ 5 - 6 tuổi phát triển rất mạnh, đây là điều kiện thuận lợi giúp trẻ độ tuổi này tiếp thu, cảm thụ tốt các hình tƣợng về nghệ thuật có trong những tác phẩm văn học. Thông qua quá trình lĩnh hội và cảm thụ các tác phẩm, đứa trẻ sẽ tích lũy đƣợc nhiều vốn biểu tƣợng, ham học hỏi, khám phá, tìm tòi hoạt động và khả năng nhận thức tăng rõ nét hơn.

Giai đoạn 5 - 6 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển và lĩnh hội hai hình thức cơ bản của ngôn ngữ: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ thực hành và thông hiểu đƣợc điều người lớn nói. Chính đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ thích nghe kể chuyện, lĩnh hội và tích lũy những ngôn ngữ thể hiện trong câu chuyện và giúp chúng diễn đạt lại câu chuyện bằng chính ngôn ngữ của mình.

Do đó, đề xuất các biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non xuất phát từ vấn đề này.

Trẻ 5 - 6 tuổi là thời kì hình thành một kiểu tƣ duy mới - đó là tƣ duy trực quan sơ đồ góp phần giúp trẻ mở rộng các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Đây là một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển tư duy ở trẻ, là bước chuyển tiếp từ tính hình tượng sang tính trừu tượng. Ở tuổi này do sự

phát triển về thể lực, cơ bắp và sự khéo léo của vận động, trẻ đã có khả năng tạo nên các đường nét với tính chất khác nhau khá phức tạp. Cùng với sự tăng lên ngày càng phong phú của các kinh nghiệm nhận thức, các ấn tƣợng, xúc cảm, tình cảm, trẻ bắt đầu nhận ra đƣợc sự hạn chế và vẻ hấp dẫn của các hình vẽ khái quát với những đường nét đơn điệu, sơ lược.

Đặc biệt trẻ ở tuổi này khá linh hoạt trong việc biến đổi, phối hợp tính chất của các đường nét và hình thể để thể hiện hình vẽ độc đáo, rất riêng của mỗi hình tƣợng, sự việc, sự vật, sự kiện cụ thể. Trong lứa tuổi này rất nhiều bé có vốn hiểu biết khá phong phú về cảm giác màu sắc, đã có khả năng độc lập quan sát để thấy đƣợc sự linh hoạt trong sự thay đổi màu sắc của các sự vật hiện tƣợng trong hiện thực và làm quen các quá trình tri giác với một số cách phối hợp màu sắc. Tính tích cực quan sát, nhận thức là điều kiện giúp trẻ sử dụng màu sắc một cách sinh động để thể hiện một cách sáng tạo nội dung tranh vẽ, qua đó mà bộc lộ thể hiện tình cảm, xúc cảm, suy nghĩ của bản thân trẻ qua các câu chuyện mà trẻ diễn đạt, mô tả trên sơ đồ.

Cho trẻ kể chuyện sáng tạo góp phần phát triển toàn diện nhân cách của mình, vì trẻ tiếp nhận, lĩnh hội, thuộc truyện rất nhanh nhất là lời thoại đối đáp giữa các nhân vật trong tác phẩm. Trẻ hòa mình, liên tưởng, đặt bản thân vào nhân vật trong truyện và bộc lộ cảm xúc rõ rệt giữa trẻ với thế giới nghệ thuật và hiện thực cuộc sống xung quanh trẻ. Từ đó, trẻ tích lũy đƣợc nhiều bài học làm người bổ ích đóng góp lớn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ lứa tuổi mầm non.

Vì thế, khi người giáo viên mầm non dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là cô đã giúp trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ, trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo ở trẻ.

1.4.2. Đặc điểm về ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi 1.4.2.1. Đặc điểm phát triển vốn từ

Vốn từ của trẻ mẫu giáo luôn phản ánh những đặc điểm đặc trƣng của

các sự vật, hiện tƣợng. Trẻ càng lớn thì sẽ tích lũy càng nhiều vốn từ để diễn đạt, thể hiện rõ về đặc điểm các sự vật, hiện tƣợng chính xác bằng từ ngữ của mình, kết hợp tƣ duy trực quan hành động giải thích cho việc trẻ 3 - 4 tuổi, trẻ 4-5 tuổi chủ yếu có vốn từ biểu danh. Tƣ duy logic và tƣ duy trừu tƣợng bắt đầu xuất hiện khi trẻ 5 tuổi, nó cho phép đứa trẻ lĩnh hội, tiếp nhận nhiều khái niệm: đồ dùng gia đình, động vật, thực vật, gia súc, gia cầm, giao thông, … khi vốn từ phong phú, chính xác còn giúp cho trẻ dễ phát triển khả năng định hướng trong không gian. Ở trẻ đã phát triển ba loại vốn từ sau:

- Vốn từ cơ bản với tần số xuất hiện cao nhất trong quá trình giao tiếp của trẻ. Do đó dạy trẻ phát triển ngôn ngữ là tập trung phát triển vốn từ cơ bản ở trẻ vì chỉ những thời điểm đó đứa trẻ mới giao tiếp tốt.

- Vốn từ chủ động là chủ thể hoạt động tích cực trong khi giao tiếp, ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo vốn từ chủ động ít hơn vốn từ thụ động.

- Vốn từ thụ động là vốn từ khi trẻ sử dụng chúng ta có thể hiểu nhƣng chưa biết cách ứng biến trong khi giao tiếp. Vì thế ở trường mầm non người giáo viên phải linh hoạt chuyển vốn từ thụ động sang vốn từ chủ động cho trẻ.

1.4.2.2. Đặc điểm về ngữ pháp

Giai đoạn mẫu giáo lớn là giai đoạn mà đặc điểm ngữ pháp của trẻ trong lời nói phát triển và thay đổi rõ rệt nhất.

Trẻ ở giai đoạn 3 - 4 tuổi, 4 - 5 tuổi có nhu cầu giao tiếp mạnh với thế giới xung quanh, trẻ không còn sử dụng các âm bập bẹ nữa mà đã bắt đầu kết hợp các từ. Những câu nói của trẻ luôn gắn với hình ảnh, ngữ cảnh và kết hợp thêm cử chỉ, điệu bộ, nét mặt biểu cảm.

Cấu trúc hạt nhân C - V là mô hình câu chủ yếu khi trẻ thể hiện lời nói.

Chủ ngữ luôn bắt đầu là danh từ, trẻ rất ít khi sử dụng một loại từ khác. Còn vị ngữ phổ biến là động từ, danh từ cũng ít xuất hiện, cũng có trường hợp vị ngữ là tính từ.

Câu nói trẻ dùng đã chính xác và dài hơn. Trẻ ít sử dụng câu cụt hơn.

Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ dùng từ trong câu vẫn chưa thật chính xác. Trẻ đã có khả năng kể một câu chuyện theo trình tự, logic và có thể kể lại một câu chuyện dài.

1.4.2.3. Phát triển lời nói mạch lạc

Bước sang độ tuổi thứ 6, trẻ có thể tự mình đặt ra các câu chuyện miêu tả hay theo một chủ đề chủ điểm nào đó cho trước theo tuần tự tương đối, rõ ràng nhƣng vẫn cần đến những mẫu lời nói của cô. Thời điểm này, ở trẻ đã phát triển kĩ năng nhận xét lời nói và cả những câu trẻ lời từ các bạn, trẻ có thể tự bổ sung, thêm bớt hay chỉnh sửa những câu trả lời đó. Và lúc này lời nói mạch lạc ở trẻ đã đạt đến trình độ khá cao.

1.4.2.4. Vận dụng được các câu, từ phức tạp

Trẻ 5 - 6 tuổi đã sử dụng tốt những loại câu cảm thán, nghi vấn, tường thuật để miêu tả các sự vật hiện tượng, sự việc, con người, … để mở rộng nhận thức về thế giới xung quanh, trẻ không ngừng đƣa ra hàng loạt câu hỏi với nhiều câu chữ đa dạng, dùng từ nối, từ đệm để làm phong phú thêm vốn từ của trẻ (tăng khoảng 1500 vốn từ), trẻ có thể phân loại phân biệt nhiều màu sắc, hình thể, thích đặt câu hỏi “vì sao”, “tại sao”, “ai đó”, … đồng thời trẻ cũng sử dụng ngôn ngữ nói để bày tỏ cảm xúc, ý kiến, suy nghĩ hay nhu cầu của mình cho mọi người hiểu.

Ví dụ: Con nhớ bà ngoại rất nhiều và mẹ con cũng nhớ bà ngoại nhiều hơn nữa.

Trẻ còn biết sử dụng lời nói để thảo luận, hội ý, trao đổi, chỉ dẫn, hợp tác cùng bạn chơi trong khi tham gia các hoạt động học tập, vui chơi hay kể chuyện về một sự việc, sự kiện, sự vật hiện tượng nào đó để người nghe hiểu rõ về chúng.

1.4.2.5. Sử dụng và diễn giải các biểu tượng, kí hiệu

Hầu hết trẻ ở độ tuổi này rất nghiêm túc muốn học hỏi và một số có thể học các cơ chế đọc viết nhanh hơn những đứa trẻ khác. Chúng thích tự mình đọc menu và gọi món, diễn giải các biển báo giao thông, tự viết danh sách các món đồ cần mua và tự viết tên lên nhãn tập hoặc các bức tranh do chúng vẽ.

Chúng có thể hình dung ra trong đầu những vấn đề đơn giản và có thể nắm bắt khái niệm cộng trừ, dù có thể chúng phải xòe tay ra đếm trước khi trả lời.

1.4.2.6. Trẻ đã biết lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp

Khi sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, lúc này trẻ đã biết kiên nhẫn chờ đến lƣợt trong giao tiếp, trò chuyện, thảo luận (không nói leo, không ngắt lời người khác); bé cũng biết hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói. Thậm chí bé đã biết cảm ơn, xin lỗi, xin phép, thƣa, vâng ạ kết hợp nét mặt, cử chỉ, điệu bộ đúng ngữ cảnh hoàn cảnh. Đôi lúc, bé sẽ làm bạn ngạc nhiên bởi cái cách cư xử như một người lớn thực sự của bé.

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)