Mô tả tiết dạy thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non (Trang 102 - 117)

CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO Ở TRƯỜNG MẦM NON

3.3. Mô tả tiết dạy thực nghiệm

GIÁO ÁN 1 1. Mục đích yêu cầu

- Cô: Vừa rồi các con đã thi đua kể chuyện “Sự tích bánh chưng, bánh giày” theo nội dung, tình tiết lời nói và hành động của các nhân vật. Cô sẽ mời vài bạn xung phong kể lại tên các nhân vật đó.

- Trẻ: Câu chuyện vừa rồi cô kể có vua cha, các hoàng tử, Bụt, Lang Liêu, vợ Lang Liêu, dân làng và dựng lại câu chuyện “Sự tích bánh chưng bánh giày”.

2. Hướng dẫn trẻ đóng kịch theo vai

2.1. Giáo viên hướng dẫn trẻ trao đổi, thảo luận, hội ý chọn vai theo nhóm nhỏ và quan sát sơ đồ tư duy dựa trên hệ thống câu hỏi:

- Cô: Có tất cả bao nhiêu nhân vật trong câu chuyện cô vừa kể?

- Trẻ: Trong truyện có vua cha, các hoàng tử, Bụt, Lang Liêu, vợ Lang Liêu, dân làng và người dẫn truyện.

- Cô: Chuyện gì đã xảy ra khi vua cha đƣa ra ý định vào lễ đầu năm?

- Trẻ: Vào ngày hội lớn đầu năm, ai tìm đƣợc của ngon vật lạ nhất đem đến tế trời, đất thì sẽ được nhường ngôi.

- Cô: Sau khi nhận đƣợc lệnh vua cha thì các hoàng tử đã làm những gì?

- Trẻ: Các hoàng tử đi khắp bốn phương: săn thú bắn chim, mò trai bắt cá, …

- Cô: Hoàng tử Lang Liêu có hành động nhƣ thế nào?

- Trẻ: Lang Liêu băn khoăn, lo lắng không biết tìm vật gì để dâng lên vua cha.

- Cô: Lang Liêu đã dùng nguyên liệu gì để gói bánh?

- Trẻ: Gạo nếp, lá dong, đỗ xanh, thịt lợn.

- Cô: Vua cha đã chọn lễ vật của ai để tế trời đất?

- Trẻ: của Lang Liêu

- Cô: Thế bánh hình tròn và bánh hình vuông đƣợc đặt tên nhƣ thế nào?

- Trẻ: Bánh hình tròn là bánh giày, bánh hình vuông là bánh chƣng.

- Cô: Vì sao vua cha truyền ngôi cho Lang Liêu?

- Trẻ: Vì bánh có vị ngon, hương lạ, có ý nghĩa sâu xa, là thứ quý nhất trong ngày hội đầu năm.

- Cô chia trẻ thành bốn nhóm, mỗi nhóm 7 - 8 trẻ, đƣa ra nhiệm vụ của mỗi nhóm tự trao đổi, hội ý, thảo luận để lựa chọn nhân vật, đồng thời khái quát lại truyện bằng sơ đồ tư duy. Giáo viên định hướng giúp trẻ hiểu: nằm ở trung tâm sơ đồ tƣ duy chính là tên truyện, những nhánh chính có nét đậm là làm nổi bật tình tiết, hành động các nhân vật, từ lúc vua cha đƣa ra ý nghĩ tìm lễ vật tế trời cho đến lúc Lang Liêu được nhường ngôi vua thông qua sơ đồ tư duy:

- Trẻ trao đổi cùng nhau dùng bút chì, đánh dấu theo trình tự tình tiết của câu chuyện vào sơ đồ tƣ duy.

- Giáo viên quan sát, hỗ trợ, giúp đỡ các nhóm đang gặp phải khó khăn, lúng túng lúng túng và nhắc nhở, chỉ dẫn các cháu lựa chọn, phát biểu, diễn đạt mạch lạc nhƣng ngắn gọn.

- Các nhóm sau khi trao đổi, sắp xếp đúng trình tự sơ đồ tƣ duy thì cử thành viên lên trước lớp kể lại truyện.

- Giáo viên bao quát, quan sát quá trình trẻ dựng lại truyện dưới hình thức đóng vai, các bé có thể sáng tạo thêm hành động, cử chỉ, điệu bộ, ngữ điệu của các nhân vật, tuy nhiên không nên thay đổi hết nội dung câu chuyện.

2.2. Tổ chức cho các nhóm thi đua dựng lại câu chuyện

- Cô: Cô vừa cho các con thời gian trao đổi, hội ý, thảo luận và lựa chọn vai diễn của các nhân vật trong câu chuyện thông qua sơ đồ tƣ duy, cô

quan sát và biểu dương các nhóm làm việc với nhau rất tốt. Các con nhớ là khi thể hiện lại câu chuyện dưới dạng đóng vai thì cần biết cách phối hợp cách hành động, giọng điệu, ngữ điệu sao cho nhịp nhàng, hài hòa với những tình tiết trong truyện, có nhƣ thế thì tác phẩm mới thêm sinh động, hấp dẫn và cuốn hút sự chú ý của người xem nhiều hơn. Cho đại diện nhóm lên thể hiện.

- Nhóm 1 và nhóm 2 lên trước lớp dựng lại câu chuyện.

* Nhóm 1: 7 trẻ cùng liên kết thể hiện lại câu chuyện (vừa kể chuyện vừa chỉ vào sơ đồ tƣ duy mà trẻ đã sắp xếp)

- Cô 2 (Người dẫn chuyện): Ngày xưa ở nước ta … cho vời đông đủ các con đến và bảo

- Trẻ 1(vua cha): Đến ngày hội lớn đầu năm, ai tìm đƣợc của ngon vật lạ nhất đem đến để tế trời, đất thì sẽ được nhường ngôi.

- Người dẫn chuyện: Các hoàng tử tỏa đi khắp bốn phương ….mò trai, bắt cá.

- Trẻ 2 (Lang Liêu): Đi qua đi lại băn khoăn, suy nghĩ, lo lắng không biết tìm vật gì để dâng lên vua cha.

- Cô 2 (Người dẫn chuyện): Một hôm, Khi đi thăm đồng …vừa mẩy, vừa thơm.

- Trẻ 2 (Lang Liêu): Vợ ơi! Lúa đã chín rồi, vợ mau gọi thêm bà con trong xóm ra gặt lúa và gánh về.

- Trẻ 3 (Vợ Lang Liêu): Bà con ơi! Lúa chín rồi, bà con ra giúp vợ chồng tôi gặt lúa và gánh về nhé!

- Trẻ 2 (Lang Liêu): Ta sẽ dùng gạo nếp trắng thơm để làm 2 thứ bánh:

một bánh tròn nhƣ hình bầu trời, một bánh hình vuông giống nhƣ hình mặt đất. Bánh thơm ngon lại ngụ ý tốt, nhất định được mọi người quý trọng, vua cha sẽ vui lòng.

- Cô 2 (Người dẫn chuyện): Sáng hôm sau

- Trẻ 2 (Lang Liêu): Ta nghĩ ra đƣợc cách làm hai thứ bánh rồi vợ ơi!

- Trẻ 3 (vợ Lang Liêu): Chàng đã nghĩ ra cách gì nói cho vợ nghe với.

- Trẻ 2 (Lang Liêu): Lấy gạo nếp vo kĩ, đồ xôi thật dẻo, cho vào cối giã mịn rồi nặn một thứ bánh hình tròn mịn màng và trong trẻo nhƣ bầu trời. Lấy lá dong gói gạo nếp sống làm một thứ bánh hình vuông có màu xanh cây cỏ, có những thứ hạt nuôi sống con người, giống như hình mặt đất, còn có đỗ xanh, thịt lợn làm nhân bánh

- Trẻ 4 (bà con): Để chúng tôi phụ giúp hoàng tử làm bánh nhé!

- Trẻ 5(bà con): Chúng tôi sẽ giúp hoàng tử thêm lửa và cùng đợi bánh chín.

- Người dẫn chuyện: Đúng ngày hội lớn, các hoàng tử mang của ngon, vật lạ …. cảm động.

- Trẻ 1 (vua cha): Cha rất vui mừng và cảm động khi Lang Liêu dâng hai thứ bánh trên để tế trời đất. Bây giờ các hoàng tử và quần thần cùng ta nếm thử bánh nào.

- Trẻ 6 (quần thần): Bánh rất ngon, hương vị lạ, béo, thơm lắm bệ hạ.

- Trẻ 1(vua cha): Những món ăn các hoàng tử dâng lên đều rất ngon nhƣng món ăn do Lang Liêu làm rất có ý nghĩa vì thế ta truyền ngôi lại cho Lang Liêu và ta đặt tên cho bánh hình tròn là bánh giày, bánh hình vuông là bánh chƣng.

Hình 2.4: Sơ đồ tƣ duy (Nhóm 1)

* Nhóm 2: 8 trẻ cùng dựng lại tình tiết câu chuyện kết hợp sử dụng các con rối để cùng thể hiện vai từng nhân vật)

- Cô 1 (Bắt đầu dẫn chuyện): Ngày xưa ở nước ta … cho vời đông đủ các con đến và bảo

- Trẻ 1 (vua cha): Đến ngày hội lớn đầu năm, ai tìm đƣợc của ngon vật lạ nhất đem đến để tế trời, đất thì sẽ được nhường ngôi.

- Cô 1 (Người dẫn chuyện): Các hoàng tử tỏa đi khắp bốn phương ….

mò trai, bắt cá.

- Trẻ 2 ( Lang Liêu): Vừa đi vừa để tay sau lƣng nhăn mặt suy nghĩ, lo lắng không biết tìm vật gì để dâng lên vua cha.

- Cô 1 (Người dẫn chuyện): Một hôm, khi đi thăm đồng … vừa mẩy,

vừa thơm.

- Trẻ 2 (Lang Liêu): Mình ơi! Ruộng lúa nếp đã chín rồi, mình mau gọi thêm bà con trong xóm ra gặt lúa về.

- Trẻ 3 (Vợ Lang Liêu): Mọi người ơi! Lúa nếp đã chín rồi, mọi người ra giúp gặt lúa và gánh về nhé!

- Trẻ 2 (Lang Liêu): Chúng ta sẽ dùng gạo nếp trắng thơm để làm 2 thứ bánh: một bánh tròn nhƣ hình bầu trời, một bánh hình vuông giống nhƣ hình mặt đất. Bánh thơm ngon lại ngụ ý tốt, nhất định được mọi người quý trọng, vua cha sẽ vui lòng.

- Cô 1 (Người dẫn chuyện): Sáng hôm sau

- Trẻ 2 (Lang Liêu): Có cách làm hai thứ bánh rồi mình à!

- Trẻ 3 (vợ Lang Liêu): Cách gì thế?

- Trẻ 2 (Lang Liêu): Chúng ta sẽ lấy gạo nếp vo kĩ, đồ xôi thật dẻo, cho vào cối giã mịn rồi nặn một thứ bánh hình tròn mịn màng và trong trẻo nhƣ bầu trời. Lấy lá dong gói gạo nếp sống làm một thứ bánh hình vuông có màu xanh cây cỏ, có những thứ hạt nuôi sống con người, giống như hình mặt đất, còn có đỗ xanh, thịt lợn làm nhân bánh

- Trẻ 4 (bà con): Để chúng tôi cùng giúp vợ chồng hoàng tử làm bánh nhé!

- Trẻ 5, 6 (bà con): Đúng rồi, mọi người sẽ châm thêm lửa và cùng ngồi đợi bánh chín.

- Cô 1 (Người dẫn chuyện): Đúng ngày hội lớn, các hoàng tử mang của ngon, vật lạ …. cảm động.

- Trẻ 1 (vua cha): Cha rất vui mừng và cảm động khi Lang Liêu dâng hai thứ bánh trên để tế trời đất. Bây giờ các hoàng tử và quần thần cùng ta nếm thử bánh nào.

- Trẻ 7, 8 (quần thần): Bánh rất ngon, hương vị lạ, béo, thơm lắm bệ hạ.

- Trẻ 1(vua cha): Những món ăn các hoàng tử dâng lên đều rất ngon nhƣng món ăn do Lang Liêu làm rất có ý nghĩa vì thế ta truyền ngôi lại cho Lang Liêu và ta đặt tên cho bánh hình tròn là bánh giày, bánh hình vuông là bánh chƣng.

Hình 2.5: Sơ đồ tƣ duy (Nhóm 2)

2.3. Đánh giá, nhận xét, trao đổi, thảo luận, bổ sung và hoàn thiện sơ đồ tƣ duy

- Cả cô và các cháu cùng trao đổi, hội ý, thảo luận, bổ sung để hoàn thiện sơ đồ tƣ duy về truyện.

- Trẻ đƣa ra ý kiến nhận xét.

- Giáo viên tổng kết, khái quát lại những tình tiết chính, nổi bật trong truyện qua sơ đồ tư duy đã chuẩn bị trước.

Hình 2.6: Sơ đồ tƣ duy hoàn chỉnh

2.4. Bình chọn nhóm dựng lại truyện hay và đánh giá cách trình bày của mỗi nhóm

- Giáo viên: Khích lệ, động viên trẻ lựa chọn, bình bầu ra nhóm thể hiện tác phẩm thu hút, hấp dẫn hơn.

- Trẻ trao đổi, thảo luận chọn nhóm.

- Cô tuyên dương, khen thưởng và tặng quà cho trẻ.

3. Nhận xét, dặn dò cuối giờ học

- Cô: Các con học tập đƣợc những gì qua câu chuyện vừa nghe?

- Trẻ: Bánh hình tròn là bánh giày, bánh hình vuông là bánh chƣng. Là hai loại bánh không thể thiếu vào ngày Tết.

- Cô nhận xét giờ dạy, nhắc nhở, gợi ý với trẻ về kể lại câu chuyện cho gia đình cùng nghe.

GIÁO ÁN 2 1. Mục đích yêu cầu

Các con đã nghe cô kể câu chuyện “Hai anh em” Bây giờ các con nhìn vào màn hình trên các slide và lựa chọn các bức tranh theo trình tự, tình tiết trong câu chuyện. Rồi sau đó các con lên diễn đạt lại câu chuyện nhé!

2. Hướng dẫn trẻ quan sát sơ đồ tư duy và thực hiện theo yêu cầu của

- Quan sát tranh minh họa, ghi nhớ tất cả hành động, cử chỉ, ngữ điệu mà cô thực hiện.

- Nhớ lại để có thể sắp xếp đúng thứ tự, tình tiết câu chuyện cô đã kể.

+ Cô: Có bao nhiêu bức tranh trên màn hình? (cô dùng máy chiếu, chiếu hình ảnh minh họa nội dung câu chuyện)

+ Trẻ: Tất cả có 7 tranh minh họa

+ Cô: Các con cùng tri giác, quan sát rồi miêu tả tình tiết thể hiện trong tranh.

+ Thực hiện theo yêu cầu của cô theo mỗi bức tranh cô chiếu:

 Tranh 1: Anh chăm chỉ lao động, em lười nhác suốt ngày rong chơi.

 Tranh 2: Hai anh em lên đường đi tìm việc làm.

 Tranh 3: Người anh giúp đỡ mọi người gặt lúa, hái bông và chăm sóc ruộng bí ngô.

 Tranh 4: Cụ già tặng người anh quả bí ngô to và người anh dùng dao bổ quả bí ngô ra.

 Tranh 5: Người em từ chối giúp đỡ những người đang lao động: đồng lúa, ruộng bông, ruộng bí ngô.

 Tranh 6: Người em đói khát, rách rưới đến xin cụ già quả bí ngô và khi bổ ra bên trong toàn là đất.

 Tranh 7: Hai anh em lao động vui vẻ bên nhau.

+ Cô: Các con cố gắng nhớ nội dung câu chuyện và sắp xếp tranh theo đúng trình tự nha!

+ Trẻ: thứ tự đúng của các bức tranh nhƣ sau 4, 2, 7, 3, 5, 6, 1 + Cô: Đánh giá và đƣa ra câu trả lời chính xác.

+ Cô: Bây giờ có bé nào xung phong lên kể câu chuyện “Hai anh em”

cho cả lớp cùng nghe không?

- Trẻ: Xung phong kể chuyện.

Gợi ý trẻ cách quan sát sơ đồ tư duy, biết cách tóm tắt truyện dựa trên các bức tranh trẻ vừa sắp xếp

Giáo viên: Cô sẽ gợi ý, hướng dẫn các cháu cách tri giác những hình ảnh SĐTD minh họa nhằm giúp các cháu nhớ lại tình tiết, nội dung chính trong truyện và sắp xếp chúng đúng trình tự nhé! Cô định hướng giúp trẻ hiểu: nằm ở trung tâm sơ đồ tƣ duy chính là tên truyện “Hai anh em”, những nhánh chính có nét đậm là làm nổi bật tình tiết, hành động các nhân vật.

- Cô chia cho trẻ các bức tranh minh họa đã được chuẩn bị trước đó để các tổ thi đua dán vào nhánh SĐTD.

- Trẻ trao đổi, hội ý, thỏa thuận với nhau về cách sử dụng bút viết màu để nối các nhánh, tập trung dán các tranh minh họa tình tiết của câu chuyện vào SĐTD. Các thành viên trong tổ lần lƣợt luyện tập kể lại truyện thông qua SĐTD vừa hoàn thành.

- Cô quan sát, hướng dẫn, trợ giúp các tổ gặp phải khó khăn, lúng túng chƣa nối đƣợc các điểm nối.

Các tổ thi đua kể lại truyện thông qua sơ đồ tư duy đã hoàn thành Giáo viên: Mỗi tổ cử bạn đại diện lên trước lớp nhìn vào SĐTD và kể lại truyện. Cô động viên, khuyến khích trẻ sử dụng nhiều hình thức khác nhau khi kể chuyện: nhìn tranh kể ngắn gọn, xúc tích; kể mạch lạc thêm một vài yếu tố sáng tạo; giữ nguyên tác phẩm, …

Trẻ: Dựa vào SĐTD đã hoàn thành, cử đại diện lên thi đua kể lại câu chuyện.

Tổ 1: ( 9 bé chia nhau kể lại các tình tiết trong câu chuyện)

+ Trẻ 1: Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em mồ côi cha mẹ. Người anh chăm chỉ lao động, còn người em lười nhác suốt ngày rong chơi.

+ Trẻ 2: Một hôm, người anh nói với em “Nếu chúng mình không chịu khó làm việc thì chẳng bao lâu nữa mình sẽ đói khổ. Vì vậy, ngày mai mỗi người phải đi một nơi để kiếm việc làm, khi nào đời sống khá giả, ta sẽ quay về gặp nhau”. Người em vâng lời.

+ Trẻ 3: Sáng hôm sau, hai anh em lên đường. Đi được 1 quãng, người anh thấy một cánh đồng lúa đang chín rộ, anh liền xuống gặt giúp những người thợ gặt và được họ biếu một ít lúa. Anh mang lúa đổi gạo làm lương ăn đường.

+ Trẻ 4: Đi một quãng đường nữa, anh gặp cánh đồng bông trắng xóa, anh liền xuống hái giúp. Hái xong anh đƣợc tặng một ít bông. Anh đem bông đổi quần áo để mặc. Đi tiếp 1 quãng nữa anh gặp một cụ già tóc trắng nhƣ cước, da đỏ như quả bồ quân. Cụ già nói “Ta có ruộng bí ngô khô héo, ta muốn nhờ con chăm sóc cho nó ra hoa, đậu quả”.

+ Trẻ 5: Người anh nhận lời và chăm chỉ xách nước tưới cho ruộng bí ngô. Bí ngô dần dần tươi tốt trở lại, rồi ra hoa, đậu quả. Một hôm, anh đang xách nước tưới cho bí ngô thì cụ già tới và nói “Con đã vất vả cứu sống và chăm sóc ruộng bí ngô. Để trả công cho con, ta tặng con một quả bí to nhất”.

Nói xong cụ già biến mất.

+ Trẻ 6: Người anh ngạc nhiên và lấy dao bổ quả bí ra xem thử thì thấy trong ruột bí ngô toàn vàng là vàng. Biết đã được tiên thưởng cho mình, người anh thu nhặt số vàng rồi trở về nhà.

+ Trẻ 7: Còn người em từ lúc ra đi cũng gặp đồng lúa, ruộng bông đang

chín rộ, gặp cụ già có ruộng bí ngô đang chết khát và mọi người nhờ giúp đỡ.

Nhưng người em đều từ chối, vì vậy ai cũng chê người em là “đồ lười biếng

+ Trẻ 8: Người em chẳng chịu là việc gì nên bị đói khát, rách rưới, phải đến xin cụ già một quả bí ngô ăn tạm. Cụ già cho người em quả bí xấu xí nhất, khi bổ ra thì trong ruột toàn là đất. Người em xấu hổ không dám quay về gặp anh nữa.

+ Trẻ 9: Chờ mãi không thấy em về, người anh đi tìm và đưa em về nhà, cho em ăn uống. Sau đó, người em kể cho anh nghe việc mình không chịu gặt lúa, hái bông, không chăm sóc ruộng bí ngô. Nghe xong người anh bảo “Tại em lười biếng không chịu làm việc nên suýt nữa bị chết đói đấy!”.

Từ đó người em chăm chỉ lao động, hai anh em sống với nhau rất hạnh phúc và sung sướng.

Hình 2.7: Sơ đồ tƣ duy tổ 1

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non (Trang 102 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)