CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO Ở TRƯỜNG MẦM NON
3.5. Nhận xét kết quả thực nghiệm
So sánh kết quả dạy thực nghiệm và cách dạy hiện tại của các GV tại trường mầm non đang thực hiện, qua khảo sát chúng tôi có một số nhận xét và kết luận:
- GV tiếp nhận, cập nhật khá tốt cách thiết kế giáo án thực nghiệm và có nhiều khả năng vận dụng các SĐTD vào hoạt động dạy kể chuyện sáng tạo cho trẻ, đồng thời các GV cũng chú trọng đến đặc điểm của các cháu dựa trên từng đơn vị, địa phương. Vì thế thực hiện thành công thiết kế trên. Điều này giúp chúng tôi thấy được nếu như thiết kế, hướng dẫn càng chi tiết giáo án giảng dạy thì càng dễ dàng và thuận lợi cho người GV đứng lớp.
- Vì đã trao đổi, hướng dẫn với GV và trẻ cách sử dụng SĐTD trước đó cho nên khi bắt đầu tổ chức hoạt động kể chuyện các cháu không gặp phải khó khăn, lúng túng trong quá trình luyện tập sắp xếp sơ đồ. Hệ thống câu hỏi gợi ý, định hướng của cô giáo giúp đỡ trẻ rất hiệu quả trong khi lựa chọn sơ đồ, các bé tự tin, mạnh dạn hơn khi diễn đạt lại câu chuyện. Nhiệm vụ mà GV thiết kế và giao cho trẻ thực hiện luôn khơi gợi, đặt các bé vào trạng thái sẵn sàng hoàn thành, giúp trẻ tăng cường phát huy khả năng linh hoạt, sáng tạo, tích cực hoạt động tƣ duy để khám phá, trải nghiệm. Trong các hoạt động của tổ, nhóm trẻ có nhiều cơ hội, thời gian, điều kiện trao đổi với nhau, chủ động nói ra suy nghĩ ý kiến của mình,… làm cho không khí giờ học hào hứng, sôi nổi và đạt hiệu quả tốt.
- Kết quả thực nghiệm cho chúng ta thấy kể chuyện thông qua sử dụng SĐTD giúp trẻ rèn luyện kĩ năng kể chuyện tốt, đáp ứng đƣợc mục tiêu, yêu cầu khi dạy kể chuyện mà chương trình đã đề ra. Sử dụng SĐTD giúp trẻ phát triển mạnh khả năng tưởng tượng, phát huy tích cực tư duy, chọn lọc được nhiều từ ngữ diễn đạt mạch lạc. Tuy nhiên, để giúp các cháu tạo thành thói quen sử dụng SĐTD thì người GV nên tạo ra nhiều cơ hội, điều kiện cho các bé trải nghiệm, thể hiện ý tưởng, suy nghĩ của bản thân lên sơ đồ, kết hợp sử dụng SĐTD vào trong tất cả các môn học và hoạt động mà trẻ tham gia.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Cả chương 3 của luận văn chúng tôi miêu tả hoạt động thực nghiệm để kiểm tra, đánh giá tính khả thi của các biện pháp đƣa ra trong đề tài về thực tiễn dạy học.
Các quá trình tổ chức thực nghiệm đều được tiến hành ở trường mầm non Tuổi Thơ và 1/6, từ kết quả thu đƣợc dựa trên thực nghiệm đã cho thấy hiệu quả thông qua sử dụng sơ đồ tƣ duy mang lại khi tổ chức hoạt động kể chuyện sáng tạo. Tiết học hứng thú, nhẹ nhàng, thu hút nhiều trẻ tích cực tham gia trao đổi, thảo luận, xung phong lên trước lớp kể chuyện, chủ động sáng tạo đoạn kết của câu chuyện khi đƣợc lên kể lại, …Điều đó càng chứng minh rằng sử dụng SĐTD vào hoạt động kể chuyện sáng tạo cho trẻ có tính hiệu quả tốt.
Ngôn ngữ của trẻ phát triển càng tốt thì càng giúp các cháu nhận thức, giao tiếp, tích lũy kinh nghiệm tốt góp phần không nhỏ để hình thành, phát triển nhân cách toàn diện ở trẻ. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong hoạt động giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận nhiều hình thức vận động khác nhau, phát triển mạnh tƣ duy, trí nhớ, khả năng cảm thụ thẩm mĩ và quan trọng hơn hết nó là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ nằm trong chương trình giáo dục toàn diện trẻ, tạo tiền đề để trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Sơ đồ tư duy là phương pháp kết nối mang tính đồ họa có tác dụng lưu giữ, xếp xác lập ƣu tiên loại thông tin, cách sử dụng từ khóa hay hình ảnh gợi nhớ nhằm làm bật lên kí ức cụ thể phát sinh ý tưởng sáng tạo. Thông qua sử dụng SĐTD trong hoạt động kể chuyện sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi sẽ dần hình thành ở trẻ tƣ duy mạch lạc, nắm rõ cốt truyện, nâng cao khả năng khái quát hóa vấn đề, hiểu sâu, hiểu lâu ý nghĩa của các tác phẩm. Bên cạnh đó cùng rèn luyện ở các cháu kĩ năng diễn đạt trước đám đông, dùng cách nói rành mạch, lưu loát, phát huy sự tự tin, mạnh dạn.
Giai đoạn 5 - 6 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển rất nhanh vừa về thể chất và cả tinh thần, trẻ tiếp thu, học hỏi, tìm tòi nhiều điều hay, điều tốt đẹp từ người lớn đồng thời trẻ cũng tiếp nhận rất nhanh những điều không hay, không tốt đẹp, không chọn lọc. Do đó, giáo viên mà nhất là các cô giáo mầm non là những người đầu tiên truyền đạt, dạy dỗ cho trẻ các từ ngữ hay và có khoa học để bổ sung, làm giàu vốn từ để trẻ tự tin thể hiện bản thân mình.Với độ tuổi 5 - 6, giai đoạn trẻ chuẩn bị vào học lớp 1 thì nhiệm vụ quan trọng của giáo viên là giúp các cháu phát triển tốt ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ mạch lạc.
Để thực hiện nhiệm vụ này cần cho trẻ tích cực trao đổi, nói chuyện, đàm thoại qua nhiều hoạt động: kể lại chuyện sáng tạo, kể chuyện kết hợp tranh minh họa, … việc tổ chức môi trường hoạt động phong phú cho trẻ là vô cùng cần thiết. Cùng với các nhiệm vụ trên, một nhiệm vụ không thể thiếu khi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ là luyện tập, hình thành ở trẻ ý thức học tập sự ham thích đến trường. Bởi lẽ các cháu được chuẩn bị tốt về kiến thức, kĩ năng và tâm thế là điều quan trọng nhất để bước chân vào một hình thức học tập mới.
Trong luận văn này chúng ta tập trung khảo sát thực trạng trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua sử dụng sơ đồ tư duy vào hoạt động kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay tại các trường mầm non đa số giáo viên không thường xuyên tổ chức hoạt động kể chuyện sáng tạo thông qua sử dụng sơ đồ tƣ duy mà chỉ có một số ít giáo viên thỉnh thoảng sử dụng sơ đồ tƣ duy vào hoạt động kể chuyện sáng tạo nhƣ một dạng tích hợp, lồng ghép vào các hoạt động học khác nhằm tạo sự đa dạng trong các hoạt động vì thế phát triển vốn từ cho trẻ không còn là mục đích chính nữa.
Thực nghiệm sư phạm bước đầu đã kiểm nghiệm tốt tính khả thi của luận văn nghiên cứu, chúng ta nhận thấy đƣợc thông qua sử dụng sơ đồ tƣ duy trong hoạt động kể chuyện sáng tạo ở trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non là có hiệu quả, đạt đƣợc các kết quả nhất định đối với sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
Đề tài thành công sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với các giáo viên giảng dạy tại các trường mầm non.
Với các kinh nghiệm trên, chúng tôi sẽ tiếp tục vận dụng, đầu tƣ thêm để vận dụng tích cực, hiệu quả vào công tác giảng dạy. Chúng tôi mong muốn nhận đƣợc ý kiến góp ý của các thầy cô để bản thân tích lũy thêm những kinh nghiệm quí báu hơn trong công tác giảng dạy của mình.
2. Khuyến nghị
Tại các trường mầm non cần tăng cường vận dụng sơ đồ tư duy vào trong hoạt động kể chuyện sáng tạo và tích hợp các môn học khác, thay thế những hình thức, phương pháp dạy học hiện nay để giúp trẻ phát triển tốt hơn về ngôn ngữ mạch lạc, làm tăng khả năng mạnh dạn, tự tin khi đứng trước tập thể ở trẻ và phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, tƣ duy sáng tạo ở trẻ.
Giáo viên nên sử dụng sơ đồ tƣ duy đúng thời điểm, hợp lí để tránh gây sự nhàm chán, lặp lại và khó khăn đối với trẻ khi tổ chức cũng nhƣ tham gia các hoạt động.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Thanh Âm (1997), Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ em, Nxb Đại học Sƣ phạm.
2. Đào Thanh Âm (2006), Giáo dục học Mầm non, tập 1, 2, Nxb Đại học Sƣ phạm.
3. Trần Thị Bình – Nguyễn Mỹ Duyên – Trần Thị Thanh Mai – Chu Thị Bích Ngọc – Nguyễn Thị Thu Trang (2014), Giáo án mầm non chọn lọc của giáo viên giỏi toàn quốc, Nxb Giáo dục Việt Nam.
4. Trần Đình Châu – Đặng Thị Thu Thủy (2011), Dạy tốt – học tốt tiểu học bằng Bản đồ tư duy, Nxb Giáo dục Việt Nam.
5. Đinh Phương Duy (2012),Tâm lí học, Nxb Giáo dục Việt Nam.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chương trình giáo dục mầm non, Nxb Giáo dục.
7. E.I.Chikhieva (2001), Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em, Nxb Giáo dục
8. Hà Thị Kim Giang (1998), Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Hà Thị Kim Giang (2002), Truyện cổ tích trong mắt trẻ thơ, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
10. Nguyễn Kim Giang (2012), Phương pháp đọc diễn cảm, Nxb Đại học Sƣ phạm.
11. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2007), Tìm hiểu về giáo dục mầm non và nhiệm vụ quản lí nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
12. TS.Trần Nguyễn Nguyên Hân (2017), Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mầm non, Nxb Văn hóa – Văn nghệ.
13. Dương Thị Diệu Hoa (2008), Giáo trình Tâm lí học phát triển, Nxb Đại học Sƣ phạm.
14. Nguyễn Thị Hòa (2011), Giáo trình Giáo dục mầm non, Nxb Đại học Sƣ phạm.
15. Hoàng Đức Huy (2010), Sơ đồ tư duy đổi mới dạy học, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM.
16. Nguyễn Xuân Khoa (2003), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb Đại học Sƣ phạm.
17. Nguyễn Xuân Khoa (2003), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, Nxb Đại học Sƣ phạm
18. Nguyễn Xuân Khoa (2006), Tiếng Việt giáo trình đào tạo giáo viên mầm non tập 1,2, Nxb Đại học Sƣ phạm.
19. Lưu Thị Lan (1996), Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 1 đến 6 tuổi, Nxb Giáo dục.
20. Nguyễn Thị Mai Linh (2013), Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo (3- 6 tuổi), Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học, ĐHQG Hà Nội.
21. Lã Thị Bắc Lý (2009), Giáo dục học mầm non, Nxb Giáo dục.
22. Lã Thị Bắc Lý (2012), Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non, Nxb Đại học Sƣ phạm.
23. Lã Thị Bắc Lý – Lê Thị Ánh Tuyết (2014), Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, Nxb Giáo dục.
24. L.X.Vƣgotxki (1997), Tuyển tập tâm lí học, Nxb ĐHQG Hà Nội.
25. L.X.Vƣgotxki (1997), Tư duy và ngôn ngữ, Tài liệu dịch, Nxb ĐHQG Hà Nội.
26. Trần Thị Mai – Đinh Hồng Thái (2014), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, Nxb Giáo dục.
27. Nguyễn Thị Phương Nga (2006), Giáo trình phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, Nxb Giáo dục.
28. Hoàng Thị Oanh – Phạm Thị Việt – Nguyễn Kim Đức (2000), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, Nxb ĐHQG Hà Nội.
29. Ngô Thị Thái Sơn (2006), Phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm văn học, Nxb Giáo dục.
30. Đinh Hồng Thái (2007), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, Nxb Giáo dục.
31. Đinh Hồng Thái – Phạm Thị Mai (2014), Phương pháp phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam.
32. Nguyễn Bích Thủy – Nguyễn Thị Anh Thƣ (2005), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non từ lọt lòng đến 6 tuổi, Nxb Hà Nội.
33. Tony&Barry Buzan, The mind map book (2008), Sơ đồ tư duy, Nxb Tổng hợp TP. HCM (bản dịch của Lê Huy Lâm).
34. Tony&Barry Buzan, How to mind map (2013), Lập bản đồ tư duy, Nxb Hồng Đức (bản dịch của Phạm Thế Anh).
35. Cao Đức Tiến (1994), Giáo trình phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học, Nxb Giáo dục.
36. Nguyễn Ánh Tuyết (2000), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb Đại học Sƣ phạm.
37. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) – Nguyễn Thị Nhƣ Mai – Đinh Thị Kim Thoa (2011), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non (từ lọt lòng đến 6 tuổi), Nxb Đại học Sƣ phạm.
38. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2006), Giáo dục mầm non lí luận và thực tiễn, Nxb Đại học Sƣ phạm.
39. Lê Thị Ánh Tuyết – Trần Thị Ngọc Trâm – Lê Thu Hương (2017), Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi theo nội dung chương trình mầm non mới, Nxb Giáo dục.
40. Trần Thị Trọng – Phạm Thị Sửu (đồng chủ biên) (2007), Tuyển tập trò chơi, bài hát, thơ, truyện mẫu giáo 5 – 6 tuổi, Nxb Giáo dục.
41. Trần Thị Hoàng Yến (2008), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trường Đại học Trà Vinh.