Những biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non (Trang 54 - 76)

CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO Ở TRƯỜNG MẦM NON

2.1. Những biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non

Chúng ta hiểu rằng mục đích khi cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học trong và ngoài chương trình nhằm mở rộng và phát triển vốn hiểu biết, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, đặc biệt hơn cả là giúp trẻ tích lũy, lĩnh hội những kĩ năng, kinh nghiệm sống cho bản thân trẻ. Trong quá trình trẻ tiếp xúc với những tác phẩm văn học chúng ta không chỉ chú trọng, nhấn mạnh về nội dung các bài thơ, câu chuyện mà còn cung cấp nhiều vốn từ cả về chiều rộng lẫn chiều đa năng cho trẻ. Ngoài ra chúng ta cũng phải giúp trẻ phát huy tính tích hóa về vốn từ ở trẻ đây chính là vấn đề quan trọng nhất giúp trẻ tham gia tích cực khi giao tiếp.

Ví dụ: Khi kể câu chuyện “Chú dê đen” cho trẻ nghe thì chúng tôi đã chú trọng giúp cho trẻ phát triển thiên về vốn từ và khả năng nhận thức tác phẩm bằng cách đƣa ra hệ thống câu hỏi:

- Con thử đoán xem chú dê đen có sừng bằng kim cương thật không?

- Vì sao mà chó sói lại sợ dê đen?

Hoặc trong phần củng cố chúng tôi cho trẻ luyện tập kể lại truyện vài lần để trẻ chú ý nhớ nội dung tốt hơn.

Văn học giúp trẻ tích lũy nhiều vốn kinh nghiệm, vốn sống. Vốn kinh nghiệm, vốn sống của trẻ càng đa dạng, phong phú thì vốn từ của trẻ càng

tăng nhanh và phong phú hơn. Đây là một trong nhiều vấn đề chúng tôi đã áp dụng khi cho trẻ tiếp xúc các tác phẩm văn học và nhận thấy đƣợc các cháu phát triển từ ngữ, câu chữ rất hiệu quả thông qua “sử dụng nguyên tắc vừa sức trong nguyên tắc tích cực hóa của trẻ”, đồng thời kết hợp sử dụng đa dạng các loại câu hỏi cho thích hợp với nguyên tắc vừa sức, tích cực của trẻ.

Ví dụ: Đặt các câu hỏi mang tính nhận biết đối tƣợng (là những câu hỏi bắt buộc để trẻ nhận biết sự việc xảy ra trong câu chuyện, tên nhân vật, ... nhƣ

“Bác gấu đen đang đi đâu? Ai đã đến gặp bạn thỏ trắng?...”)

Nhƣng nếu chỉ sử dụng những câu hỏi nhƣ vậy thì chƣa nâng cao nhận thức hiểu biết của trẻ, vì vậy câu hỏi tôi đặt ra phải có tính nâng cao

Ví dụ:

- Tại sao con biết câu chuyện xảy ra vào mùa thu?

- Vì sao bác gấu lại phải đến nhà bạn thỏ trắng khi trời còn mƣa rất to?

- Theo con, còn những nhân vật nào khác nữa có trong câu chuyện? (sau khi các trẻ đã liệt kê các nhân vật nhƣng vẫn còn thiếu)

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng luôn chú ý về cách đặt hệ thống câu hỏi nhằm giúp các cháu vận dụng tốt những kinh nghiệm mà trẻ có.

Ví dụ:

- Bạn thỏ trắng trong câu chuyện đƣợc miêu tả ra sao?

- Theo con bạn thỏ trắng là nhân vật nhƣ thế nào?

Hay nhƣ trong câu chuyện “Tích Chu

- Nếu là con thì khi bà bị ốm con sẽ làm gì?

- Con thử tưởng tượng nếu con là Tích Chu thì khi đi tìm nước cho bà con sẽ gặp những điều gì?,...

Bên cạnh đó chúng tôi luôn quan tâm đến việc đặt một số câu hỏi giải thích, phỏng đoán, suy luận thông qua hình ảnh sơ đồ mà cô đã chuẩn bị trước cho trẻ lên gắn hình ảnh sau mỗi câu trả lời.

Ví dụ: Trong câu chuyện “Thi hát

+ Chúng ta nên đặt tên cho cuộc thi là gì thì đƣợc?

+ Theo các con những ai có thể tham gia vào cuộc thi?

+ Các con hãy suy nghĩ và cho cô biết loài vật nhận đƣợc thông báo có biểu hiện nhƣ thế nào?

+ Các bé thử đoán xem sau cuộc thi ai là người sẽ dành chiến thắng?

+ Vì sao có người lấy cắp phần thưởng?

Bao giờ cũng vậy, khi thiết kế hoạt động cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học, chúng tôi luôn chú ý bước tiếp theo là giúp trẻ kể lại tác phẩm đó mạch lạc kết hợp cử chỉ điệu bộ và nét mặt. Không phải kể lại toàn bộ câu chuyện mà tôi chỉ chọn một vài tình tiết tiêu biểu nhất để cho trẻ kể lại truyện.

Đây cũng là khâu rất quan trọng giúp trẻ phát huy tích cực ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc.

Ví dụ: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SỐ 3 “Ba cô gái”

Tiết học: Kể chuyện

Người soạn: Huỳnh Thị Xuân Kiều Người dạy: Võ Thị Kiều Trinh Tên bài: Ba cô gái – Lớp lá 3, tuần 8 I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ nhớ tên truyện, hiểu ý nghĩa, nắm bắt đƣợc nội dung câu chuyện

“Ba cô gái”.

- Nhớ và kể hết tất cả tên các nhân vật, diễn tả đƣợc tình tiết chính của câu chuyện “Ba cô gái”.

2. Kĩ năng

- Tập trung phát triển ở trẻ khả năng ghi nhớ có chủ định, kĩ năng nghe và diễn đạt ngôn ngữ.

- Rèn luyện kĩ năng chú ý quan sát, tri giác, thể hiện ngôn ngữ rõ ràng và mạch lạc.

- Biết nói lên ý kiến nhận xét, đánh giá phẩm chất các nhân vật: cô Cả và cô Hai dửng dƣng, ít cảm xúc, không quan tâm đến mẹ; cô Út thật thà, chăm chỉ, dễ mến, có lòng thương người biết quan tâm, lo lắng và yêu thương mẹ.

- Hát kết hợp vận động nhịp nhàng bài hát “Tổ ấm gia đình”

3. Thái độ

- Trẻ biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc, hiểu biết.

- Làm nhiều việc tốt để mọi người được yêu mến, có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng, đồ chơi:

- Nhạc đệm bài hát “Tổ ấm gia đình; Ngọn nến lung linh”

- Bài soạn điện tử các slide truyện “Ba cô gái”

- Dự kiến hệ thống câu hỏi trước cho trẻ trả lời.

2. Không gian, địa điểm tổ chức hoạt động Tiến hành tiết dạy trong phòng học.

III. Tiến trình Thời

gian

Nội dung các hoạt động

Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động tương ứng

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 10’ 1. Xác định mục

đích yêu cầu.

Hướng dẫn, gợi ý giúp trẻ phát huy trí nhớ để có thể kể từng nội dung các đoạn trong truyện

“Ba cô gái” với không khí phấn khởi, hào hứng.

2. Định hướng, dẫn dắt cho trẻ tự tin, mạnh dạn thể hiện truyện.

- Giáo viên hướng dẫn trẻ trao đổi, thảo luận theo nhóm và lựa chọn hình ảnh sơ đồ tƣ duy qua hệ

1. Hoạt động 1:

Ổn định, tổ chức, giới thiệu bài Hát bài hát “Tổ ấm

gia đình

Mỗi người chúng ta đều có một gia đình, mọi người sống chung dưới một mái nhà và rất yêu thương nhau.

- Các cháu có kính trọng, yêu thương, giúp đỡ và chăm sóc ba mẹ của mình không?

- Thế khi mẹ bị ốm các con có thể làm gì phụ giúp mẹ nè?

Thuở xa xƣa, có một người mẹ đã hạ sinh lần lƣợt ba cô con gái. Bà

- Lớp hát theo cô

- Trẻ trả lời

2 - 3 trẻ trả lời

thống câu hỏi:

+ Cả ba người con gái lớn lên xinh đẹp là nhờ có bàn tay chăm sóc của ai?

+ Sóc đến nhà người con nào trước để báo tin mẹ ốm?

+ Sau khi đƣợc tin mẹ ốm ba cô gái có về thăm mẹ ngay không các con?

+ Cô Cả và cô Hai đang bận làm gì mà không về thăm mẹ đƣợc?

+ Sóc tức giận đã biến hai cô thành những con vật nào?

vô cùng yêu thương những cô con gái của mình, để biết các cô con gái có thể hiện lòng hiếu thảo, yêu thương của mình với người mẹ nhiều hay ít thì hôm nay cô sẽ giới thiệu đến các bé tác phẩm “Ba cô gái”, các con chú ý lắng nghe nha!

Lần 1: Cô kể chuyện không sử dụng trực quan, chỉ kết hợp hành động, nét mặt và ngữ điệu.

- Câu chuyện cô vừa kể có tên gọi là gì?

Lần 2: Cô kể chuyện kèm hình ảnh minh họa trên máy tính đã chuẩn bị trước.

- Trẻ trả lời

5’ 2. Hoạt động 2:

Trò chuyện - Đàm thoại Các con vừa lắng nghe

cô kể câu chuyện gì vậy?

Truyện “Ba cô gái”

- Thế trong truyện có những nhân vật nào nhỉ?

- Thƣa cô, trong câu chuyện gồm các nhân vật sau đây: cô Cả, cô Hai, cô Út, người mẹ và bạn Sóc.

- Ba cô gái lớn lên xinh đẹp là nhờ có bàn tay chăm sóc của ai vậy các con?

- Các con thấy tình cảm của người mẹ thể hiện nhƣ thế nào?

Kể trích dẫn: “Ngày xửa ngày xưa, có một bà mẹ sinh được ba cô con gái … bà không hề phàn nàn”.

- Khi người mẹ bị ốm đã nhờ nhân vật nào đƣa thƣ gọi các con về?

Trích dẫn: “Sóc con

… thăm ta ngay Sóc nhé!”.

- Sau khi đƣợc tin mẹ ốm ba cô gái có vội vã

- Dạ là do bàn tay của người mẹ ạ.

- Chăm sóc, yêu thương, lo lắng không quản khó khăn, vất vả.

- Nhờ bạn Sóc đi báo tin.

- Dạ chị Cả và chị Hai không về thăm

chạy về thăm và chăm sóc mẹ ngay không các con?

- Tại sao cô Cả không về thăm mẹ liền lúc đó?

Điều gì đã xảy ra với chị Cả?

Trích dẫn:“Thật à Sóc

…biến thành con rùa bò ra khỏi nhà”.

- Còn chị Hai đã là gì vậy các con? Điều gì dã đến với chị Hai?

Trích dẫn:“Thật ư Sóc

… biến thành con nhện”

- Vậy khi biết tin thì cô Út đã có hành động nhƣ thế nào?

Trích dẫn:“Nghe xong cô Út hoảng hốt chạy về thăm mẹ ngay”

- Ai nói cho cô biết vì sao chị Út lại vội vàng về thăm mẹ nhƣ thế?

- Trong ba cô gái, con yêu quí ai nhất?

mẹ, chỉ có cô Út về thôi.

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Chạy nhanh về thăm mẹ.

- Vì chị Út thương mẹ

- Chị Út

Giáo dục: Cha mẹ là người đã sinh ra và nuôi dạy chúng ta nên người.

Vì vậy, chúng ta phải hiếu thảo, kính yêu, chăm sóc cha mẹ thật nhiều nhé. Các con cùng học tập tấm gương của chị Út để trở thành người tốt, nếu làm được nhiều điều tốt thì sẽ được mọi người yêu mến và có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. Các con hãy giúp đỡ cha mẹ những công việc vừa sức của mình, cố gắng học thật giỏi để trở thành con ngoan trò giỏi nghen.

- Trẻ chú ý lắng nghe.

10’ - Chia thành các tổ thi đua lên kể lại từng đoạn truyện dựa vào sơ đồ tƣ duy

3. Hoạt động 3: Kể chuyện lần 3 (Trẻ kể trích đoạn theo lời thoại của nhân vật)

- Cô đóng vai trò dẫn truyện, các tổ lần lƣợt lên trình bày, thể hiện vai các nhân vật theo tình tiết trong câu

- Trẻ thể hiện lời thoại, ngữ điệu, cử chỉ các nhân vật của mình đảm nhận.

chuyện.

Kết thúc truyện

- Con thử nghĩ xem, nếu cô Út không về thăm mẹ thì chuyện gì sẽ xảy ra?

- Các con nghĩ cô Út là người con như thế nào?

- Trẻ trả lời theo suy nghĩ của mình.

2 - 3 trẻ trả lời

2’

3. Đánh giá, nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh sơ đồ tƣ duy.

4. Hoạt động 4: Kết thúc Cả lớp đi thành vòng tròn hát kết hợp vận động theo nhịp điệu bài hát “Ngọn nến lung linh”

Sơ đồ tƣ duy

Mô tả giáo án thực nghiệm số 3 “Ba cô gái”

1. Mục đích yêu cầu

Các bé hãy vận dụng, cố gắng nhớ lại từng đoạn nội dung trong câu chuyện “Ba cô gái” và thể hiện lại truyện sao cho hay, thu hút, tập trung sự chú ý của các bạn.

2. Gợi ý, hướng dẫn trẻ kể lại truyện

2.1. Chia tổ, gợi ý trẻ trao đổi, chọn hình ảnh từ SĐTD thông qua hệ thống câu hỏi:

- Cô: Ba cô gái lớn lên xinh đẹp là nhờ có bàn tay chăm sóc của ai?

- Trẻ: Được mẹ yêu thương chăm sóc, cả ba cô gái lớn nhanh như thổi và đều xinh đẹp nhƣ trăng rằm.

- Cô: Khi thấy trong người mệt mỏi, biết mình không sống được bao lâu nữa, người mẹ nhớ các con nhưng cả ba cô gái đều ở xa quá. Bà liền nhờ ai đƣa thƣ cho các cô con gái?

- Trẻ: Sóc con ngoan, Sóc hãy đƣa thƣ cho các con ta và bảo với các con là ta đang ốm. Báo chúng về ngay thăm ta Sóc nhé!

- Cô: Sóc đến nhà người con nào trước để báo tin mẹ ốm?

- Trẻ: Sóc đi ròng rã một ngày một đêm đến nhà cô chị cả, cô chị cả đang cọ chậu. Sóc con đƣa thƣ cho cô và nói: “Chị cả ơi! Mẹ chị đang ốm đấy, mẹ chị muốn gặp chị. Chị hãy về ngay gặp mẹ chị”

- Cô: Nghe Sóc nói xong, cô chị cả đáp lại nhƣ thế nào?

- Trẻ: “Thật á Sóc? Mẹ chị đang ốm à? Ôi! Chị buồn quá! Chị thương mẹ chị quá! Chị cũng muốn về thăm mẹ chị ngay, nhưng chị còn phải cọ xong mấy cái chậu này đã”

- Cô: Sóc tức giận đã làm gì cô chị cả?

- Trẻ: “Thương mẹ, thương mẹ mà lại còn cọ chậu rồi mới đi thăm mẹ.

Thôi cứ ở nhà mà cọ chậu”. Ngay lúc đó cô gái ngã lăn ra đất, biến thành một

con rùa to bò ra khỏi nhà đi mãi.

- Cô: Sau khi đƣợc tin mẹ ốm ba cô gái có ngay lập tức chạy về thăm mẹ không các bé?

- Trẻ: Có một mình cô Út, khi đọc thƣ xong cô hốt hoảng, tất tả đi thăm mẹ ngay.

- Cô: Nếu cả cô Út cũng không về thăm mẹ thì chuyện gì sẽ xảy ra?

- Trẻ: Mẹ sẽ buồn, bệnh nặng thêm.

- Cô: Theo con, cô Út là người như thế nào?

- Trẻ: là người con hiếu thảo nhất trong ba cô. Mọi người ai ai cũng thương yêu, quý mến cô. Còn các con cô thì người nào cũng quý mến cô.

- Cô cho trẻ thảo luận, trao đổi theo tổ và thể hiện thông qua hệ thống câu hỏi thể hiện bằng SĐTD.

- Trẻ thảo luận cùng nhau dùng bút chì, đánh dấu trình tự nội dung tác phẩm quá SĐTD.

- Cô động viên, khích lệ các tổ, nhóm còn bị lúng túng và chỉ dẫn trẻ phương thức lựa chọn, diễn đạt truyện vừa phải, xúc tích và mạch lạc.

- Các thành viên trong tổ lên kể nối tiếp nội dung truyện thông qua sơ đồ tƣ duy đã hoàn thành.

- Giáo viên quan sát trẻ diễn đạt câu chuyện sáng tạo theo tình tiết đối đáp giữa các nhân vật.

2.2. Dựa vào SĐTD cho các tổ thi đua kể lại từng đoạn truyện

- Cô: Khi lên kể chuyện các cháu cố gắng phát huy khả năng sáng tạo, tự tin, mạnh dạn, đặt mình vào vị trí nhân vật tưởng tượng ra các tình tiết của truyện.

- Cô cho các tổ thực hiện.

- Tổ thứ nhất kể đoạn 1:

“Ngày xửa ngày xưa, có một bà mẹ nghèo sinh được ba cô con gái. Bà

rất yêu thương các con, bà lo cho các con từng li từng tí. Nhà nghèo, chồng mất sớm bà phải làm lụng vất vả để nuôi các con nhưng không hề phàn nàn.

Được mẹ yêu thương chăm sóc, cả ba cô gái lớn nhanh như thổi và đều xinh đẹp như trăng rằm. Hằng ngày, cô giặt giũ, cô nấu cơm, cô đấm bóp cho mẹ. Thế rồi lần lượt hết cô này đến cô khác đi lấy chồng, chỉ còn bà mẹ ở nhà một mình.

Năm tháng trôi qua, bà mẹ tuổi mỗi ngày một già, sức mỗi ngày một yếu. Một hôm, bà thấy trong người mệt mỏi, biết mình không sống được bao lâu nữa, bà nhớ các con nhưng cả ba cô gái đều ở xa quá. Bà liền nhớ Sóc con đưa thư cho ba cô gái, bà dặn Sóc:

– Sóc con ngoan, Sóc hãy đưa thư cho các con ta và bảo với các con là ta đang ốm. Báo chúng về ngay thăm ta Sóc nhé!”

- Trẻ tổ khác đánh giá, nói ra cảm nghĩ.

- Cô: Các cháu cần phối hợp nhịp nhàng hành động, lời nói, cử chỉ, điệu bộ, ngữ điệu của nhân vật khi diễn đạt làm cho câu chuyện hấp dẫn, cuốn hút người nghe nhiều hơn.

- Qui định mỗi tổ cử 4 – 5 thành viên lên kể nối tiếp từng đoạn truyện.

* Tổ 1: 5 thành viên

- Trẻ 1: Năm tháng trôi qua, bà mẹ tuổi mỗi ngày một già, sức mỗi ngày một yếu. Một hôm, bà thấy trong người mệt mỏi, biết mình không sống đƣợc bao lâu nữa, bà nhớ các con nhƣng cả ba cô gái đều ở xa quá. Bà liền nhớ Sóc con đƣa thƣ cho ba cô gái, bà dặn Sóc: “Sóc con ngoan, Sóc hãy đưa thư cho các con ta và bảo với các con là ta đang ốm. Báo chúng về ngay thăm ta Sóc nhé!”

- Trẻ 2: Sóc con nhanh nhẩu “Vâng ạ”. Sóc con vâng lời mang thƣ đi.

Sóc đi ròng rã một ngày một đêm đến nhà cô chị cả, cô chị cả đang cọ chậu.

Sóc con đƣa thƣ cho cô và nói: “Chị cả ơi! Mẹ chị đang ốm đấy, mẹ chị muốn

gặp chị. Chị hãy về ngay gặp mẹ chị.”. Nghe Sóc nói, cô cả đáp: “Thật á Sóc?

Mẹ chị đang ốm à? Ôi! Chị buồn quá! Chị thương mẹ chị quá! Chị cũng muốn về thăm mẹ chị ngay, nhưng chị còn phải cọ xong mấy cái chậu này đã”.

- Trẻ 3: Nghe chị cả nói xong, Sóc con giận dữ “Thương mẹ, thương mẹ mà lại còn cọ chậu rồi mới đi thăm mẹ. Thôi cứ ở nhà mà cọ chậu”. Ngay lúc đó cô gái ngã lăn ra đất, biến thành một con rùa to bò ra khỏi nhà đi mãi.

Sóc con lại đi đến nhà cô gái thứ hai. Phải mất ròng rã một ngày, một đêm nữa thì Sóc đến đƣợc nhà cô hai. Cô hai đang xe chỉ. Sóc con đƣa thƣ rồi nói với cô hai “Chị hai ơi! Mẹ chị đang ốm đấy, mẹ chị muốn gặp chị. Chị hãy đến gặp mẹ đi”

- Trẻ 4: Nghe Sóc con nói, cô hai đáp “Thật ư Sóc? Mẹ chị đang ốm à?

Ôi! Chị thương mẹ chị quá! Chị muốn về thăm mẹ yêu quý của chị ngay, nhưng chị còn bận xe cho xong chỗ chỉ này đã”. Nghe cô hai nói, Sóc con giận dữ “Thương mẹ, thương mẹ mà lại còn để xe chỉ đã rồi mới đi thăm mẹ.

Thôi được! Nếu thế thì cứ ở nhà mà xe chỉ suốt đời”. Sóc con vừa nói xong thì cô hai biến thành con nhện, suốt đời giăng chỉ.

- Trẻ 5: Sóc con lại đi đến nhà cô gái út. Cô đang nhào bột. Sóc con đƣa thƣ cho cô út. Đọc thƣ xong cô hốt hoảng, tất tả đi thăm mẹ ngay. Thấy cô út thật tình thương mẹ, Sóc con âu yếm nói “Chị út ơi! Chị là người con hiếu thảo nhất trong ba cô. Mọi người ai ai cũng thương yêu, quý mến cô. Còn các con cô thì người nào cũng quý mến cô”

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động kể chuyện sáng tạo ở trường mầm non (Trang 54 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)