CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
1.2. NỘI DUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
Nội dung tạo việc làm khá rộng và phức tạp vì nó bao hàm cả khía cạnh cung - cầu lao động và những biện pháp của chủ thể quản lý thị trường lao động đó chính là nhà nước.
Quan điểm trọng cung lao động cho rằng việc làm được tự do lựa chọn là sự đáp ứng tối ưu nhất nhu cầu về việc làm cho người lao động, nó không những đưa lại thu nhập cao cho người lao động mà còn đưa lại năng suất lao động cao cho xã hội. Việc làm được tự do lựa chọn là sự kết hợp tối ưu sức lao động với các yếu tố khác của sản xuất. Người lao động có thể lựa chọn công việc phù hợp với nhu cầu vật chất cũng như năng lực sở trường để vừa đảm bảo thu nhập, vừa có điều kiện phát triển phong phú đời sống tinh thần.
Mục tiêu của tạo việc làm là phải đem lại việc làm đầy đủ cho người lao động, hoặc tạo điệu kiện để người lao động tự do trong lựa chọn việc làm để triệt để giải phóng sức lao động và các nguồn lực của xã hội. Quan niệm này chỉ nghiêng về phía cung lao động và rõ ràng khó khả thi.
Tạo việc làm là trách nhiệm của toàn xã hội và người lao động nhằm cân bằng thị trường lao động, giúp người lao động có việc làm, có thu nhập ổn định đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển của người lao động, gia đình và xã hội. Việc làm cho lao động chính là cầu lao động của các doanh nghiệp và của xã hội. Xã hội có nhu cầu thuê lao động bao nhiêu và loại nào tùy thuộc vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ cần thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Do đó mà muốn xem xét cầu lao động thì người ta thường căn cứ vào hàm sản xuất. Hàm sản xuất phản ánh mối quan hệ giữa các nhân tố đầu vào và sản lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ được tạo ra trong đó các nhân tố đầu vào quyết định sản lượng đầu ra. Trong các nhân tố sản xuất, đầu vào lao động chỉ là một nhân tố, vốn sản xuất và công nghệ là hai nhân tố khác ảnh hưởng không nhỏ tới số lượng và chất lượng lao động của xã hội cần thuê.
h
Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân hoặc doanh nghiệp cầu lao động phải trả tiền để thuê lao động để có được sự phục vụ của lao động vì đây là hàng hóa đặc biệt gắn liền với con người và người lao động quyết định làm việc phải đạt được mục tiêu của họ là nhận được lợi ích cao nhất. Và trên thị trường lao động, họ sẽ mặc cả với các tổ chức, cá nhân hoặc chủ doanh nghiệp.
Hai chủ thể này trên thị trường lao động sẽ tương tác với nhau xuất hiện những mâu thuẫn và bất cập mà thị trường không giải quyết nổi đã xuất hiện nhà nước tham gia vào quá trình đó để bảo đảm tạo ra việc làm cho lao động nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho cả hai bên.
Từ những phân tích trên cho thấy giải quyết việc làm hay tạo việc làm cho người lao động theo nghĩa chung nhất được hiểu là các cơ chế chính sách việc làm được đưa ra để tạo môi trường kết hợp người lao động với vốn sản xuất và công nghệ nhằm tạo ra hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của thị trường đồng thời bảo đảm lợi ích của người sử dụng lao động gồm các nội dung.
- Đánh giá tình hình việc làm cho lao động của địa phương trong từng thời kỳ bao gồm:
+ Số lượng lao động và chất lượng lao động;
+ Số việc làm mà các doanh nghiệp cung ứng trong nền kinh tế + Số lao động chưa có việc làm hay nhu cầu việc làm
- Thực thi các chính sách giải quyết việc làm như:
+ Chính sách hỗ trợ vốn để tạo việc làm cho lao động + Chính sách xuất khẩu cho lao động
+ Chính sách đào tạo nghề cho lao động
+ Chính sách phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn Như vậy, tạo việc làm thực chất là một quá trình tác động có chủ đích của chủ thể xã hội và người lao động nhằm giúp người lao động có việc làm,
h
việc làm đầy đủ, có thu nhập, có cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng cao. Tạo việc làm không chỉ là vấn đề kinh tế mà là vấn đề xã hội vì có liên quan đến công bằng xã hội và tiến bộ xã hội; là sự quan tâm của người lao động, gia đình, mỗi quốc gia. Tạo việc làm là một trong những mục tiêu và thước đo quan trọng nhất để đáng giá tính ưu việt của một chế độ xã hội, trình độ văn minh của nhân loại.
1.2.1. Hỗ trợ vốn để tạo việc làm
Các cơ chế, chính sách về lao động - việc làm được kịp thời đánh giá, bổ sung và sửa đổi bảo đảm ngày càng thông thoáng, phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động và tuân thủ các quy luật kinh tế thị trường. Liên tục trong nhiều năm, hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm được xem là một trong những giải pháp tạo việc làm có hiệu quả.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm và thu nhập, đặc biệt là cho người lao động có thu nhập thấp nên các doanh nghiệp này cần được hỗ trợ, một sân chơi bình đẳng cần được tạo ra trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là về khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng. Các kết quả về giảm nghèo và giảm bất bình đẳng có thể được cải thiện nếu như phân bổ các nguồn chi ngân sách có lợi cho các tỉnh nghèo và các lĩnh vực có tiềm năng hỗ trợ người nghèo, nhất là các khoản chi đầu tư cho lĩnh vực xã hội. Tăng cường nguồn lực, các chính sách cần giúp đồng bào dân tộc thiểu sổ có khả năng tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội, cơ sở hạ tầng, việc làm có thu nhập... Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lưc, có giải pháp giảm thiểu rào cản về ngôn ngữ, cải thiện chất lượng giáo dục và tránh định kiến về năng lực của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số.
Hỗ trợ vốn để tạo việc làm cho người lao động được phản ánh qua các tiêu chí sau:
h
- Số lượng lao động có được hỗ trợ vốn vay;
- % tăng việc làm thông qua vay vốn;
- Số lao động có cơ sở sản xuất không có vốn kinh doanh;
- Số lao động có nhu cầu hỗ trợ vốn để tìm việc;
- Số lao động nghèo, không có đất canh tác;
- Người lao động cần hỗ trợ vốn để được đào tạo tay nghề phù hợp;
- Tổng số lao động không có việc làm;
- Cơ cấu lao động theo thành thị nông thôn, trình độ học vấn và chuyên môn;
- Số lượng và sự gia tăng việc làm được giải quyết cho lao thông qua hỗ trợ vốn;
- Cơ cấu việc làm được giải quyết cho lao động trong nền kinh tế;
1.2.2. Giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là việc đưa người lao động trong nước ra nước ngoài làm việc. Hiện nay, xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế xã hội phổ biến của mọi địa phương trong cả nước. Nhất là những vùng nông thôn, đất chật, người đông, nhân khẩu và lao động có xu hướng gia tăng, vấn đề tạo việc làm, giải quyết tình trạng dư thừa lao động càng phức tạp. Vì vậy, biện pháp xuất khẩu lao động là hoạt động cơ bản trong phát triển kinh tế, là giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết việc làm cho lao động. Xuất khẩu lao động sẽ mang lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo điều kiện phát triển bền vững sau này.
Giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động được phản ánh qua các tiêu chí sau:
- Cơ cấu Lao động trong nền kinh tế;
h
- Tay nghề của người lao động;
- Tỷ lệ lao động có việc làm;
- Trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, giao tiếp quốc tế;
- Thu nhập của người lao động;
- Số lượng lao động xuất khẩu;
1.2.3. Thực hiện chính sách dạy nghề
Đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, tay nghề là một trong những chính sách trọng tâm để giải quyết việc làm cho người lao động đã được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo. Trong thời gian qua, hệ thống dạy nghề trên địa bàn thành phố được đầu tư, mở rộng về qui mô và nâng cao về chất lượng nhằm tạo điều kiện thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Những đối tượng là người có công cách mạng, người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, người tàn tật, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế sẽ được ưu tiên giải quyết học nghề và tạo việc làm. Có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư của doanh nghiệp trong công tác đào tạo và sử dụng lao động.
Ngoài những ưu đãi đặc biệt chưa từng có theo Đề án 1956 của Chính phủ thì tỉnh cũng có thêm chính sách khuyến khích dành cho người học nghề và người dạy nghề. Với người học nghề, khi tham gia học nghề trình độ sơ cấp và học nghề dưới 3 tháng thuộc kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh hằng năm, ngân sách tỉnh hỗ trợ tiền ăn 25.000 đồng/người/ngày thực học; lao động nông thôn là nữ có con nhỏ từ 36 tháng tuổi trở xuống được hỗ trợ thêm 300.000 đồng/người/tháng thực học. Lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số khi tham gia các khóa học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được hưởng chính sách hỗ trợ học nghề như với học sinh dân tộc thiểu số nội trú. Với giáo viên, giảng viên, người dạy nghề của các cơ sở dạy nghề
h
công lập ở các huyện vùng sâu, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số được giải quyết nhà tập thể.
Giải quyết việc làm thông qua chính sách dạy nghề được phản ánh qua các tiêu chí sau:
- Số lượng lao động được đào tạo qua hỗ trợ của chính sách;
- Số lượng lao động có việc làm sau khi đào tạo;
- Tỷ lệ % số lượng lao động được đào tạo có việc làm;
- Cơ cấu lao động qua các ngành nghề;
1.2.4. Thực hiện giải quyết việc làm thông qua phát triển ngành nghề phi nông nghiệp
Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, nhất là ở nông thôn góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thực hiện hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra. Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành cơ chế khuyến khích phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, cơ chế khuyến khích ưu đãi đầu tư và quản lý Cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố, qua đó đã hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã, các làng nghề truyền thống, khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thành các khu công nghiệp nhỏ ở nông thôn. Hình thành các tổ hợp sản xuất ở nông thôn để giải quyết việc làm cho người lao động như tổ hợp mây tre đan, dệt may, chế biến hải sản... Các ngành nghề phi nông nghiệp đã tạo nhiều việc làm tại chỗ và thu hút khá nhiều lao động ở khu vực nông thôn trong thời gian nông nhàn.
Giải quyết việc làm thông qua phát triển nganh nghề phi nông nghiệp được phản ánh qua các tiêu chí sau:
- Số lượng lao động được đào tạo trong chu kỳ;
- % tăng việc làm sau khi đào tạo;
h
- Số lượng lao động có trình độ, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng nghề;
- Số lượng doanh nghiệp, làng nghề, cụm công nghiệp;