CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ TRÀ VINH
3.2.1. Tăng trưởng kinh tế và phát triển các ngành dịch vụ, thương mại,
a. Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế để tạo nhiều việc làm mới
Các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và bản thân người lao động cần tập trung chỉ đạo và huy động moi nguồn lực cho đầu tư phát triển công nghiệp có hiệu quả, các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố nhằm tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động.
Hoàn thành quy hoạch khu công nghiệp Long Đức mở rộng, quy hoạch và đầu tư các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, làng nghề Thành phố Trà Vinh. Tăng cường công tác xúc tiến mời gọi đầu tư, bổ sung các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đã ban hành để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích đầu tư các dự án chế biến nông – thủy sản, vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí phục vụ nông – ngư nghiệp, các dự án có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và thân thiện với môi trường.
Phát triển kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn như chế biến các mặt hàng nông – lâm – thủy sản để tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới cho lao động nông nhàn và góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.
b. Phát triển các ngành dịch vụ, thương mại tại Thành phố Trà Vinh Phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, thương mại, tạo điều kiện cho các loại thị trường phát triển, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt
h
động thương mại của các thành phần kinh tế theo hướng gắn sản xuất với chế biển và tiêu thụ; thúc đẩy mạnh phương thức tiêu thụ sản phẩm của nông - ngư dân thông qua hợp đồng. Tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất đầu tư sản xuất, ứng dụng khoa học – kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi phong cách phục vụ mới, phong cách vì khách hàng hay khách hàng là trung tâm, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa đảm bảo đủ sức cạnh tranh, phục vụ tốt xuất khẩu, nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh.
Phát triển dịch vụ vận tải, nâng cao chất lượng vận tải, nâng cấp mạng lưới giao thông đô thị, tạo điều kiện cho đi lại, giao lưu hàng hóa, thực hiện tốt các chủ trương của Chính phủ về đa dạng hóa việc huy động vốn đầu tư toàn xã hội, nhất là các nguồn thu thuộc đối tượng xã hội hóa, các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, thực hiện tiết kiệm chi tiêu, chống lãng phí đảm bảo sử dụng nguồn lực tài chính đúng Luật ngân sách ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng.
Thay đổi toàn bộ bộ mặt của Thành phố Trà Vinh thông qua các đơn vị nhỏ lẻ, hộ kinh doanh, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.
Thành phố Trà Vinh kêu gọi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường Thành phố từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm như cấp bằng sáng kiến, sáng chế cho sản phẩm độc đáo riêng biệt và chất lượng. Hàng năm, mở ra các cuộc thi sáng tạo, cuộc thi sản phẩm có chất lượng trên địa bàn Thành phố…được người tiêu dùng bình chọn.
c. Phát triển doanh nghiệp
Tiếp tục cũng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước sau khi sắp xếp, đổi mới, nhất là các doanh nghiệp cổ phần hóa Nhà nước còn nắm cổ phần chi phối. Cũng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã hiện có; tích cực vận động
h
xây dựng nhiều loại hình kinh tế hợp tác và hợp tác xã, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Kêu gọi thu hút các nhà đầu tư đầu tư về Thành phố, Hỗ trợ các hộ kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn về một số hoạt động như thuế, kế toán, luật pháp và hỗ trợ vốn. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thành phố đã đề ra: phấn đấu đến năm 2020, số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong nền kinh tế gấp hơn 1,7 lần so với giai đoạn 2008 – 2013, số doanh nghiệp thành lập mới trong giai đoạn 2014 – 2020 trên 650 doanh nghiệp.
Đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch các qui định liên quan đến điều kiện kinh doanh, hoàn thiện cơ chế một cửa liên thông trong đăng ký thành lập doanh nghiệp. Xây dựng kết cấu hạ tầng, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp chiếm dụng lao động như may mặc, giày da, chế biến nông – lâm - thủy sản nhằm giải quyết việc làm cho lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố sang hướng công nghiệp và dịch vụ.
Khai thác thêm các doanh nghiệp đầu tư là những hộ dân tại địa phương để cung cấp thêm cho sản phẩm, dịch vụ một cách đa dạng.
Từ đó, đưa ra sản phẩm có giá cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của thị trường: Tận dụng tối đa nguồn nhân lực và sự sáng tạo của nguồn nhân lực nhằm làm cho sản phẩm có chất lượng, mới mẻ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nhà nước ban hành kèm theo các dịch vụ liên quan đến thị trường:
- Tư vấn luật pháp
- Tư vấn về các hợp đồng kinh tế
- Tư vấn về ngoại giao quan hệ xuất nhập khẩu
- Lập kế hoạch và dự báo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực cho Thành phố trong thời gian tới.
h
d. Phát triển thị trường đa dạng và đồng bộ
Để sản phẩm được nhiều người biết đến, lao động có thu nhập ổn định thì việc khai thác thị trường là một nhu cầu tất yếu và từng bước đưa sản phẩm tiếp cận với khách hàng.
Nhiệm vụ này không phải là nhiệm vụ riêng của các doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố để sản phẩm nông sản, thủy hải sản của Trà Vinh và những sản phẩm khác ở Trà Vinh có được nơi tiêu thụ.
Tìm kiếm thị trường trong nước và ngoài nước.
Ký kết hợp đồng với các công ty trong nước và quốc tế nhằm tiêu thụ sản phẩm.
Đảm bảo giá cả và có cả một sàn giao dịch sản phẩm cũng như các chuyên gia dự báo về sản phẩm, giúp các doanh nghiệp có nhiều thông tin, có thể quyết định những sản phẩm để sản xuất.
Đảm bảo vùng sản xuất ổn định nhất là lúa, cây ăn trái, các sản phẩm chăn nuôi để bà con nông dân tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nguồn nhân lực làm việc ở bộ phận này phải năng động và chủ động, tranh thủ mọi thời cơ và nắm bắt mọi cơ hội ngày càng phát huy mọi lợi thế của Thành phố.
Để làm được điều này phải có sự ủng hộ và hỗ trợ giúp đỡ của lãnh đạo Thành phố và lãnh đạo tỉnh, tạo sự thuận lợi cho cán bộ trong quá trình công tác.