Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động ở thành phố trà vinh, tỉnh trà vinh (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO

1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

1.4.1 Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương, nhìn lại trước năm 1997, Đà Nẵng có 3 quận nội thành, nhưng thực chất chỉ có quận I (Hải Châu) là mang dáng dấp đô thị. Các quận II, III thì bán nông, bán thị với những khu nhà ổ

h

chuột, nhà ở tạm bợ của ngư dân ven sông Hàn, những xóm nghèo nhếch nhác trong các đầm trũng ngập nước, hôi thối, đường sá chật hẹp, gồ ghề, ẩm ướt.

Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng đã đẩy lùi vào quá khứ tất cả, dần xoá đi tư duy cũ kỹ, cách làm kinh tế lạc hậu, thiếu chuyên nghiệp, sáng tạo của một bộ phận cán bộ, cư dân và doanh nghiệp. Thay vào đó là thành phố trẻ, năng động với 7 quận, huyện chứa gần 800 ngàn dân, trong đó, 86,2% cư dân đô thị sống trong các khu phố văn minh.

Thành phố nay đang vươn mình với những cơ sở hạ tầng hiện đại, sạch đẹp, những con đường mới thênh thang, những khu phố sầm uất, hiện đại, nhiều cây cầu lần lượt được bắc qua sông Hàn và các toà nhà cao ốc, văn phòng cho thuê, trung tâm văn hoá, nhà hát, các khu buôn bán, siêu thị, ngân hàng, khu du lịch, khách sạn cao cấp. Đặc biệt là 5 khu công công nghiệp, khu chế xuất được hình thành, thu hút 36 ngàn lao động vào làm việc, sản xuất ra các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của thành phố. Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn được biết đến qua các chính sách “thành phố 5 không” (Không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma tuý trong cộng đồng, không có giết người cướp của) và “Thành phố 3 có” (Có việc làm, có nhà ở, có nếp sống văn hoá, văn minh đô thị). Có thể thấy, Đà Nẵng đã đổi mới quá nhiều so với tuổi của mình. Một trong những thành công lớn nhất của Đà Nẵng là đẩy mạnh hiện đại hóa, đô thị hóa gắn liền với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, trong đó có công tác hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.

Cả thành phố như một công trường xây dựng, dịch chuyển, sắp xếp, chỉnh trang và đổi mới với việc thực hiện di dời, giải toả hơn một phần ba cư dân trong toàn thành phố (tương đương hơn 67 ngàn hộ) tới 100 khu tái định cư và khu chung cư để triển khai thực hiện trên 100 dự án phát triển kinh tế, hạ tầng đô thị.

h

Sau di dời, giải toả, bình quân lao động có việc làm ổn định chiếm 52,22% có lao động việc làm không ổn định chiếm 17,07%, lao động thất nghiệp chiếm 23,68%, hầu hết là lao động lớn tuổi, khó chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm. Vậy bài học, kinh nghiệm từ công tác hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình đô thị hoá thành phố Đà Nẵng là gì? Thứ nhất, đi đôi với chính sách giải toả, đền bù, bố trí tái định cư thoả đáng, hợp lý là chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành, nghề, giải quyết việc làm cho lao động. Các chính sách này phải như một bộ đôi, quan hệ hữu cơ với nhau, bổ trợ cho nhau và đều được hoạch định cùng lúc kể từ khi quy hoạch, phê duyệt phương án đến tổ chức di dời, bố trí tái định cư, ổn định cuộc sống. Thậm chí đối với một số địa bàn phức tạp, việc làm, đời sống của nhân dân còn khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào mảnh vườn, miếng ruộng, chính sách chuyển đổi ngành, nghề, giải quyết việc làm cho lao động phải được tính trước khi tiến hành phương án di dời, giải toả. Thứ hai, chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành, nghề, giải quyết việc làm chỉ áp dụng vào nhóm lao động yếu thế, thật sự khó khăn trong chuyển đổi ngành nghề, tìm kiếm việc làm sau di dời giải toả. Họ là những người lớn tuổi, khó có điều kiện đi học nghề, hộ gia đình đông con, thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ. Bên cạnh đó, phải coi trọng công tác điều tra, khảo sát, phân loại đối tượng để có chính sách phù hợp, chỉ hỗ trợ gián tiếp, không hỗ trợ trực tiếp bằng tiền và được quản lý qua một đầu mối duy nhất là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đối với lao động đã lớn tuổi, các hội đoàn thể địa phương có trách nhiệm hướng dẫn cách làm ăn trên diện tích đất còn lại, lập dự án vay vốn ưu đãi từ quỹ hỗ trợ việc làm, hình thành các vùng chuyên canh rau sạch, trồng hoa, cây cảnh (mỗi vùng 30-50 ha); Đối với con em họ đã đến tuổi lao động, tổ chức đào tạo nghề miễn phí, hỗ trợ tiền ăn trưa trong thời gian học nghề; nếu

h

còn đi học phổ thông thì thực hiện miễn, giảm học phí. thực tế, Đà Nẵng đã bố trí từ ngân sách 15 tỷ đồng đào tạo nghề miễn phí cho hơn 6.000 lao động thuộc diện di dời, giải toả. Thứ ba, tạo “vết dầu loang” trong giải quyết việc làm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động ở thành phố trà vinh, tỉnh trà vinh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)