CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ TRÀ VINH, TỈNH TRÀ VINH
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
2.1.3 Tình hình lao động và việc làm của Thành phố Trà Vinh
Thành phố Trà Vinh bao gồm 10 phường – xã, với tổng diện tích đất tự nhiên: 6.803,5 ha trong đó có 4.063,26 ha đất nông nghiệp. Giai đoạn (2005 – 2010) kinh tế Thành phố luôn đạt tốc độ thu nhập bình quân đầu người đạt 1.112USD, tăng 374USD so năm 2005.
Hàng năm Thành phố giải quyết trên 4.000 lao động có việc làm trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động. Thực hiện chính sách kích cầu của Chính phủ đã hỗ trợ vay vốn lãi suất ưu đãi được 1.234 tỷ đồng góp phần rất quan trọng trong việc vượt qua suy thoái kinh tế, ổn định việc làm cho người lao động và ổn định tình hình sản xuất kinh doanh.
Toàn Thành phố có 22.490 hộ với 102.830 nhân khẩu. (trong đó: 1.575 hộ nghèo, với 6.579 nhân khẩu).
Lao động trong độ tuổi: 60.079 nhân khẩu, chia ra cơ cấu sau:
- Thương mại – dịch vụ: 29.550 nhân khẩu.
- Công nghiệp: 9.515 nhân khẩu.
- Nông nghiệp: 8.990 nhân khẩu.
- Xây dựng : 3.415 nhân khẩu.
- Thủy sản: 899 nhân khẩu.
h
- Lâm nghiệp: 18 nhân khẩu.
- Lao động khác: 7.692 nhân khẩu.
Bảng 2.6 Lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế chia theo giới tính, thành thị/nông thôn đến ngày 31/12/2012
(Đơn vị tính: người)
Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn Tổng số 102,830 49,302 53,528 85,264 17,566 1. Phường 1 11,243 5,307 5,936 11,243 0
2. Phường 2 4,147 1,993 2,154 4,147 0
3. Phường 3 3,849 1,829 2,020 3,849 0
4. Phường 4 9,891 4,709 5,182 9,891 0
5. Phường 5 7,525 3,688 3,837 7,525 0
6. Phường 6 12,099 5,635 6,464 12,099 0 7. Phường 7 17,224 8,167 9,057 17,224 0
8. Phường 8 8,536 4,225 4,311 8,536 0
9. Phường 9 10,750 5,304 5,446 10,750 0 10. Xã Long Đức 17,566 8,445 9,121 0 17,566
(Nguồn số liệu: Niên Giám thống kê tỉnh Trà Vinh) b. Cơ cấu Lao động của Thành phố Trà Vinh
Trong tổng số 47.705 lao động đang làm việc trên địa bàn Thành phố Trà Vinh, thì Phường 4 có 6.110 lao động chiếm 12.81% lao động đang làm việc trên Thành phố; kế đến là Phường 7 có 6.006 lao động chiếm tỷ trọng
h
12.59%; Phường 9 có 5.888 lao động chiếm tỷ trọng 12.34%; Xã Long Đức có 5.157 lao động chiếm 10,81%; Phường1 có 5.117 lao động chiếm 10,73%... thấp nhất là Phường 2 có 3.231 lao động đang làm việc chiếm 6.77% trong tổng số.
Bảng 2.7 Cơ cấu dân số lao động theo nhóm tuổi và giới tính (Đơn vị tính: người, %.)
Nhóm tuổi Lực lƣợng lao động
Lao động có việc làm
Lao động không có việc làm
Số lao động
Tỷ lệ
%
Thiếu việc làm
Thất nghiệp
Bệnh, tàn tật
15-17 15019 11878 79.0 1813 1173 154
18-35 15620 12355 79.1 1886 1219 160
36-55 (nữ) 11415 9161 80.3 1376 761 117
36-60 (nam) 18025 14311 79.4 2207 1318 189 Tổng 60079 47705 79.4 7283 4471 620 (Nguồn số liệu: Niên Giám thống kê tỉnh Trà Vinh)
Hình 2.4 số lượng lao động trong độ tuổi lao động có việc làm, thất nghiệp năm 2012.
h
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi và theo giới tính là một trong những số đo tin cậy về xu hướng thay đổi hoạt động kinh tế, vì nó độc lập với cơ cấu tuổi và giới tính của dân số. Bảng 2.4 cho thấy, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở nhóm tuổi 15-17 thấp vì ở độ tuổi này lực lượng lao động còn đang đi học văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ. Ở nhóm tuổi 36-55 (nữ) và 36-60 (nam) có mức chênh lệch lớn, vì tuổi nghỉ hưu của phụ nữ là 55 tuổi và sau khi nghỉ hưu phụ nữ thường ít tiếp tục tham gia vào hoạt động kinh tế.
Bảng 2.8 Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi có việc làm trong độ tuổi.
(Đơn vị tính: người, %.)
Hàng/Cột
15-18 (tuổi)
19-35 (tuổi)
36-44 (tuổi)
45-54 (tuổi)
55-65 (tuổi)
Tổng cộng
Tỷ lệ (%) Phường 9 808 2353 1337 1107 283 5888 12.34 Phường 8 391 1750 923 790 227 4081 8.55 X.Long Đức 506 2002 1275 1103 271 5157 10.81 Phường 4 515 2390 1488 1343 374 6110 12.81 Phường 1 557 1882 1280 1142 256 5117 10.73 Phường 3 405 1815 989 517 161 3887 8.15 Phường 2 454 1284 796 552 145 3231 6.77 Phường 5 545 1699 776 770 166 3956 8.29 Phường 6 360 1616 972 1100 224 4272 8.96 Phường 7 498 2403 1357 1391 357 6006 12.59 Tổng 5.039 19.194 11.193 9.815 2.464 47705 100
(Nguồn số liệu: Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Trà Vinh) Nguyên nhân chủ yếu gây nên việc sử dụng lao động có sự khác nhau ở các phường, xã, trước hết là do sự khác biệt về cơ cấu ngành trên địa bàn Phường xã, sau nữa là do sự khác biệt về số lao động trong độ tuổi lao động
h
c. Lao động phân theo trình độ văn hóa
Nhìn chung trình độ văn hoá của người lao động ở thành phố Trà Vinh ngày càng được nâng cao (Bảng 4), Số lượng học sinh chưa tốt nghiệp Tiểu học ngày càng giảm dần, năm 2008 10.184 học sinh đến năm 2012 giảm còn 9.393 học sinh. Đây cũng là một nỗ lực rất lớn của chính quyền thành phố Trà Vinh trong tiến trình phổ cập giáo dục. Tỷ lệ người tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) năm 2012 tăng 1,03% so với năm 2011, bình quân tăng 1,02%/năm;
số người tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) ngày một tăng cao, năm 2012 tăng 1.754 người so với năm 2008 và bình quân tăng 1.06%/năm. Điều này cho thấy các năm qua tỉnh đã quan tâm, đầu tư cho giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhưng hiệu quả đạt được chưa như mong đợi.
Bảng 2.9 Lao động chia theo trình độ học vấn của Thành phố
(Đơn vị tính: người) TT
Trình độ học vấn
Chưa TN Tiểu học TN Tiểu học TN THCS TN THPT
Năm 2012 9.393 14.728 5.493 11.743
Năm 2011 9.716 14.640 5.350 11.366
Năm 2010 9.870 14.499 5.210 11.001
Năm 2009 10.026 14.359 5.073 10.647
Năm 2008 10.184 13.962 4.795 9.989
(Nguồn : Phòng LĐ – TB & XH Thành phố Trà Vinh) d. Lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Ở khu vực nông thôn hầu hết là lao động giản đơn, với công cụ lao động thủ công, thô sơ, quá trình sản xuất dựa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính lại chưa gắn với sản xuất, với phát triển kinh tế – xã hội ở nông thôn. Đây cũng là một trong những nhân tố gây cản trở rất lớn đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động và sử dụng hợp lý, có hiệu
h
quả nguồn lao động theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở thành phố Trà Vinh.
Bảng 2.10 Tỷ lệ lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
(Đơn vị tính: Người) Trình độ chuyên môn kỹ thuật Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chưa qua đào tạo 1870 3151 3760
Công nhân kỹ thuật không có bằng 74 86 97
Đào tạo dưới 3 tháng 6 6 6
Sơ cấp nghề 35 62 73
Có bằng nghề dài hạn 9 9 2
Trung cấp nghề 97 48 57
Trung học chuyên nghiệp 36 62 81
Cao đẳng nghề 23 32 34
Cao đẳng chuyên nghiệp 61 99 24
Đại học 926 156 259
Thạc sĩ 2 9 7
Tiến sĩ 3 5 5
(Nguồn : Sở LĐ – TB & XH tỉnh Trà Vinh) Qua bảng 5 cho thấy tỷ lệ lao động công nhân kỹ thuật (không có bằng cấp) trong lực lượng lao động rất cao, trên 85% so với bình quân chung của cả Thành Phố. Trên thực tế, số người tham gia học chuyên môn của Thành phố khá lớn, theo số liệu của Sở giáo dục, hàng năm có khoảng 11.000 học sinh phổ thông đạt tốt nghiệp và dự thi vào các trường Đại học (năm 2010 là:
8.712; năm 2011 là: 11.771; năm 2012 là: 11.165) đỗ vào các trường Cao Đẳng, Đại học. Trong số này, tỷ lệ học sinh nữ xấp xỉ bằng học sinh nam. Tuy nhiên, số người học xong trở về làm việc tại Thành phố rất ít, làm cho số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật của tỉnh còn rất thấp. Thiết nghĩ vấn
h
đề thu nhập, tiền lương không cao chưa phải là nguyên nhân chính không thu hút số người đi học tốt nghiệp trở về Thành phố mà điều quan trọng hơn là không xin được việc làm, vì các doanh nghiệp trên địa bàn không nhiều, lao động làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước gần như đã bảo hòa, hơn nữa một số cơ quan, đơn vị có tâm lý không muốn nhận lao động.
e. Cơ cấu việc làm giải quyết cho lao động theo đơn vị hành chính và khu vực thành thị/nông thôn
Bảng 2.11 Tỷ trọng lao động đang làm việc chia theo ngành kinh tế, Thành phố Trà Vinh
(Đơn vị tính: người, %) Lực lƣợng lao động phân theo
cơ cấu ngành (thành phố)
Năm
2008 2009 2010 2011 2012
Tổng 23,180 23,878 25,196 26,587 26,989
Nông, lâm và thủy sản 3,712 3,733 3,873 4,018 4095
Tỷ lệ % 16.01 15.63 15.37 15.11 15.17
Công nghiệp và xây dựng 5,233 5,413 5,773 6,156 6,344
Tỷ lệ% 22.58 22.67 22.91 23.15 23.51
Thương mại và dịch vụ 14,235 14,732 15,550 16,413 16,550
Tỷ lệ% 61.41 61.70 61.72 61.73 61.32
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006-2012)
Qua bảng số liệu cho thấy, tỷ trọng lao động trong ngành Thương mại và dịch vụ chiếm rất cao trên 61,32%, cao hơn so với mức bình quân chung của tỉnh; tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp và Thủy sản còn quá thấp chỉ 15.17%, thấp hơn gần 6 lần so với mức bình quân chung của tỉnh, tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng 23.51% cao hơn so với mức bình quân chung của tỉnh Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mai dịch vụ là một chủ trương lớn của Thành phố. Quá trình này tất yếu làm
h
tăng tỷ trọng trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, làm giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp. Thành phố Trà Vinh phấn đấu để trở thành thành phố công nghiệp công nghiệp và dịch vụ vào năm 2020, trong những năm qua Thành phố đã có nhiều chủ trương chính sách tích cực như xây dựng các khu, cụm công nghiệp. ..góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và đã làm cho cơ cấu lao động của Thành phố có bước chuyển dịch nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Hình 2.5 thể hiện số lượng lao động tham gia trong các ngành kinh tế Thành phố Trà Vinh giai đoạn 2008 – 2012.
f. Tình hình tăng trưởng việc làm cho lao động
Lao động tập trung làm việc chủ yếu ở các nhóm nghề không đòi hỏi tay nghề, chuyên môn kỹ thuật cao; chiếm một tỷ lớn trong khu vực kinh tế không chính thức, các cơ sở kinh doanh nhỏ, lao động tại nhà, lao động làm thuê hộ gia đình, lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và vào các khu cụm công nghiệp, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn thiếu việc làm khá phổ biến.
h
Bảng 2.12 Tình hình tăng trưởng việc làm cho lao động
(Đơn vị tính: người;%) Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng Lao động trong độ tuổi 57,765 58,451 59,111 59,890 60,079 Số việc làm mới cho lao động 2.834 4.086 3.875 6.150 5.084 Tỷ lệ có việc mới 4.91 6.99 6.56 10.27 8.46 Tỷ lệ tăng trưởng việc làm 35.6 142.6 (-)93.8 156.4 (-)82.5
(Nguồn: Sở lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Trà Vinh) Qua bảng 2.11 cho thấy số việc làm mới cho lao động ngày càng tăng năm 2008 là 2834 đến năm 2012 là 5084, tuy nhiên tỷ lệ có việc làm mới qua các năm tăng không đồng đều dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng việc làm năm 2010 giảm 93.8 % so với năm 2009, năm 2012 giảm 82.47% so với năm 2011.
Hình 2.6 Số lượng việc làm mới cho lao động giai đoạn 2008–2012.
Ngành chiếm nhiều lao động nhất ở Thành phố Trà Vinh là các ngành thương mại dịch vụ và công nghiệp, với 16.550 lao động, chiếm gần tỷ lệ 62% trong năm 2010, 2011 và 2012. Số liệu trên cho thấy cần chuyển đổi cơ cấu của lao động từ những việc làm trong ngành nông nghiệp có năng suất lao
h
động thấp, đòi hỏi nhiều lao động sang các ngành công nghiệp và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn, được đầu tư công nghệ và tài chính nhiều hơn.
Lao động qua đào tạo trên địa bàn thành phố vẫn còn rất thấp. Trong tổng số hơn 60.079 người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của Thành phố, chỉ có 6.142 nghìn người đã được đào tạo từ sơ cấp trở lên, chiếm 10,2% tổng lực lượng lao động.
g. Tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động Thành Phố Trà Vinh
Bảng 2.13 Thiếu việc làm, Thất nghiệp của lao động chia theo độ tuổi của Thành phố Trà Vinh
(Nguồn: Cục thống kê TP Trà Vinh)
Quá trình đô thị hóa làm cho đất đai nông nghiệp bình quân đầu người ngày càng ít. Thiếu ruộng hoặc không có ruộng, không có tư liệu sản xuất và không tìm được việc làm, nhất là ở những tháng nông nhàn đang là một hiện tượng khá phổ biến ở Thành Phố Trà Vinh hiện nay. Trong khi đó, việc đầu tư cho phát triển ngành nghề, thực hiện công hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, tạo ra công ăn việc làm giải quyết nguồn lao động dư thừa còn rất
(Đơn vị tính: người;%) Nhóm tuổi Lực lượng
lao động
Lao động không có việc làm
Thiếu việc làm Thất nghiệp Bệnh, tàn tật
15-17 15019 1813 1173 154
18-35 15620 1886 1219 160
36-55 (nữ) 11415 1376 761 117
36-60(nam) 18025 2207 1318 189
Tổng 60079 7283 4471 620
Tỷ lệ % 100 12.12 7.44 1.03
h
hạn hẹp, còn nhiều bất hợp lý. Vì vậy, tình trạng thất nghiệp mùa vụ ở lao động ngày càng tăng. Nguyên nhân là do số lao động con nhà nghèo không có tiền để tiếp tục học hành, trình độ chuyên môn thấp.
Hình 2.7 Số lượng lao động có việc làm, thiếu việc làm, bệnh tật năm 2012.
Trong năm 2012, trên địa bàn Thành Phố Trà Vinh có 4.471 người thất nghiệp chiếm 7.44%. Trong hơn 4 nghìn lao động thất nghiệp thì số người thất nghiệp trẻ tuổi (từ 15 đến 35 tuổi) chiếm 53%, nguyên nhân chủ yếu là do ở nhóm tuổi này mới học ra trường bắt đầu xin việc và thường chưa chọn cho mình một công việc ổn định. Số người thiếu việc làm 7.283 người chiếm 12.12 %, nguyên nhân do số lượng công ty, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố rất thấp nên không đáp ứng nhu cầu lao động trong Thành phố.
Trong quá trình phát triển, thất nghiệp và thiếu việc làm luôn là vấn đề chủ yếu phải xử lý. Sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các nguồn lực dân số trẻ, lao động dư thừa trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất (như vốn, đất đai). Trong khi cầu lao động đang chững lại, điều này làm cho cung lao động lớn hơn cầu lao động. Tình trạng dư thừa lao động xảy ra, kéo theo là tình trạng thất nghiệp
h
Bên cạnh các nguyên nhân chính đó thì khủng hoảng kinh tế cũng có ảnh hưởng lớn tới việc làm và đời sống của người lao động. Khủng hoảng làm cho đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư vào các làng nghề, một số doanh nghiệp tư nhân giảm từ đó tác động tiêu cực đến cầu lao động. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải thu hẹp sản xuất, người lao động mất việc và thiếu việc làm tăng lên.
h. Tình hình thực thi các chính sách giải quyết việc làm cho lao động Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bình đẳng giới và rất nhiều Nghị định, Thông tư khác liên quan đến lao động, việc làm nói chung.
Trên cơ sở công nhận quyền tự do lựa chọn, tìm việc làm của người lao động và quyền lựa chọn người làm việc cho mình của người sử dụng lao động, Bộ luật Lao động đã thừa nhận quyền tự do trao đổi sức lao động trên thị trường lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển dịch lao động, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong các thành phần kinh tế chủ động tham gia bình đẳng và tích cực trong giải quyết việc làm, gắn kết cung – cầu lao động.
Luật khuyến khích đầu tư trong nước và hệ thống các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, các bộ ngành về khuyến khích phát triển Công nghiệp nông thôn đã khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh. Số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố tăng khá nhanh, số doanh nghiệp thành lập mới hàng năm tăng 30% so với thời kỳ 5 năm trước. Luật đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy tăng đầu tư nước ngoài, góp phần thu hút lao động vào các ngành, các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Sự phát triển của doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ đã góp phần
h
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, tạo mở việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở Thành Phố.
Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”
và mở rộng thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong giải quyết các công việc liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của cac doanh nghiệp góp phần thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh cùng với nền kinh tế luôn duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân cao ở Thành Phố Trà Vinh, với nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội định hướng việc làm được thực hiện hiệu quả đã tác động tích cực đến việc giải quyết việc làm cho người lao động.