Đẩy mạnh công tác giáo dục- đào tạo và dạy nghề cho lao động

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động ở thành phố trà vinh, tỉnh trà vinh (Trang 90 - 95)

CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ TRÀ VINH

3.2.2. Đẩy mạnh công tác giáo dục- đào tạo và dạy nghề cho lao động

Phát triển toàn diện và mạnh mẽ giáo dục – đào tạo, phát huy kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở đúng độ tuổi. Thực hiện phổ cập giáo dục trung học phổ thông ở Thành phố, nâng cao chất lượng dạy và học ở

h

tất cả các trường. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, chú ý trong các phường có đông đồng bào Khmer, vùng nông thôn.

Trước mắt, tập trung vào đào tạo nghề song song với đào tạo văn hóa giúp người dân có được trình độ cao trong thời đại ngày nay, từ đó mới có thể tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Đầu tư thêm các trường học như các trường mẫu giáo. Phát triển các trung tâm, trường dạy nghề; Đầu tư nâng cấp cơ sở giáo dục đại học; Cần tập trung đào tạo nghề kết hợp với giới thiệu việc làm, hướng dẫn hoặc hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động.

Các chương trình học cũng được chú ý như: Có những chính sách ưu đãi cho những học viên ở các xã, có tỷ lệ thất nghiệp cao, có cố gắng vươn lên.

Đồng thời phát triển và nâng cao hiệu quả của khoa học và công nghệ, triển khai ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ gắn với yêu cầu phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực, từng sản phẩm, trước mắt tập trung ứng dụng nhanh vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật, có chính sách thu hút nhân tài, khuyến khích và phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học và cải tiến kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

b. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án). Đề án được xem là con đường ngắn nhất để đưa khoa học công nghệ về nông thôn và với Thành phố Trà Vinh, đây là cơ hội để tạo bước đột phá về đào tạo nhân lực, thúc đẩy chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động nông thôn.

Bởi, theo Đề án của Chính phủ, đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ được

h

đổi mới và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi nhất để lao động nông thôn học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu học nghề. Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo cơ hội giải quyết việc làm cho người lao động và cung ứng nhân lực cho các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã, làng nghề... Mặt khác, qua học nghề lao động có thể tự tìm được việc làm để cải thiện cuộc sống, chuyển đổi nghề nghiệp. Ban chỉ đạo Thành phố phải xác định mục tiêu đào tạo nghề cho lao động để viêc đào tạo nghề phù hợp với hướng phát triển kinh tế và phù hợp với chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn.

Dựa vào tính chất đặc trưng của ngành nghề nông thôn theo từng vùng, từng khu vực như vùng chuyên canh cây lúa, vùng chuyên canh hoa kiểng, cây màu vùng ven và điều kiện thổ nhưỡng của đất giồng cát. Ban chỉ đạo Thành phố sẽ phối hợp với trường dạy nghề, cơ sở dạy nghề Hội LHPN tỉnh, Trung tâm khuyến nông , khuyến ngư để mở cá lớp đào tạo nghề cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp Giai đoạn 2014 – 2020 với mục tiêu phấn đấu của Thành phố đề ra là 4.200 người. Nâng cao chất lượng qua đào tạo nghề cũng chính là giải pháp để giải quyết việc làm cho lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Trong 4.200 người được đào tạo, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 700 người, nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn 3.500 người.

Thường xuyên cập nhật, đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo cho phù hợp, chương trình, giáo trình dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề phải được đổi mới theo hướng chuẩn hóa, liên thông và thực tiễn; Từng bước triển khai chương trình dạy nghề theo mô đun để góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề. Thực hiện tốt việc liên thông trong dạy nghề và liên thông giữa các

h

cấp trình độ nghề với các trình độ đào tạo khác nhằm tạo điều kiện cho người học, người lao động. Đẩy mạnh, tuyên truyền nâng cao nhận thức học nghề với nhiều hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về vị trí và vai trò của nghề nghiệp trong xã hội nhằm nâng cao cuộc sống cho bản thân và góp phần phát triển đất nước. Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho học sinh trong trường phổ thông về nghề nghiệp, việc làm. Đồng thời, tuyên truyền cho phụ huynh và thanh niên hiểu được hiệu quả của việc học nghề phù hợp với năng lực bản thân, tính liên thông trong chương trình học nghề, trên cơ sở đó để xác định khả năng học tiếp lên các bậc cao hơn theo nhu cầu thăng tiến của học sinh.

c. Nâng cao chất lượng hoạt động của các dịch vụ giới thiệu việc làm Thúc đẩy phát triển các yếu tố thị trường và kết nối liên thông với thị trường khu vực, trước mắt tạo điều kiện để phát triển thị trường lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của Thành phố, tỉnh Trà Vinh. Chú ý xây dựng và cập nhật kịp thời các thông tin về giá cả thị trường, cung – cầu về lao động, hàng hóa, dịch vụ. Đẩy mạnh và khuyến khích các dịch vụ tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ tổ chức các hội chợ việc làm, diễn đàn ý tưởng...

Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất Trung tâm giới thiệu việc làm triển khai các hoạt động giới thiệu việc làm và tổ chức đăng ký tìm việc làm tại các cơ sở thuộc hệ thống trung tâm việc làm của các tỉnh bạn thông qua phiên chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm, các trang web thị trường lao động. Phát triển hệ thống định hướng nghề nghiệp; Phát triển hệ thống dịch vụ việc làm; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Triển khai, áp dụng hệ thống công nghệ thông tin trong công tác thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thị trường lao động.

Sử dụng nguồn vốn đầu tư đúng mục đích, hiệu quả. Nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm được sử dụng cho hỗ trợ sửa

h

chữa, mở rộng, nâng cấp mặt bằng, cung cấp trang thiết bị, phần mềm thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thị trường lao động và phục vụ hoạt đông tư vấn, giới thiệu việc làm. Mở rộng liên kết giữa các cơ sở dạy nghề với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong đào tạo nghề theo phương thức “các cơ sở sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm tuyển dụng lao động theo yêu cầu và giải quyết việc làm sau khi đào tạo nghề - các cơ sở dạy nghề chịu trách nhiệm đào tạo nghề cho người lao động - Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo”.

d. Nâng cao công tác xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là một giải pháp quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện chương trình mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động, đẩy mạnh việc xuất khẩu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng nguồn thu ngoại tệ và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề. Công tác xuất khẩu lao động còn được coi là công tác mũi nhọn trong xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố thông qua các hoạt động ký kết hợp đồng lao động, giới thiệu làm ra nước ngoài.

Để tiếp tục đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình giải quyết việc làm - giảm nghèo bền vững trong những năm tiếp theo, cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau đây:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động, giúp người dân nâng cao nhận thức, nắm rõ thông tin về thị trường lao động ngoài nước, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật và phòng tránh thiệt hại cho người lao động.

- Tổ chức tốt việc đào tạo, đa dạng hoá ngành nghề, chuẩn bị nguồn lao động đáp ứng được nhu cầu của thị trường quốc tế. Cần có chính sách hỗ trợ

h

các doanh nghiệp trong việc đào tạo người lao động xuất khẩu và tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc quản lý xuất khẩu lao động, nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với người đi xuất khẩu lao động.

- Xây dựng cơ chế cho vay tín dụng từ các nguồn quốc gia giải quyết việc làm; có chính sách ưu đãi đối với người lao động như cho vay với lãi suất thấp, hỗ trợ rủi ro, thông báo rộng rãi, đồng thời phổ biến rõ các thủ tục cho người lao động. Nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc làm do suy giảm kinh tế.

e. Nâng cao năng lực và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ và người dân trong vùng quy hoạch phát triển

Trình độ người dân được nâng cao thông qua việc chú trọng đào tạo ngoại ngữ, để tiếp cận với khoa học, kỹ thuật tiên tiến hiện đại, để thu hút được nhà đầu tư nước ngoài hay những mạnh thường quân từ nước ngoài vào Việt Nam đòi hỏi toàn dân phải nâng cao trình độ ngoại ngữ trong đó cán bộ công chức phải làm gương, các cở sở đào tạo phải có mặt trên từng cơ sở đào tạo của Thành phố tạo cơ hội cho người dân giao lưu với khách nước ngoài được dễ dàng. Có như vậy Trà Vinh mới là một tỉnh thật sự phát triển về nguồn nhân lực và các sản phẩm đặc biệt.

Nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ quản lý và trình độ chuyên môn cho những cán bộ công chức trong vùng quy hoạch phát triển. Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ, tăng cường khả năng chủ động của các cán bộ trong việc tiếp thu tri thức.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động ở thành phố trà vinh, tỉnh trà vinh (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)