CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1.3.3 Những nhân tố về Lao động
a. Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật
Ở nước ta, số lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật trong lực lượng lao động cũng còn rất thấp. Năm 2006, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật là 25%, đến 2010 tăng lên 37%. Tuy nhiên, lực lượng lao động có trình độ chủ yếu tập trung ở vùng đô thị, trong khu vực phi nông nghiệp.
Giáo dục – Đào tạo đóng vai trò quan trọng đối với vị trí và triển vọng tương lai của việc lầm cho lao động nói chung và lao động nói riêng. Đảng ta đã khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Phải coi trọng cả ba mặt: mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả”.
Nhìn chung, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Việt Nam vẫn còn yếu về chất lượng, thiếu về số lượng, gần 70% lao động chưa qua đào tạo, một bộ phận lao động đã qua đào tạo hoặc được sử dụng không đúng ngành nghề đào tạo, hoặc phải đào tạo lại mới có thể làm việc trong các doanh nghiệp, thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động dịch vụ cao cấp (tài chính, ngân hàng,..). Mặt khác, hầu hết người lao động của nước ta hiện nay còn mang thói quen, tập quán sản xuất nhỏ, thiếu năng động và
h
sáng tạo, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp kém; kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm hạn chế, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Do đó, nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trường là rất lớn khi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế.
Chất lượng việc làm chưa cao, tính ổn định, bền vững và hiệu quả tạo việc làm còn thấp; nhu cầu có việc làm vẫn là vấn đề bức xúc của xã hội;
chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, lao động chủ yếu làm việc trong nông nghiệp (54,7%), lao động ở khu vực nông thôn chiếm chủ yếu (75%) gây sức ép lớn về giải quyết việc làm. Với tốc độ này thì để đạt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại như định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của tất cả các cấp, các ngành.
Vấn đề đào tạo chuyên môn và tay nghề cho lao động phụ thuộc vào sự quan tâm của các nhà quản lý cũng như nhu cầu học tập của bản thân lao động. Trong quá trình mở cửa hội nhập, Việt Nam phải đồng thời thực hiện quá trình chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Vì vậy, một vấn đề đặt ra cho chúng ta cần giải quyết là thừa quá nhiều lao động giản đơn, thiếu lao động có trình độ, tay nghề. Như vậy, trước ngưỡng cửa của nền kinh tế tri thức, những thách thức đặt ra cho lao động Việt Nam nói chung, lao động Thành phố Trà Vinh nói riêng đòi hỏi sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong chính sách giáo dục và đào tạo cũng như sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của bản thân trong việc học tập để nâng cao tay nghề và tìm kiếm việc làm.
Tất cả chúng ta ai cũng muốn làm một công việc có thu nhập cao, ổn định. Nhưng không phải tất cả mọi người đều có cơ hội tìm được việc làm.
Một công việc có thu nhập cao tất yếu đòi hỏi trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của người đó cũng phải tương ứng. Điều này ngoài những chính
h
sách của Nhà nước còn phụ thuộc rất lớn vào sự nỗ lực bản thân của người lao động.
Trong thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển thì luôn tiềm ẩn những biến động không lường và ảnh hưởng của nó là không nhỏ. Những người nào không đủ khả năng vượt qua khó khăn tất yếu sẽ bị đào thải khỏi thị trường lao động. Và họ lại bắt đầu cuộc tìm kiếm việc làm mới. Chính vì vậy, không ngừng học tập nâng cao trình độ là cách hữu hiệu trong việc tìm kiếm việc làm. Đó không chỉ là đầu tư cho riêng người lao động mà còn góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội.
Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng biểu hiện trình độ phát triển của mỗi nước. Ngày nay, giáo dục có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống con người. Nó không chỉ là sản phẩm của xã hội mà đã trở thành nhân tố tích cực, động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người.
Phát triển giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, được thể hiện trong chiến lược phát triển đất nước, trong chính sách của các quốc gia. Đảng và Nhà nước ta đã đặt giáo dục ở vị trí cao. Nghị quyết Trung ương 2 khoá IIX đã xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
Giáo dục theo nghĩa rộng là tất cả các dạng học tập của con người nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng của con người trong suốt cả cuộc đời. Giáo dục nghề và giáo dục đại học (đào tạo) vừa giúp người học có kiến thức đồng thời còn giúp cung cấp tay nghề, kỹ năng chuyên môn. Với mỗi trình độ đào tạo nhất định, người được đào tạo biết được họ phải đảm nhận những công việc gì? Yêu cầu kỹ năng cũng như chuyên môn nghề nghiệp phải như thế nào?
Giáo dục tạo ra lực lượng lao động có trình độ, có kỹ năng làm việc với năng suất cao là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
h
Hiện nay, những thách thức mới đối với lao động đòi hỏi sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong chính sách giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009 xảy ra có tác động rất lớn tới việc làm của người lao động, đòi hỏi người lao động phải tìm hiểu và nắm bắt nhiều hơn về pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của mình. Từ đó giúp họ chủ động hơn trong tìm việc, tạo việc làm và làm việc. Ngoài ra, trong suốt quá trình lao động người lao động luôn có sự thay đổi trong nghề nghiệp của mình. Chính vì vậy, đòi hỏi các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động để ngoài nghề đang làm, lao động còn có thêm nghề dự phòng.
Bên cạnh việc đảm bảo nguồn lực với số lượng chất lượng đáp ứng yêu cầu công việc thì việc phát triển công nghệ là yếu tố quan trọng trong việc đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp. Công nghiệp hóa với xu hướng trí thức hóa công nhân, chuyên môn hóa lao động, giảm bớt lao động chân tay nặng nhọc.
Ngày nay để công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn nói riêng và công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nói chung thì việc thiếu lao động và trình độ chuyên môn hóa cao và thừa lao động trình độ thấp rất nhiều đã gây ra sức ép việc làm lớn. Nếu bên cạnh việc nâng cao trình độ cho người lao động mà kết hợp với việc áp dụng thành tựu khoa học trong sản xuất thì sẽ tạo ra những chỗ làm việc hợp lý. Ngược lại, nếu nhà nước có những chính sách tạo việc làm cho người lao động mà họ thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức chuyên môn thì chương trình tạo việc làm sẽ không đạt hiệu quả nữa.
b. Sức khỏe
Sức khỏe là yếu tố rất quan trọng đối với người lao động, không chỉ tạo ra khả năng làm việc, tăng thu nhập, mà còn góp phần cải thiện cuộc sống.
Như vậy, vấn đề nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung là yêu cầu cần thiết
h
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Sức khỏe vừa là mục đích, vừa là điều kiện của sự phát triển nên yêu cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho lao động là đòi hỏi chính đáng mà xã hội cần đảm bảo.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của lao động, từ điều kiện chăm sóc, nghỉ ngơi, vấn đề sức khỏe sinh sản, chế độ dinh dưỡng trong gia đình, đến những điều kiện làm việc và môi trường sinh sống, nếu được cải thiện tốt sẽ có tác động tích cực đến quá trình lao động, cống hiến của lao động.
Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, chế độ làm việc cho lao động, cần phải có sự quan tâm hơn nữa của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự quan tâm của các cơ quan chuyên trách về vấn đề này như y tế, tổ chức công đoàn, tiền lương, bảo hiểm… Đồng thời, Nhà nước cần nâng cao hơn nữa hiệu lực của Luật Lao động, tăng cường, đầu tư thêm các cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ quan, xí nghiệp trong phạm vi quản lý để giảm thiểu môi trường làm việc độc hại cho công nhân lao động, có thêm những chính sách, chế độ ưu tiên cần thiết cho công nhân viên chức, đặc biệt là khi hoạt động trong môi trường độc hại. Nói rộng hơn, phải lồng ghép giới trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành; phải nghiên cứu và hiểu rõ những đặc điểm của lao động thì Nhà nước, mà cụ thể là các nhà hoạch định chính sách mới có thể đề xuất những giải pháp phù hợp để tạo việc làm cho người lao động.
1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG