CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ TRÀ VINH, TỈNH TRÀ VINH
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
2.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội
Giá trị tổng sản phẩm nội địa năm 2010 so với 2009 tăng 12,3%, trong đó nông nghiệp tăng 3,43%, lâm nghiệp tăng 14,21%, thủy sản tăng 9,45%, công nghiệp tăng 12,24%, xây dựng tăng 25,14% và dịch vụ tăng 19,61%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng giá trị nông –
h
lâm – ngư nghiệp chiếm 43,85%, công nghiệp – xây dựng chiếm 23,59%, dịch vụ đạt 32,56%. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là 140 triệu USD, tăng bình quân 26,42% hàng năm.
Năm 2012 tốc độ tăng trưởng trung bình của GDP là 20%: Trong đó:
Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là 23%, công nghiệp xây dựng là 11%, thương mại dịch vụ là 20%.
Tỷ lệ trẻ em đi học trong độ tuổi bậc tiểu học đạt 99,5%, bậc trung học cơ sở đạt 94%, trung học phổ thông 68,5%. Đội ngũ giáo viên từng bước bổ sung về số lượng và nâng dần về chất lượng. Cơ sở vật chất phục vụ dạy học được đầu tư thêm, có khoảng 452 trường học và trung tâm dạy nghề.
Mạng lưới đào tạo: Tỉnh có Trường đại học Trà Vinh, Trường Cao đẳng Y tế, Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật, Trường trung cấp nghề, Trung tâm ngoại ngữ - tin học và 10 cơ sở dạy nghề, 02 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, 04 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 24 Trường trung học phổ thông.
Bên cạnh lao động được đào tạo có tay nghề, là nguồn lao động tốt cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là trong các ngành có nhu cầu sử dụng lao động thì còn một lượng lớn lao động phổ thông, chưa qua đào tạo bài bản, còn phần lớn những người ít được hưởng các công trình phúc lợi xã hội, không được tiếp cận rộng rãi với giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, không có khả năng tích lũy, thiếu và mất việc làm và buộc phải di cư ra thành phố làm thuê với giá lao động rẻ mạt. Thu nhập thấp, mất đất, không có việc làm.
Khoảng cách thu nhập, chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn là rất lớn.
Kinh tế tỉnh Trà Vinh đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, có điểm xuất phát thấp, nền kinh tế còn phát triển ở mức thấp, chưa có tích lũy. Đại bộ phận các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chưa thích ứng với cơ chế thị
h
trường, chưa có những sản phẩm mũi nhọn, chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch rõ nét theo hướng dịch vụ, du lịch, thương mại – công nghiệp.
Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010 – 2012
(Đơn vị tính: %)
Cơ cấu kinh tế 2010 2011 2012
1. Nông nghiệp 50,81 47,58 47,55
2. Công nghiệp, xây dựng 20,84 21,29 19,68
3. Dịch vụ 28,35 31,13 32,77
Tổng cộng 100 100 100
( Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Trà Vinh)
Hình 2.1 Cơ cấu kinh tế tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010 – 2012
Doanh nghiệp là chủ thể quan trọng của nền kinh tế đất nước trong thời kỳ toàn cầu hóa, tạo công ăn việc làm cho đại bộ phận người lao động. Nhiệm vụ chính của công tác giải quyết việc làm là cùng với doanh nghiệp ngồi với nhau bàn kế sách để phát triển tạo việc làm cho xã hội
h
Bảng 2.2 Số lượng doanh nghiệp phân theo ngành nghề trong tỉnh (Đơn vị tính: doanh nghiệp)
Năm 2010 2011 2012
Ngành Thương mại – dịch vụ 260 598 286
Ngành công nghiệp 622 754 1135
Ngành xây dựng 310 255 365
Tổng cộng 1192 1607 1786
(Nguồn: Phòng thống kê Tỉnh Trà Vinh)
Những năm gần đây với sự phát triển ổn định của nền kinh tế, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được nâng lên, số lượng doanh nghiệp tại Tỉnh Trà Vinh không ngừng gia tăng qua 3 năm. Theo số liệu thống kê năm 2012, tổng số doanh nghiệp hiện có trên địa bàn là 1786 doanh nghiệp, trong đó số lượng doanh nghiệp ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất là 63,55%, doanh nghiệp ngành xây dựng chiếm 20,44% và doanh nghiệp ngành thương mại – dịch vụ chiếm 16,01%.
Hình 2.2 Số lượng doanh nghiệp trong tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010 – 2013
Doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh tăng về số lượng tạo việc làm cho lao động tỉnh nên đã có tác động tích cực đến nâng cao thu nhập và cải
h
thiện đời sống cho bộ phận đáng kể dân cư, góp phần tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác.
Bảng 2.3 Số lượng doanh nghiệp phân theo loại hình trong tỉnh (Đơn vị tính: doanh nghiệp)
Năm 2010 2011 2012
Doanh nghiệp nhà nước 25 20 18
Doanh nghiệp tập thể 69 94 102
Doanh nghiệp tư nhân 665 988 1015
Công ty TNHH 365 420 547
Công ty cổ phần 50 72 92
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài 18 13 12
Tổng cộng 1192 1607 1786
(Nguồn: Phòng thống kê Tỉnh Trà Vinh) b. Đặc điểm Xã hội
Bảng 2.4 Diện tích và dân số của Thành phố Trà Vinh
(Đơn vị tính: km2 , người) Năm Diện tích
(km2)
Dân số (người)
Nông thôn
Thành thị
Tỷ lệ DS Thành thị
2008 68,035 98,870 17,405 81,473 82.40
2009 68,160 100,043 17,152 82,891 82.86
2010 68,160 101,174 17,323 83,851 82.88
2011 68,160 102,506 17,622 84,884 82.81
2012 68,160 102,830 17,566 85,264 82.92
(Nguồn số liệu: Niên Giám thống kê tỉnh Trà Vinh, 2012)
Đến cuối năm 2008, dân số toàn Thành phố là 98.870 người, trong đó dân số thành thị chiếm 82,40%, dân số nông thôn chiếm 17,60% dân số toàn Thành phố, tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2005-2008 là 1,04%/năm.
h
Kết quả điều tra dân số năm 2009 dân số của Thành phố là 100,043 người và cuối năm 2012 dân số Thành phố đạt 102,830 người, với mức tăng bình quân là 1,02 %/năm thời kỳ 2009-2012.
Hình 2.3 Dân số Thành phố Trà Vinh giai đoạn 2008 -2012
Bảng 2.5 Diện tích, dân số và mật độ dân của Thành phố Trà Vinh
(Đơn vị tính: km2 , người) Năm 2012 Diện tích Km2 Dân số (người) Mật độ dân số
1. Phường 1 2.53 11,243 4,444
2. Phường 2 0.29 4,147 14,300
3. Phường 3 0.17 3,849 22,641
4. Phường 4 1.56 9,891 6,340
5. Phường 5 2.27 7,525 3,315
6. Phường 6 1.02 12,099 11,861
7. Phường 7 5.87 17,224 2,934
8. Phường 8 3.60 8,536 2,371
9. Phường 9 11.76 10,750 914
10. Xã Long Đức 39.09 17,566 449
Tổng 68.16 102,830 1,521
h
Mật độ dân số trung bình năm 2012 là 1,521 người/km2. Dân cư Thành phố Trà Vinh phân bố không đều giữa các phường, xã, tập trung chủ yếu ở xã Long Đức 17.566 người, thưa nhất là Phường 3.849 người.
Trà Vinh có 4 dân tộc cùng chung sống là: Kinh, Hoa, Khmer và Ấn.
Trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 69%, dân tộc Khmer 30%, còn lại 1% là dân tộc Hoa và dân tộc Ấn. So với các huyện trong Tỉnh, Thành phố Trà Vinh là một trong bốn huyện (Thành phố Trà Vinh, Trà Cú, Châu Thành, Cầu Kè) có tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer đông nhất.