Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động ở thành phố trà vinh, tỉnh trà vinh (Trang 70 - 74)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ TRÀ VINH, TỈNH TRÀ VINH

2.3. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ TRÀ VINH

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Với vị trí tự nhiên thuận lợi, Thành Phố Trà Vinh có cơ hội giao thương về kinh tế với các tỉnh và thành phố lân cận, có điều kiện tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Nguồn lao động dồi dào và có xu hướng tăng, có ưu thế về lao động trẻ và chất lượng lao động dần được nâng lên. Lực lượng lao động cần cù, chịu khó là tiềm năng về nguồn nhân lực của Thành phố. Với những lợi thế so sánh, cơ chế chính sách thoáng mở sẽ là những thời cơ cho phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề xã hội như lao động, việc làm, xóa đói, giảm nghèo…

Vấn đề việc làm được giải quyết theo chiều hướng ngày càng tốt hơn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh được giữ vững. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao đã tác động tích cực đến vấn đề giải quyết việc làm. Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nhất là trong những năm gần đây đã thu hút nhiều lao động

Ngoài nguyên nhân khách quan tăng trưởng kinh tế tạo ra nhiều việc làm mới thì việc xây dựng và thực hiện có hiệu quả các Chương trình, dự án trên địa bàn như Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và giảm nghèo; Dự

h

án nâng cao năng lực đào tạo nghề, Dự án đào tạo nghề cho nông thôn… đã phát huy trong thực tế, tác động tích cực trong vấn đề giải quyết việc làm.

Trà Vinh đã quan tâm đến việc thành lập và phát huy tác dụng của Trung tâm giới thiệu việc làm; Hàng năm Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh phối hợp tổ chức các sàn giao dịch việc làm, góp phần đáng kể giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Hoạt động này đã mang lại hiệu quả thiết thực và trở thành địa chỉ tin cậy của các nhà tuyển dụng và người tìm việc, đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin về cung - cầu lao động và các thông tin liên quan đến lao động - việc làm, đào tạo nghề, quan hệ lao động. Đặc biệt đã tổ chức kết nối và giải quyết chỗ làm việc trực tiếp cho người lao động.

Phòng lao động TB & XH và Phòng Kế hoạch & Đầu tư đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc tham mưu cho ban chỉ đạo và Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức triển khai đề án, chỉ thị trên địa bàn Thành phố.

Từng bước đa dạng hóa lĩnh vực đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng và giải quyết việc làm, đáp ứng một phần yêu cầu về nguồn lao động cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tạo sự gắn kết giữa chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo, xuất khẩu lao động và các mục tiêu xã hội khác.

Ngày càng thu hút được nhiều các doanh nghiệp lớn tham gia vào công tác đào tạo nghề, các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia đào tạo nghề miễn phí các nghề có thời gian đào tạo dưới 3 tháng cho người lao động và giải quyết việc làm ổn định cho người lao đông sau khi hoàn thành khóa học nghề tại doanh nghiệp, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước khoảng 7,5 tỷ đồng/năm (1.200.000đ/người/khóa).

Vai trò của Nhà nước chuyển từ tạo việc làm trực tiếp sang gián tiếp thông qua các chính sách, nguồn lực hỗ trợ, đặc biệt thông qua Chương trình

h

mục tiêu quốc gia về việc làm. Trong những năm qua, Chương trình đã có sự lồng ghép hiệu quả với các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác, thực hiện các dự án về tín dụng việc làm với lãi suất ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, gắn dạy nghề với tạo việc làm, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, nâng mức cho vay vốn GQVL bình quân từ 3 triệu lên 15 triệu /lao động. Tạo và tự tạo việc làm cho từ 3 đến 4 nghìn lao động/năm. Đồng thời, qua việc thực hiện Chương trình đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của người dân và của xã hội về giải quyết việc làm; người lao động ngày càng chủ động, năng động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, không thụ động, trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ trực tiếp từ Nhà nước. Bên cạnh đó, với mong muốn hợp tác với tất cả các nước trên tinh thần hòa bình, hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi, chúng ta đã và đang thực hiện tốt hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, coi đây là một trong những kênh quan trọng để giải quyết việc làm (bình quân từ 100 – 120 lao động/năm), xóa đói, giảm nghèo cho người dân, đem lại cơ hội lớn trong việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài.

Hằng năm đã giải quyết việc làm cho từ bình quân 3.500 lao động, tận dụng tối đa nguồn nhân lực cho phát triển của Thành phố, nâng tổng số lao động được giải quyết việc làm (năm 2008 - 2012) từ 41 ngàn lao động lên trên 47 ngàn lao động. Giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 21% xuống còn 14%. Lao động Thành phố Trà Vinh là lao động trẻ ( tuổi 15-34) chiếm tỷ lệ trên 50% lực lượng lao động, đây thực sự là nguồn lao động tiềm năng lớn cho Thành phố trong việc phát huy nội lực để phát triển.

Đến nay thành phố đã có trung tâm giới thiệu việc làm thuộc sở và 5 Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm cấp huyện có hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động.

h

Chính sách thu hút đầu tư của tỉnh về phát triển doanh nghiệp tính đến nay Thành phố có trên 385 doanh nghiệp (trong đó có 21 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với 33 dự án, tổng vốn đầu tư 106,9 triệu USD, tạo việc làm cho 18.501 lao động. Có 11 doanh nghiệp sử dụng lao động là người nước ngoài, tổng số 328 lao động). Tiền lương bình quân của 01 lao động làm việc tại khu vực này vào thời điểm 6/2012 là 3 triệu đồng/tháng.

Công tác Bảo hộ lao động - An toàn vệ sinh lao động ngày càng được quan tâm hơn riêng năm 2011 toàn Thành phố mở 86 lớp về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ với tổng số 6.698 người tham dự. Số vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn với tỷ lệ thấp (năm 2000 có 6 vụ/ 400 doanh nghiệp, năm 2011 có 10 vụ/1.400 doanh nghiệp). Trong năm 2011 và đầu năm 2013 Thành phố đã xây dựng và triển khai Đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người sử dụng lao động và người lao động từ nguồn kinh phí địa phương với tổng số tiền 399 triệu đồng, có trên 35 ngàn người được tuyên truyền.

Trình độ lao động ngày càng được nâng lên: Lao động qua đào tạo chung năm 2008 chiếm 9,09% trong đó lao động qua đào tạo nghề là 5,52% Đến năm 2012 lao động qua đào tạo chung chiếm 34% trong đó lao động qua đào tạo nghề là 29,91%.

Qua các chính sách hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề, các thông tin về thị trường lao động, các phiên giao dịch việc làm của Thành phố tổ chức đã có 1.070 lao động được giới vào làm việc cho các doanh nghiệp ngoài nước, có 628 người đi xuất khẩu lao động; giải quyết việc làm mới cho 9.508 lao động góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo trên địa bàn Thành phố còn 18,9%

năm 2012.

h

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải quyết việc làm cho lao động ở thành phố trà vinh, tỉnh trà vinh (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)