Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu nhập dữ liệu sơ cấp
* Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc các hành vi ứng xử của con người. Bằng phương pháp này người nghiên cứu có thể thu thập thông tin trực tiếp bằng các giác quan hướng đến bộ phận công tác quản trị khoản phải thu của Tổng công ty Viễn thông MobiFone với mục đích nhất định. Phương pháp này thường được dùng kết hợp với các phương pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác của dữ liệu thu thập. Tác giả trong quá trình quan sát có thể sử dụng giác quan trực tiếp hoặc các phương tiện hỗ trợ như: camera, máy ghi âm để thu thập số liệu.
h
31
Quy trình thực hiện phương pháp quan sát của tác giả:
Bước 1: Đối tượng quan sát: công tác quản trị khoản nợ phải thu tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
Bước 2: Thời gian và địa điểm quan sát: giờ hành chính các ngày trong tuần, từ tháng 3.2022 đến tháng 9.2022 tại trụ sở Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
Bước 3: Quan sát trực tiếp các hoạt động tại các bộ phận liên quan đến hoạt động quản trị nợ phải thu của Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
Bước 4: Thu thập thông tin về các khoản nợ phải thu, đồng thời ghi chép và kiểm tra các dữ liệu đã thu thập.
Kết quả thu thập dữ liệu sơ cấp:
- Quy trình hình thành các khoản nợ phải thu - Đặc điểm, biến động của các khoản nợ phải thu
- Các công việc liên quan đến công tác quản trị nợ phải thu tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
* Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp (personal interviews) - Khái niệm:
Là tiếp xúc trực tiếp để phỏng vấn. Kiểu phỏng vấn này tạo quan hệ gần gũi giữa người phỏng vấn và người bị phỏng vấn, người phỏng vấn có cơ hội quan sát phản ứng của người bị phỏng vấn và đưa ra những đối cách ứng phó, nâng cao hiệu quả phỏng vấn.
- Tính chất của phỏng vấn cá nhân trực tiếp:
Đây là một phương pháp thu thập thông tin dựa trên sơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn nêu những câu hỏi theo một chương trình định sẵn dựa trên những cơ sở dữ liệu cần thu thập cho đề tài nghiên cứu.
Khi thực hiện phương pháp thu thập dữ liệu qua phỏng vấn cá nhân trực tiếp, tác giả điều tra đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn, đồng thời trong quá trình phỏng vấn tác giả sử dụng camera và máy ghi âm để ghi lại toàn bộ nội dung phỏng vấn, lưu trữ kết quả để làm cơ sở bổ sung lý luận, nghiên cứu đánh giá tình hình thực tế liên quan đến đề tài.
h
32
Áp dụng khi hiện tượng nghiên cứu phức tạp, cần phải thu thập nhiều dữ liệu;
khi muốn thăm dò ý kiến đối tượng qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể trả lời nhanh được…
- Phỏng vấn cá nhân trực tiếp tác giả sử dụng theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của đề tài: Xây dựng bộ danh mục các hồ sơ cần thu thập cho việc nghiên cứu của đề tài “Kiểm soát thu hồi công nợ phải thu khách hàng tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone”. Từ bộ danh mục xây dựng tiến hành các bước thu thập hồ sơ.
Bước 2: Tiến hành hẹn làm việc trực tiếp với cán bộ đơn vị Kế toán, Kinh doanh, Kỹ thuật của Trung tâm MDS.
Bước 3: Thiết lập bảng hỏi sẵn để phỏng vấn trực tiếp các vấn đề liên quan của đề tài nghiên cứu.
Bước 4: Tác giả gửi bộ danh mục hồ sơ cần thu thập tới đại diện của Trung tâm MDS
Bước 5: Tổng hợp, rà soát đánh giá từ những kết quả thu được, đảm bảo các điều kiện cần và đủ cho việc nghiên cứu thì tiến hành phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cho vấn đề nghiên cứu.
+ Đối tượng phỏng vấn và phương pháp phỏng vấn:
Các đối tượng của cuộc phỏng vấn bao gồm:
Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh
Trưởng phòng kỹ thuật của Trung tâm MDS
Trưởng phòng Quảng cáo và giải pháp di động
Trưởng phòng Dịch vụ Tài chính và Thanh toán di động
Trưởng phòng tài chính kế toán
Kế toán trưởng
Nhân viên kế toán công tác quản trị nợ phải thu Tác giả sử dụng các phương pháp phỏng vấn như sau:
Theo nội dung phỏng vấn: phỏng vấn tiêu chuẩn (câu hỏi cố định không thay đổi); phỏng vấn không tiêu chuẩn (xoay quanh một đề tài, câu hỏi tự do, linh
h
33
hoạt nhưng mất nhiều thời gian); phỏng vấn bán tiêu chuẩn (xoay quanh một đề tài, câu hỏi định trước nhưng có thể thay đổi, không cứng nhắc nhưng dễ lạc đề); phỏng vấn sâu (phát hiện mâu thuẫn: hỏi đến tận cùng vấn đề, giải quyết được mâu thuẫn nhưng thiếu tính phổ quát).
Theo đối tượng phỏng vấn: Phỏng vấn cá nhân (thông tin mang tính cá biệt); phỏng vấn nhóm (nhanh, dễ bị hiệu ứng đám đông).
+ Các câu hỏi được sử dụng trong khi phỏng vấn
Ngoài các câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân như tên tuổi, chức vụ, số năm công tác, vị trí công tác, các câu hỏi chính được sử dụng liên quan đến việc quản trị nợ phải thu tại Công ty bao gồm:
Anh/chị đánh giá như thế nào về công tác quản trị khoản nợ phải thu của công ty trong 3 năm 2021-2022
Khoản phải thu nào là chủ yếu trong kết cấu các khoản phải thu của công ty may Tổng công ty Viễn thông MobiFone?
Chính sách bán háng của công ty như thế nào?
Các nhóm khách hàng chính của công ty và tiêu chí phân loại khách hàng như thế nào?
Quy trình, chính sách cấp tín dụng của công ty?
Quy trình tổ chức hạch toán kế toán các khoản nợ phải thu tại công ty?
Nguyên nhân nào dẫn đến các khoản nợ phải thu khó đòi?
Các khó khăn trong quá trình thu hồi nợ phải thu tại công ty và nguyên nhân?
Các hạn chế trong việc quản trị nợ phải thu tại công ty, nguyên nhân và giải pháp theo ý kiến của anh/chị?
Anh/chị có thể cho biết định hướng hoạt động quản trị khoản phải thu của công ty trong thời gian tới là gì?
Anh/chị có thể cho biết mô hình quản trị khoản phải thu của công ty trong thời gian tới là gì?
Phần bảng hỏi chi tiết và kết quả phỏng vấn được thực hiện nằm ở phụ lục của luận văn này.
h
34 + Kết quả của việc phỏng vấn bao gồm:
Các tài liệu liên quan đến hoạt động quản trị nợ phải thu của Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
Các báo cáo tài chính của công ty cổ phần may Tổng công ty Viễn thông MobiFone qua các năm 2020-2022;
Các báo cáo phân tích, đánh giá hoạt động tài chính của Tổng công ty Viễn thông MobiFone;
Các nhận xét, đánh giá về những thành tựu và hạn chế của công tác quản trị tài chính nói chúng và công tác quản trị nợ phải thu nói riêng của Tổng công ty Viễn thông MobiFone. Từ đó, tìm hiểu được một vài ý kiến cá nhân đóng góp vào việc hoàn thiện công tác quản trị khoản nợ phải thu của Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
Bằng phương pháp này, thông tin về các khoản nợ phải thu mà tác giả thu thập được rất sâu sắc và rộng rãi hơn so với điều tra bằng bảng hỏi.