Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu
Để xử lý được các số liệu thứ cấp thu thập được, luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp đồ thị... và công cụ Excel để tính toán.
2.3.1. Phương pháp thống kê
Là việc thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định. Tùy vào đặc điểm thông tin và dữ liệu mà vấn đề nghiên cứu có liên quan. Các bước tác giả đã sử dụng trong phương pháp thống kê bao gồm:
a) Thu thập và xử lý số liệu
Số liệu thu thập được về tình hình tài chính, các khoản nợ phải thu để phục vụ đề tài nghiên cứu rất nhiều và hỗn độn, nhiều thông tin gây nhiễu, chưa phù hợp hoặc chưa đáp ứng được cho quá trình nghiên cứu.
Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, số liệu thu thập phải được được tác giả xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán các chỉ tiêu; kết quả có được sẽ giúp tác giả khái quát được đặc trưng của tổng thể vấn đề nghiên cứu.
b) Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng
Bằng phương pháp này, tác giả đã phát hiện ra vấn đề liên quan đến khoản nợ phải thu tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone. Từ đó xác định mối liên hệ giữa các đối tượng với nhau như: mối liên hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận; mối liên hệ giữa quy mô khoản nợ phải thu và các yếu tố tác động đến hiệu quả quản trị khoản nợ phải thu như lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái; mối liên hệ vòng quay vốn của công ty với vòng quay vốn của các ngành, mối liên hệ giữa chính sách tín dụng và mô hình quản trị khoản nợ phải thu trong Tổng công ty Viễn thông MobiFone...
từ đó dự đoán được rủi ro và kiến nghị được các biện pháp phòng tránh rủi ro phát sinh từ các khoản nợ phải thu .
Trong đề tài, để đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị khoản nợ phải thu của Tổng công ty Viễn thông MobiFone, tác giả xem xét hiệu quả hoạt động quản trị khoản nợ phải thu qua nhiều năm có đạt được mục tiêu đề ra không thông hoạt động
h
37
lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, cải tiến điều chỉnh công tác thu hồi nợ.
2.3.2. Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tổng hợp, cácchỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động.
Khi phân tích có thể chi tiết chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo các hướng khác nhau theo bộ phận cấu thành, theo thời gian và theo địa điểm phát sinh.
Sau đó, mới tiến hành xem xét, so sánh mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận đến tổng thể cũng như xem xét độ thực hiện và kết quả đạt được trong từng thời gian hay mức độ đóng góp của từng bộ phận.
Việc xem xét chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo bộ phận cấu thành giúp các nhà quản lý đánh giá được chính xác vai trò và vị trí của từng bộ phận, các nhà quản lý sẽ có những quyết định kịp thời, sát thực với tình hình cụ thể để chỉ đạo sát sao cũng như giải quyết các tình huống phát sinh.
Trong đề tài, tác giả tập trung phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu về biến động Khoản nợ phải thu, Tài sản, Nguồn vốn, phân tích Doanh thu, Chi phí và lợi nhuận, khả năng hoạt động và chính sách tín dụng của doanh nghiệp.
2.3.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích.
Để áp dụng phương pháp so sánh và phân tích, trước hết phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là tuỳ thuộc và mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian và không gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện. Đề tài lấy các chỉ tiêu của năm liền trước là chỉ tiêu cơ sở, các chỉ tiêu của năm 2021, 2020, 2021, 2022 là chỉ tiêu phân tích được so sánh với chỉ tiêu gốc của năm cơ sở tương ứng.
h
38
Mục tiêu của việc so sánh là nhằm xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích.
- Mức biến động tuyệt đối là kết quả của việc so sánh trị số của hai chỉ tiêu của kỳ thực tế với kỳ gốc.
- Mức biến động tương đối là kết quả so sánh trị số chỉ tiêu của kỳ này với kỳ gốc, nhưng đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu liên quan, mà chỉ tiêu này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.
- Luận văn thực hiện việc so sánh mức biến động tuyệt đối và tương đối của các chỉ tiêu về khoản nợ phải thu, tài sản, nguồn vốn, khả năng thanh toán... của Tổng công ty Viễn thông MobiFone nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi tình hình các khoản nợ phải thu, chính sách tín dụng của công ty, đánh giá hoạt động quản trị khoản nợ phải thu và hoạt động quản trị tài chính trong hoạt động SXKD. So sánh số liệu về các chỉ số đánh giá hiệu quả quản trị khoản nợ phải thu của công ty với số liệu trung bình ngành may mặc nhằm khai thác, đánh giá tình hình quản trị tài chính và hoạt động SXKD của công ty là tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan.
Luận văn có sử dụng cả so sánh chiều ngang và chiều dọc. So sánh chiều ngang trên các báo cáo tài chính, đối chiếu tình hình biến động của các khoản nợ phải thu qua đó xác định biến động về quy mô khoản nợ phải thu, dự đoán các rủi ro về khoản nợ phải thu, áp dụng mô hình quản trị khoản nợ phải thu hợp lý và hiệu quả trong các năm 2021-2022 và giai đoạn 2022-2025. So sánh chiều dọc là việc so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị khoản nợ phải thu thể hiện thay đổi trong mối tương quan giữa rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp để hình thành chính sách tín dụng hợp lý cho doanh nghiệp.
2.3.4. Phương pháp đồ thị
Luận văn sử dụng các biểu đồ nhằm phản ánh quy mô, kết cấu của các chỉ tiêu liên quan đến các khoản nợ phải thu, sử dụng các đồ thị phản ánh sự biến động của các khoản nợ phải thu, doanh thu, lợi nhuận, các hệ số đánh giá hiệu quả quản trị khoản nợ phải thu của Tổng công ty Viễn thông MobiFone. Phân tích dữ liệu là quá trình phân chia dữ liệu của đối tượng nghiên cứu thành những mục, yếu tố cấu
h
39
thành đơn giản hơn để nghiên cứu. Từ đó phát hiện ra đặc điểm, bản chất của từng yếu tố đó để chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tập từ những yếu tố bộ phận.
Từ dữ liệu thu thập được, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích trong nhiều nội dung của luận văn. Nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho công tác Kiểm soát thu hồi công nợ phải thu khách hàng tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone, tác giả chia các dữ liệu đã thu thập được thành các nhóm và phân tích dữ liệu để rút ra cơ sở lý luận cho luận án. Tác giả làm tương tự với các số liệu thực tế để đánh giá được công tác Kiểm soát thu hồi công nợ phải thu khách hàng tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã và đang như thế nào.
Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích. Tuy là quá trình ngược nhưng tổng hợp lại hỗ trợ quá trình phân tích để tìm ra cái tổng thể chung. Trên cơ sở phân tích từng yếu tố, nhà nghiên cứu phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Sử dụng phương pháp tổng hợp giúp tác giả đưa ra những nhận định và đánh giá mang tính khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn. Tác giả đã tóm tắt, tổng quan lại những vấn đề chính có liên quan đến cơ sở lý luận và nội dung nói chung của công tác Kiểm soát thu hồi công nợ phải thu khách hàng tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone. Từ những phân tích, đánh giá về các tiêu chí, thực trạng chi phí quản lý kinh doanh tại MobiFone giai đoạn 2020-2022, cho kết quả và những hạn chế cần khắc phục trong công tác quản trị chi phí, đồng thời đưa ra kết luận.
Phương pháp phân tích và tổng hợp được thực hiện xen kẽ, kết hợp và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc nhà nghiên cứu sử dụng một cách đúng đắn cách thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Khả năng liên kết các kết quả cụ thể trong nghiên cứu tổng hợp từ sự phân tích, trừu tượng hoá, khái quát hoá giúp làm rõ được về mặt định tính từ nhiều khía cạnh định lượng khác nhau có vai trò rất quan trọng.
Phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu được tác giả sử dụng nhiều trong
h
40
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và hoàn thiện công tác Kiểm soát thu hồi công nợ phải thu khách hàng tại Doanh nghiệp thương mại dịch vụ và Chương 3: Thực trạng công tác Kiểm soát thu hồi công nợ phải thu khách hàng tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone. Đặc biệt trong Chương 3, tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị thu hồi công nợ.
Từ kết quả phân tích thực trạng, tác giả đánh giá những mặt ưu và nhược của công tác quản trị chi phí, các kết quả, hạn chế cần khắc phục.
h
41