Đánh giá tình hình quản lý công nợ phải thu tại MDS MobiFone

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) kiểm soát thu hồi công nợ phải thu khách hàng tại tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 74 - 79)

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THU HỒI CÔNG NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ SỐ MOBIFONE -

3.3. Tình hình quản lý công nợ phải thu tại MDS MobiFone

3.3.7. Đánh giá tình hình quản lý công nợ phải thu tại MDS MobiFone

Công tác quản lý công nợ phải thu tại công ty diễn ra một cách chặt chẽ, nhịp nhàng, theo một trình tự nhất định đem đến hiệu quả cao trong quản lý vì thế công ty đã kiểm soát được những khoản phải thu, hạn chế tối đa những khoản nợ khó đòi.

Với số lượng khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân tăng lên cả về số

h

65

lượng và doanh thu nhưng trong các năm 2020, 2021, 2022 Đơn vị đã tổ chức kiểm soát chặt chẽ tình hình thu hồi công nợ phải thu hiệu quả, tuy còn phát sinh các khoản nợ quá hạn nhưng không phải xử lý bất cứ khoản nợ xấu không thu được nào trong khi doanh thu cung cấp dịch vụ vẫn tăng lên qua các năm. Năm 2022, doanh thu dịch vụ NTCSKH tăng gấp 11 lần so với năm 2012 là năm đầu tiên đơn vị đưa sản phầm dịch vụ ra cung cấp trên thị trường. Việc thu hồi hiệu quả công nợ phải thu góp phần tình hình tài chính của đơn vị lành mạnh, giảm chi phí dự phòng nợ xấu, giảm chi phí xóa nợ làm tăng lãi của đơn vị, dòng tiền nhận được kịp thời giúp tăng lãi hoạt động tài chính của doanh nghiệp và đảm bảo tình tình thanh khoản, tình hình thanh toán, đầu tư, mua hàng tại doanh nghiệp

Đơn vị luôn nhận được sự tín nhiệm của khách hàng đầu ra cũng như những khách hàng đầu vào. Từ đó công việc kinh doanh của công ty cũng diễn ra thuận lợi hơn và phát triển.

3.3.7.2. Hạn chế trong quản lý:

- Thông tin từ thị trường: Việc nghiên cứu đánh giá thị trường và dự báo biến động trên thị trường từ đó phân tích đánh giá nguyên nhân thực sự là vấn đề gì từ đó đưa ra chính sách phù hợp. Tuy nhiện tình hình biến động trên thị trường như nhu cầu của khách hàng, chính sách của đối thủ, chính sách kinh tế vĩ mô, các sản phẩm thay thế, … đặc biệt trong tình hình diễn biến dịch Covid tác động như thế nào ảnh hưởng tới dự báo về thị trường, có những dự báo, kế hoạch không còn phù hợp

- Thông tin từ khách hàng: Hạn chế lớn trong quản lý công nợ phải thu ở công ty chính là những thông tin từ phía khách hàng. Đôi khi những thông tin này không chính xác do khách hàng không muốn cung cấp cụ thể tình hình hoạt động kinh doanh thực tế ở doanh nghiệp của mình nhằm tranh thủ được vốn của công ty.

Khi khách hàng đã cố tình không cung cấp hoặc cung cấp sai lệch tình hình tài chính thì nhân viên trong công ty cũng khó có thể phát hiện ra được do hạn chế trong việc tiếp cận thông tin làm cơ sở thẩm định đánh giá về tình hình thực tế của khách hàng.

Tuy công ty không phải thường xuyên xử lý các khoản nợ khó đòi nhưng vẫn

h

66

luôn phải thúc giục khách hàng trả tiền đúng thời hạn do có nhiều khách hàng muốn chiếm dụng vốn của công ty (một khoản vốn có giá rẻ) nên đã kéo dài thời gian trả nợ. Hoặc có những khách hàng mới chưa tiếp cận được với thị trường khả năng tiêu thụ hàng còn thấp nên chưa có tiền hàng trả cho công ty ngay. Trường hợp này công ty cần phải có những biện pháp hỗ trợ cho khách hàng trong thời gian đầu, tạo điều kiện cho khách hàng làm quen với thị trường từ đó giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng. Đây là khó khăn ban đầu của công ty khi tiếp cận với khách hàng mới nhưng cũng là cơ hội để công ty thu hút thêm nhiều khách hàng mới mở rộng thị phần của công ty.

- Chính sách sản phẩm: Đơn vị đưa ra thị trường các gói sản phẩm, qui định các mức chiết khấu tương ứng với khối lượng giao dịch đối với mỗi nhóm dịch vụ, mỗi lĩnh vực và áp dụng chung theo khối khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân. Tuy nhiên đơn vị chính sách sản phẩm cần đa dạng, mục tiêu hướng đến tối ưu từng khách hàng cụ thể

3.3.7.3. Nguyên nhân chẩm: Đơn vị đưa r

Các hạn chế kể trên trong công tác quản lý nợ phải thu của khách hàng tại Trung tâm MDS MobiFone xuất phát từ những hạn chế sau:

- Công ty chưa xây dựng được một mô hình quản trị rủi ro thực sự hiệu quả:

Với bối cảnh là một ngành đặc thù (sản phẩm không phải là vật chế tạo mới mà là kết quả của một quá trình truyền tin, quá trình cung cấp dịch vụ có nhiều đơn vị liên quan, tải trọng không đồng đều về mặt không gian và thời gian, chịu tác động sâu sắc của tiến bộ khoa học kỹ thuật..); đồng thời nền kinh tế vĩ mô có nhiều biến động như dịch bệnh, lạm phát,… và sức ép cạnh tranh đến từ các đối thủ trong ngành ngày càng gay gắt; MobiFone nói chung và Trung tâm MDS nói riêng cần phải xây dựng cho mình được những mô hình quản trị rủi ro phù hợp và hiệu quả trong công tác dự báo, phòng ngừa và xử lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro về tài chính, bao gồm rủi ro nợ khó đòi. Hệ thống quản trị rủi ro của công ty cần phải có sự bao trùm và phối hợp bởi tất cả những phòng ban trong doanh nghiệp, từ Ban Giám đốc đến các đơn vị trực tiếp kinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ, phòng tài chính kế toán… để

h

67

nhận diện được các yếu tố rủi ro cả vĩ mô và vi mô thông qua việc nắm bắt tối đa các thông tin thị trường, đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý vừa đạt được các mục tiêu tăng trưởng vừa hạn chế rủi ro và có những biện pháp ứng phó phù hợp với rủi ro. Một trong những công cụ hữu hiệu nhất để phòng ngừa và hạn chế rủi ro và việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ chuyên trách phù hợp với lại chưa thực sự được thành lập và vận hành hiệu quả tại Trung tâm. Đây sẽ là một trong những điểm mà Ban lãnh đạo Trung tâm cần phải chú trọng để thay đổi nhằm mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động quản trị nợ phải thu nói riêng.

- Bộ phận quan hệ khách hàng hoạt động chưa thực sự hiệu quả: Đối với một đơn vị kinh doanh, bộ phận quan hệ khách hàng là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Không chỉ đem lại doanh thu và lợi nhuận, bộ phận này còn cung cấp những thông tin sát sao nhất về tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp đối tác. Hiện nay, bộ phận quan hệ khách hàng tại công ty chủ yếu nằm tại các phòng: Dịch vụ nội dung số, Quảng cáo và giải pháp di động, phòng phát triển dịch vụ. Tại các phòng ban này, nhân sự đều được giao các chỉ tiêu rất chặt chẽ liên quan đến việc tăng trưởng kết quả kinh doanh như: Doanh số thanh toán, Số lần hỗ trợ và xử lý các yêu cầu của khách hàng, Số khách hàng tăng thêm qua hàng năm… Song các nhân sự này cũng chưa đảm bảo được việc có thể nắm bắt được trọn vẹn các thông tin của khách hàng, đặc biệt là tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong trường hợp khách hàng muốn che giấu thông tin thì các nhân sự còn thiếu các biện pháp nghiệp vụ nhằm xác minh và tái thẩm định thông tin khách hàng. Chính vì vậy, điều này đã đặt ra yêu cầu công ty phải bổi dưỡng đội ngũ nhân sự, không chỉ trong việc đầy mạnh việc tiếp thị bán sản phẩm mà còn trong việc nắm bắt thông tin khách hàng, giúp đội ngũ quản lý đưa ra các chính sách phù hợp, đồng thời mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài nhằm đảm bảo tối đa các kênh thông tin.

- Hệ thống chấm điểm khách hàng còn chưa thật sự hoàn thiện: Hiện nay, hệ

h

68

thống chấm điểm thông tin khách hàng của doanh nghiệp đã hoạt động tương đối ổn định với bộ 3 tiêu chí chấm điểm Capital – Character – Capacity cùng với nhiều tiêu chí chấm điểm chi tiết để từ đó có thể xếp hạng khách hàng và đưa ra quyết định cấp tín dụng hợp lý nhất. Tuy nhiên, hệ thống này hiện nay mới đi nhiều vào các thông tin định lượng và thiếu đi các thông tin định tính và điều này có thể dẫn tới số điểm chưa phản ánh được trọn vẹn tình hình kinh doanh của khách hàng, từ đó dẫn tới quyết định cấp tín dụng không chính xác. Để khắc phục điểm này, công ty có thể tham khảo hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng ngày càng hoàn thiện của các ngân hàng thương mại để từ đó cập nhật, hoàn thiện thêm hệ thống chẩm điểm của riêng mình. Các chỉ tiêu định tính có thể xem xét bổ sung bao gồm: Trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ với ngân hàng, các đặc điểm hoạt động khác…

Ngoài ra, công ty cũng cần kết hợp với bộ phận quan hệ khách hàng để bổ sung vào bộ chỉ tiêu này, đồng thời cập nhật được những thông tin chính xác nhất, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý công nợ tại doanh nghiệp.

h

69

Chương 4: CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ TRONG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THU HỒI CÔNG NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG

TẠI MDS MOBIFONE

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) kiểm soát thu hồi công nợ phải thu khách hàng tại tổng công ty viễn thông mobifone (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)